Sunday, October 23, 2022

CÁC TRẠI NUÔI HEO Ở VIỆT NAM LÀ ÁC MỘNG MÔI TRƯỜNG

 (Vietnam’s pig farms an environmental nightmare)

Vo Kieu Bao Uyen – Bình Yên Đông lược dịch

Mekong Eye – 10 October 2022

 

Đàn bà ở xã Phú An đang chịu mùi hôi thối từ các hố nước thải lộ thiên của các trại nuôi heo nằm ngay trong làng của họ. [Ảnh: Vo Kieu Bao Uyen]

 

Trong khi quốc gia gia tăng việc sản xuất heo, môi trường, và người dân, đang trả một cái giá cao.

ĐỒNG NAI, Việt Nam – Bây giờ là tháng 3 và Nguyễn Thị Bông đã than phiền về mùi hôi của phân heo trong làng số 5 của xã Phú An từ nhiều năm nay.  Bà và một nhóm đàn bà khác trong cộng đồng ở tỉnh Đồng Nai, ở miền nam Việt Nam, đã có đủ và họ muốn chánh quyền địa phương biết.

Trong năm 2014, trại nuôi heo 10.000 con và một loạt hố nước thải lộ thiên xuất hiện cạnh nhà bà trong tỉnh được biết như “thủ đô heo của Việt Nam.”  Ao cá gần nhà bà chẳng bao lâu trở nên đen ngòm vì nước thải từ trại.  Trong khi đàn ông và người trẻ trong làng đi học hay đi làm ở đồng ruộng xa nhà, những người đàn bà trung niên làm việc ở nhà như Bông chịu trực tiếp hầu hết ô nhiễm nầy.

Trại nuôi heo đã phủ kín không khí trong lành trong một vùng thôn quê bao quanh bởi đồi núi gần cao nguyên.  Nhưng làng của Bông không chỉ là cộng đồng duy nhất bị nghẹt thở vì chất thải của heo.  Có hàng trăm làng như thế ở Đồng Nai, cũng như trên khắp Việt Nam, quốc gia tiêu thụ heo đứng thứ nhì ở Á Châu sau Trung Hoa.

Dân số heo bùng nổ không đi theo với khả năng đổ bỏ chất thải gia tăng, đe dọa môi trường tự nhiên, sức khỏa và cuộc sống của người địa phương.

 

Cái giá của dân số hóa heo

Khi Bông còn nhỏ, heo là một biểu tượng của giàu có: bà thường phải chờ đến Tết Âm lịch để thưởng thức một vài miếng thịt.  Nhưng nay mọi thứ đã thay đổi.

Sau 3 thập niên cải tổ kinh tế do chánh phủ cầm đầu được gọi là Đổi Mới, thịt heo có nhiều trong các bữa ăn Việt Nam, kể cả trong các món ăn mà công thức truyền thống chỉ có cơm và rau cải.

Theo Bộ Y tế, số lượng thịt trung bình tiêu thụ bởi người Việt Nam đã gia tăng 10 lần, từ dưới 14 g một người một ngày trong năm 1985 đến gần 140 g một người một ngày trong năm 2020.  Thịt heo chiếm trên 70% thịt tiêu thụ mỗi năm với 3,8 triệu tấn.

Một nghiên cứu của Tiến sĩ Arve Hansen ở Trung Tâm Phát triển và Môi trường của Đại học Oslo (Norway) cho thấy rằng cả phát triển kinh tế và những thay đổi trong lề lối lương thực là những chất xúc tác thúc đẩy người Việt Nam ưa thích thịt.

Quan trọng đặc biệt là sự biến chuyển từ mô hình canh tác thâm canh truyền thống sang sản xuất gia súc tập trung sau khi chánh sách Đổi Mới được thi hành.  Chánh sách đổi mới gia súc gia tăng con số trại nuôi heo lớn lao.

Kết quả là, nguồn cung cấp ở trong nước trở nên phong phú, góp phần vào việc bình thường hóa thịt trong đời sống hàng ngày.

“Điều nầy có những hệ quả lớn lao cho tất cả gia đình, nay có thể tiếp xúc với thịt dễ dàng hơn các thế hệ trước đây,” Hansen nói trong một cuộc phỏng vấn trên mạng.

Tổng cục Thống kê của Việt Nam cho thấy đàn heo sau 20 năm đã gấp đôi từ khoảng 16 triệu trong năm 1995 đến trên 30 triệu trong năm 2016.  Do bệnh cúm heo Phi Châu và đại dịch Covid-19, con số hiện nay khoảng 28 triệu.

