Sunday, October 2, 2022

CAMBODIA TÌM LƯỚI AN TOÀN CHO CÁ HEO CÓ NGUY CƠ TUYỆT CHỦNG CAO

(Cambodia seeks safety net for critically endangered dolphins)

Anton L. Delgado and Nasa Dip – Bình Yên Đông lược dịch

Mekong Eye – 23 September 2022

 


Phnom Penh chuẩn bị nộp đơn đầu tiên cho di sản thiên nhiên thế giới UNESCO và tình trạng công viên địa chất toàn cầu.

 

ANLONG KAMPI, Cambodia – Những cái đầu quay lại khi Sun Kerng chuyển bánh lái đến một đám bong bóng trên mặt nước.  Đi thuyền trên Mekong, du khách có thể thấy ánh sáng của cá heo Irrawaddy bắt đầu xuất hiện.

“Hiện nay, ở đây là nơi duy nhất bạn có thể thấy các con cá heo Irrawaddy.  Nó càng ngày càng hiếm hơn,” Kerng nói, một người chèo thuyền ở khu Bảo tồn Cá heo Anlong Kampi trong tỉnh Kratie của Cambodia nơi ông đã làm việc trên 2 thập niên.

Khu bảo tồn Kratie là một thành trì của dân số cá heo có nguy cơ tuyệt chủng cao trong Mekong, một lý do then chốt để Bộ Môi trường của Cambodia dự định nộp đơn cho khu vực để trở thành khu di sản thiên nhiên của thế giới đầu tiên.

Hành động đến cùng với một đề nghị khác đến Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UN Educational, Scientific and Cultural Organisation (UNESCO)) cho công viên địa chất đầu tiên của Cambodia ở Khu Bảo tồn Động vật Hoang dã Phnom Nam Lear trong tỉnh Mondulkiri.

 

Với khu dự trữ sinh quyển được UNESCO tái công nhận ở hồ Tonle Sap, cặp đơn nhấn mạnh đến quan tâm gia tăng của bộ trong việc công nhận quốc tế cho tài nguyên thiên nhiên của Cambodia.

Mặc dù tiến trình có thể mất 1 thập niên, ½ chục vị trí thiên nhiên đã được cứu xét để nộp đơn trong tương lai.

Các nhà nghiên cứu và bảo tồn tranh luận liệu việc công nhận toàn cầu có thể bảo vệ khung cảnh của Cambodia khỏi phát triển và suy thoái.  Hay, nếu những kế hoạch quản lý được quốc tế chấp thuận nầy chỉ được thi hành trên giấy tờ.

Việc chỉ định kép sẽ trùng hợp với sự náo động của các lễ kỷ niệm thích hợp.  Đã 50 năm kể từ việc ký kết quy ước di sản thế giới và 30 năm kể từ khi ghi nhận Angkor Wat là khu văn hóa đầu tiên của Cambodia.

Masanori Nagaoka, một chuyên viên văn hóa của UNESCO ở Cambodia, giải thích những việc bảo vệ nầy không chỉ để bảo vệ khung cảnh tự nhiên, mà còn để “góp phần vào mục tiêu thay đổi khí hậu và phát triển khả chấp.”

“Angkor thật sự là một biểu tượng của quốc gia, nhưng không chỉ có nó.  Chúng ta có môi trường rất giàu và đẹp, dự trữ sinh quyển và các chủng loại có nguy cơ tuyệt chủng để bảo vệ và khuyến khích,” Nagaoka nói.  “Việc chọn lựa các vị trí tùy thuộc vào cái chánh phủ lưu ý và cứu xét.”

Tình trạng có lợi vượt bực cho những chỉ định nầy, Nagaoka nói thêm.  Và mặc dù tài trợ không tự động đến với việc công nhận như khu di sản thế giới hay công viên địa chất, việc chỉ định “là một công cụ có hiệu quả để bảo đảm việc bảo vệ giá trị.”

Tình trạng di sản thế giới nâng cao sự hiểu biết của một địa điểm và đưa đến các cơ hội du lịch, tham gia cộng đồng và quản lý có hiệu quả.

Theo UNESCO, việc cộng thêm nầy có nghĩa là một bước đáng kể cho Cambodia để bảo vệ đa dạng sinh học và khung cảnh thiên nhiên của nó.

“Chánh phủ phải hứa hẹn, không chỉ để xác định một địa điểm kỳ lạ đối với thế giới, mà họ phải hứa với thế giới rằng họ cam kết bảo vệ giá trị như thế cho các thế hệ tương lai,” Nagaoka nói.

 

Một cặp cá heo Irrawaddy nổi lên mặt nước của sông Mekong.  Trong năm 2020,

dân số của cá heo Mekong được ước tính khoảng 89 con, theo phúc trình của WWF.

[Ảnh: Anton L. Delgado]

 

Trên quốc tế, UNESCO đã chỉ định trên 250 khu di sản thế giới và gần 180 công viên địa chất.  Tình trạng di sản có thể bị tước nếu các kế hoạch quản lý không được thực hiện bởi quốc gia được công nhận.

Tính đến năm rồi, Đông Nam Á là nơi có 11 công viên địa chất và 14 khu di sản thế giới, với Indonesia dẫn đầu cả hai loại.

Việc công nhận của UNESCO thúc đẩy các nhóm địa phương, vùng, quốc gia làm việc với nhau và đặt một tiêu chuẩn cao hơn để quản lý môi trường của vùng, theo Saut Sagala, một nhà nghiên cứu ở Viện Kỹ thuật Bandung của Indonesia, người đã nghiên cứu về du lịch địa chất nói.