Theo Sở Nghiên cứu Kinh tế của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (US Department of Agriculture (USDA)), Việt Nam là quốc gia sản xuất thịt heo lớn thứ nhì ở Á Châu sau Trung Hoa và là quốc gia sản xuất thịt heo lớn thứ 6th trên thế giới.  Phần lớn sản phẩm được cung cấp cho nhu cầu ở trong nước, nhưng một số ít được xuất cảng sang các thị trường chẳng hạn như Trung Hoa lục địa và Hong Kong.

“Nhưng theo sau việc đi lên của kỹ nghệ thịt, có những vấn đề khá rõ ràng ở dạng, đất, nước và ô nhiễm không khí, nhất là trong trường hợp chất thải không kiểm soát từ các trại lớn,” Hansen nói thêm.


Số lượng chất thải khổng lồ

Đánh giá của Hansen phù hợp với thực tế hiện nay.  Nhiều thịt heo trên bàn ăn có nghĩa là nhiều chất thải gia súc trong môi trường chung quanh.  Trong nhiều năm nay, chánh quyền đã cấm một loạt trại nuôi heo vì vi phạm việc đổ bỏ chất thải.

Báo chí ở trong nước đã tường trình liên tục rằng các trại nuôi heo đã làm nghẹt sông, suối, ngay cả đe dọa các sông lớn đang cung cấp nước cho hàng triệu người, kể cả thành phố Hồ Chí Minh, khu đô thị lớn nhất của Việt Nam.

Nghiên cứu được công bố trong năm 2017 bởi Ngân hàng Thế giới cho thấy rằng nuôi heo sản xuất tỉ lệ chất thải cao nhất, khiến cho mức ô nhiễm trong việc sản xuất gia súc cao hơn các loại khác ở Việt Nam.  Trong khi đó, các trại nuôi heo vẫn tập trung phần lớn trong các vùng đông dân trên khắp Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam.

Heo góp giá trị cao nhất vào kỹ nghệ gia súc ở Việt Nam, nhưng gần ½ phân của chúng, không được xử lý, được xả trực tiếp vào môi trường, chiếm tỉ lệ cao nhất của chất thải được sản xuất bởi gia súc của quốc gia.


Không như gia súc khác, chất thải của heo không chỉ được xem như phân và nước tiểu.  Nó cũng gồm có nước thải từ việc làm mát heo và chùi rửa chuồng.  Khí hậu nhiệt đới của Việt Nam thường đổ mồ hôi, vì thế số nước đáng kể được thải ra từ 2 hoạt động nầy.

Theo dự án Hỗ trợ Nông nghiệp Carbon Thấp (Low Carbon Agriculture Support project (LCASP)) của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, nông dân thường dùng khoảng 30-40 l nước cho mỗi con heo một ngày để làm mát và tắm.  Mỗi năm, kỹ nghệ heo sản xuất khoảng 300 triệu m3 nước dơ.

Con số nầy, theo một phúc trình năm 2020 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, chiếm khoảng 66% tổng số khối lượng nước thải được sản xuất bởi kỹ nghệ gia súc.

LCASP cứu xét việc sử dụng thái quá nước ngọt là lý do chánh của ô nhiễm trong thành phần nầy.  Các trại không thể đương đầu với khối lượng nước thải khổng lồ bằng cách tưới hoa màu.  Họ cũng không thể vận chuyển nó đến các vùng nông nghiệp khác để canh tác hay nuôi thủy sản vì mùi hôi của nó.

 XIN BẤM "READ MORE" ĐỂ ĐỌC TIẾP

 

Tước đoạt cuộc sống của người địa phương

Khi cánh đồng lúa xanh của Trần Thị Lựu, nằm ngay phía trước nhà của bà, biến mất, điều đó như bà đã mất nhà.  Nhà của Lựu, kế bên nhà của Bông, được thay thế bởi trại nuôi heo đại qui mô.

Lựu, 42 tuổi, và chồng bà đã thường xuyên di tản 2 đứa con đến nhà của cha mẹ bà để tránh mùi hôi.  Nhưng việc di tản không luôn luôn trơn tru, nhất là trong lúc phong tỏa do đại dịch Covid-19.

“Chúng tôi phải ở nhà và chịu không khí ghê tởm trong vài tháng,” Lựu nhớ lại, một khẩu trang vẫn còn trên mặt bà, có thể để ngăn ngừa nhiễm coronavirus cũng như tránh mùi hôi.  “Nhà không còn là nơi an toàn.  Không ai muốn viếng thăm nhà chúng tôi.  Họ sợ mùi hôi của phân heo.”

Không có thử nghiệm phẩm chất nước được thực hiện trong làng của bà kể từ khi trại nuôi heo bắt đầu hoạt động, nhưng một hồ chứa nước thải đen ngòm chỉ cách nhà bà vài feet khiến bà nghi ngờ nguồn của nước là giếng.

Lựu phải chi khoảng 20 USD mỗi tháng để mua nước chai cho gia đình, tương đương với 2 ngày lương.  Nhưng đây không phải là mất mát lớn nhất mà bà gánh chịu.

Đàn bà như Lựu và Bông đã bỏ nghề nuôi tằm vì thất mùa trong nhiều năm liên tiếp.  Tằm không sản xuất kén và chết từ từ.

Với nhiều năm kinh nhiệm, những người đàn bà ở Phú An tin rằng các nguyên nhân nằm trong thuốc khử trùng được dùng bởi các trại nuôi heo trong vùng.

 

Trần Thị Lựu và 2 đứa con phải mang khẩu trang ngay cả bên trong nhà của họ.  Phía sau họ là những cọc gỗ dùng để nuôi tằm, nay bị bỏ thành đống.

[Ảnh: Vo Kieu Bao Uyen]

 

“Từ khi cúm heo Phi Châu bùng nổ, họ [nhân viên trại nuôi heo] đã xịt càng nhiều trên xe vận tải bên trong và ngoài trại, ngay cả ở ngoài trại vài lần một ngày,” Lựu nói.

Những người đàn bà dùng vải plastic để bao quanh vùng cư trú của tằm để ngăn chận hóa chất xâm nhập, nhưng tằm vẫn chết.

Lựu mất tất cả tiền tiết kiệm cũng như một khoản nợ bà đầu tư vào doanh nghiệp tằm.  Bà đặt cái nia tre từng dùng để nuôi tằm ở góc nhà.  Nay bà phải làm việc ở hãng giày da để được ½ lợi tức bà kiếm được trước đây.

Có một nghịch lý.  Mặc dù gia súc được xem là kỹ nghệ then chốt trong kinh tế nông nghiệp của Việt Nam, mãi đến năm 2018 quốc gia mới công bố một luật riêng để theo kịp với qui mô sản xuất mở rộng.

Đầu năm 2020, Luật Sản xuất Gia súc chánh thức có hiệu lực.  Lần đầu tiên, lãnh vực môi trường, tiêu chuẩn xây cất và quản lý chất thải được luật lệ chi tiết và rõ ràng.  Theo đó, các trại gia súc không được xây trong khu dân cư và phải bảo đảm một khoảng cách được ấn định.

Các tỉnh cũng đặt mục tiêu vào năm 2025, 100% trại nuôi gia súc phải được dời ra khỏi khu dân cư, tập trung vào vùng gia súc hay ngưng hoạt động.

 

Chọn lựa trại nuôi heo

Những người đàn bà ở Phú An sẽ phải chờ thêm ít nhất 3 năm nữa để thấy trại nuôi heo rời khỏi đất làng của họ.  Tuy nhiên, tổng thư ký của hiệp hội gia súc không xem đó là một giải pháp hứa hẹn.

“Với số lượng chất thải khổng lồ hiện nay, ngay nếu trại nuôi heo được xây ở xa khu dân cư theo quy định, nó chỉ giảm ảnh hưởng trực tiếp đối với người dân địa phương, nhưng nó không thể ngăn ngừa thiệt hại môi trường, và cuối cùng, người dân [như thế] vẫn chịu hậu quả,” Thắng nói.

 


Ước tính phóng thích toàn cầu cho từng chủng loại.  Nó bao gồm phóng thích của các sản phẩm ăn được và các dịch vụ và hàng hóa khác, chẳng hạn như sức kéo và len.  Bò sản xuất thịt và những sản phẩm không ăn được.  Bò sữa sản xuất sữa và thịt cũng như sản phẩm không ăn được. [Nguồn; FAO]

 

Heo không phóng thích nhiều methane, nhưng phân của chúng chắc chắn.  Các chuyên viên giả sử rằng hố phân heo lớn là lò nung phóng thích khí nhà kiếng mạnh mẽ nầy, mà theo đợn vị, thúc đẩy hâm nóng toàn cầu lớn hơn carbon dioxide.

Phân heo không chỉ ô nhiễm không khí, đất và nước ở gần, mà còn đe dọa hứa hẹn của Việt Nam để cắt methane 30% vào năm 2030 được đưa ra ở thay đổi khí hậu UN COP26.

Các hầm sinh khí để biến chất thải thành năng lượng được áp dụng bởi các trại nuôi heo ở trong nước như giải pháp chánh để giới hạn phát tán vào môi trường, giảm số lượng khí nhà kiếng.

Tuy nhiên, theo Thắng, sinh khí không có đủ khả năng để đối phó với tất cả phân của số trại nuôi heo gia tăng lũy tiến.  Kết quả của một nghiên cứu được thực hiện ở Đồng bằng sông Hồng cũng cho thấy tính không có hiệu quả của sinh khí liên quan đến qui mô leo thang của các trại nuôi heo.