Mặc dù ông tin việc công nhận những vị trí nầy có thể bảo tồn có hiệu quả khung cảnh trên khắp vùng, Sagala thận trọng với đường lối một kích thước vừa cho tất cả.

“Có thể có những khác biệt cũng như những đường lối riêng hay tính đặc thù trong giá trị, quy định và điều kiện của mỗi nơi.  Không chỉ khắp các quốc gia, mà còn ở bên trong quốc gia,” Sagala nói.  “Mỗi nơi có thể đặt tiền lệ của mình và rồi những khung cảnh nầy có thể học hỏi tử khung cảnh khác.”

Nha Công viên Di sản của Bộ Môi trường giám sát việc nộp đơn.  Các viên chức của Nha từ chối được trích dẫn, giải thích rằng chánh sách nội bộ chỉ cho phép phát ngôn viên của bộ được trích dẫn công khai.  Tuy nhiên, họ chia sẻ việc nộp đơn cho Anlong Kampi được đặt ưu tiên.

Vào cuối năm 2023, nha hy vọng có thể gửi cho Thủ tướng Hun Sen để chấp thuận trước khi chánh thức gửi cho UNESCO.

Vào tháng 6, phát ngôn viên của bộ Neth Pheaktra loan báo các kế hoạch đệ đơn của Anlong Kampi, nói việc ghi nhận danh sách di sản thế giới sẽ đưa đến quan tâm quốc tế và bảo đảm sự gia tăng trong việc thăm viếng của du khách.  Sau nhiều yêu cầu từ Southeast Asia Globe, Pheaktra không thể gặp để cho ý kiến.

Việc ghi nhận di sản thế giới mất vài năm và tùy theo sáng kiến của chánh phủ, theo Renate Heileman, người làm việc trong đơn vị khoa học tự nhiên của UNESCO ở Cambodia.

“Chánh phủ đã rất tích cực trong việc theo đuổi việc bảo tồn các khu thiên nhiên qua những biện pháp khác nhau,” Heileman nói.  “Với di sản thế giới, nó mang thêm hỗ trợ để kiểm soát và bảo vệ pháp lý qua việc chuẩn bị các kế hoạch và hệ thống quản lý,”

Việc nộp đơn bắt đầu với “Danh sách Tạm thời” của UNESCO, nơi các vị trí có thể ở từ 5 đến 7 năm trước khi bắt đầu tiến trình chỉ định.

Khung cảnh được phán đoán dựa trên 4 tiêu chuẩn, nhấn mạnh đến các chủng loại bị đe dọa, các đặc tính sinh thái đặc thù và “giá trị tổng quát xuất sắc” nói chung.  Đoạn các đề nghị được đưa đến Ủy ban Di sản Thế giới để có quyết định sau cùng.

Phiên họp hàng năm của ủy ban, nơi những cộng thêm vào danh sách được chấp thuận, được dự trù ở Nga trong tháng 6 năm 2022, những đã được hoãn lại vô thời hạn theo sau việc xâm chiếm Ukraine của Nga.  Việc trì hoãn nầy đã đẩy lùi việc ghi nhận khu di sản văn hóa thế giới thứ 4th của Cambodia, Khu Đền đài Koh Ker trong tỉnh Preah Vihear.

Với 3 khu văn hóa của Cambodia và khu thứ 4th sắp đến, xem việc nộp đơn cho Anlong Kampi như khu di sản thiên nhiên đầu tiên của quốc gia là một ưu tiên, Nagaoka nói.

Trên toàn cầu, Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (International Union for Conservation of Nature (IUCN)) đã xếp loại cá heo Irrawaddy như “có nguy cơ tuyệt chủng” trên Danh sách Đỏ của Chủng loại bị Đe dọa.  Nhưng các dân số phụ sống sót ở Myanmar, Indonesia, Thái Lan và Cambodia được xem là “có nguy cơ tuyệt chủng cao.”

Nơi cư trú chánh, được gọi là “hố” cho cá heo Irrawaddy trong sông Mekong kéo dài 180 km từ Thác Khone ở Lào đến tỉnh Kratie ở Cambodia.

Trong tháng 2, con cá heo cuối cùng trong 1 hố trên biên giới Lào-Cambodia chết, bị vướng vào lưới đánh cá.



“Nếu chúng ta có thể làm việc trên điều nầy và UNESCO đồng ý để thiết lập vùng nầy như một di sản thiên nhiên thế giới, tôi nghĩ nó sẽ tốt cho chúng ta vì chúng tôi thật sự có thể thi hành luật lệ,” Rin Naroeun nói, quản đốc thi hành luật pháp và vùng được bảo vệ cho Quỹ Động vật Hoang dã Thế giới (WWF) ở Cambodia.  Ông tin rằng liệt kê một khu di sản thế giới có thể có lợi cho nỗ lực thi hành luật pháp.

Naroeun, người giúp thu thập dữ kiện cho đơn của khu di sản thế giới, nói việc mất mất nầy không chỉ củng cố tầm quan trọng của Anlong Kampi như thành trì của cá heo Irrawaddy.

Tính đến 2020, dân số cá heo Mekong được ước tính chỉ có 89 con, theo một phúc trình của WWF.  Nhưng một khảo sát dân số mới được dự trù công bố trong năm 2023, Naroeun nói, hy vọng dân số sẽ có dấu hiệu gia tăng.

“Nếu chúng ta có bảo vệ của UNESCO, chúng ta có thể thúc đẩy các biên liên hệ thích hợp cũng như các viên chức của chánh phủ bảo vệ vùng tốt hơn,” Naroeun nói.  “Nếu di sản thế giới là một nhánh của chánh phủ, nhất là bộ môi trường, tôi hy vọng chúng ta sẽ nhận được nó vì chúng ta thật sự cần nó.”

No comments:

Post a Comment