Mặc dù những vấn đề ở trong nước chưa được giải quyết, trách nhiệm môi trường của quốc gia sản xuất heo lớn nhất Đông Nam Á (ĐNA) phình ra khỏi biên giới.  Việt Nam đã dựa vào hạt nhập cảng như thực phẩm để hỗ trợ việc sản xuất thịt, đã gia tăng gần 30% trong thập niên vừa qua.

Tính đến nay, Việt Nam là quốc gia nhập cảng bắp lớn nhất ở ĐNA, đa số được dùng để nuôi súc vật.  USDA ước tính quốc gia là quốc gia nhập cảng lớn thứ 5th toàn cầu trong năm nay.

Argentina và Brazil là 2 nguồn chánh của vật liệu thô để nuôi gia súc ở Việt Nam.  Trong những quốc gia Nam Mỹ nầy, rừng rậm bao la đã bị đốn để độc canh các loại hạt để nuôi heo.  Một miếng thịt heo trên bàn ăn chiều ở Việt Nam nay có thể được nối với việc phá rừng trên khắp thế giới, mà tự nó là nguyên nhân chánh của hâm nóng toàn cầu.

Hiện nay, thích thịt heo được nói là có chiều hướng đi xuống ở Việt Nam.  Nguyễn Xuân Dương, nguyên giám đốc của Cục Sản xuất Gia súc, nói rằng mức giảm quá nhỏ để làm giảm tỉ lệ của heo trong cấu trúc của việc sản xuất gia súc.

Việt Nam đối mặt với tình trạng khó khăn: làm thế nào để bảo đảm tính có sẵn của thịt heo trong khi cũng bảo vệ môi trường.

Theo Dương, luật gia súc rất chặt chẽ với việc quản lý chất thải.  Để đạt những quy định nầy, nông dân được đòi hỏi thiết lập kỹ thuật hiện đại, có thể chiếm đến 40% chi phí xây cất một trại nuôi heo và là một chướng ngại cho doanh thương sau khi đối mặt với các áp lực kinh tế mang lại bởi cúm heo Phi Châu, đại dịch Covid-19 và giá cả thức ăn gia súc leo thang nhanh chóng trên toàn cầu.

“Giảm kích thước của trại nuôi heo là một chọn lực vào lúc nầy,” Dương nói, nhấn mạnh đến giải pháp chuyển sang gia súc khác sản xuất ít chất thải hơn.  Ông thêm rằng chánh phủ nên hỗ trợ doanh nghiệp qua việc mua năng lượng từ sinh khí của phân heo.

Theo kế hoạch giảm methane được phát động vào đầu tháng 8, gia súc sẽ không sản xuất trên 15,2 triệu tấn tương đương với CO2 phóng thích vào năm 2030.  Phúc trình của Ngân hàng Thế giới cho thấy rằng trong năm 2012, tổng số CO2 phóng thích của gia súc khoảng 15 triệu tấn.

Trong cùng năm, quốc gia cũng mong đợi giấc mơ trở thành trung tâm xuất cảng thịt heo quốc tế sẽ thành sự thật.  Các tiên đoán của chánh phủ gồm có trị giá xuất cảng 3 tỉ USD vào năm 2030, một sự gia tăng 70 lần từ năm 2022 (45 triệu USD); do đó Việt Nam sẽ chiếm gần 10% thị trường toàn cầu.

Một quầy thịt heo ở chợ lộ thiên ở thành phố Hồ Chí Minh. [Ảnh: Vo Kieu Bao Uyen]

 

Trở lại trại, chờ vô ích

Vào đầu tháng 7, trại nuôi heo ở trước nhà của Bông ở Đồng Nai bị phạt khoảng 250 USD bởi chánh quyền tỉnh và buộc phải ngưng hoạt động trong 6 tháng.  Nhưng, trại nuôi heo làm thế nào vẫn hoạt động,

Trong số các thành viên của nhóm đàn bà ở Phú An đã gởi than phiền chánh thức đến xã, không có Lựu.  Nếu bà bỏ việc để theo họ, điều đó có nghĩa là mất 1 ngày lương của hãng.

Nhưng có lý do quan trọng khác tại sao Lựu giữ mồm: “Tôi không tin chúng tôi có thể đánh bại trại nuôi heo.”

Bông và Lựu cả 2 đều muốn rời làng của họ bây giờ, sau nhiều năm chờ đợi vô ích quyết định của chánh quyền về hoạt động gây ô nhiễm.

“Họ yêu cầu chúng tôi đi lên chánh quyền trung ương để tường trình chuyện nầy.  Chúng tôi chỉ là người nghèo, chúng tôi không có khả năng để đi đến đó để kiện,” Bông nói.  “Cách duy nhất là chịu đựng.  Chúng tôi có thể đi đâu?”

No comments:

Post a Comment