(In Cambodia, a Battered Mekong Defies Doomsday Predictions)
Stefan Lovgren – Bình Yên Đông lược dịch
Yale School of the Environment – March 2, 2023
Một ngư dân kéo lưới trên sông Mekong vào lúc cao điểm của mùa mưa
trong tháng 8 năm ngoái. [Ảnh: Sirachai Arunrugstichai]
Sau nhiều năm bị tấn công môi trường – từ việc xây đập, đánh cá quá mức, và đốn gỗ - những khúc sông Mekong mà hàng triệu người dựa vào có vẻ đang phục hồi. Mưa lớn đã giúp, cùng với đàn áp việc đánh cá bất hợp pháp và những nỗ lực bảo tồn khác.
Giữa nhiều lo lắng đang làm phiền sông Mekong ở Đông Nam Á (ĐNA), “nước đói” nổi bật rõ rệt một cách đặc biệt. Trong những mùa khô gần đây, có nhiều nơi trong Mekong đã biến thành màu xanh ban sơ khi các đập ở thượng lưu cướp lấy những hạt dinh dưỡng thường tạo cho sông môt màu đục ngầu lành mạnh. Đó là một hiện tượng có thể hủy hoại cao, với nước đói phù sa ăn mòn các bờ sông không được che chở - vì thế được gọi là “đói” – và gây sạt lở nguy hiểm.
Nó cũng bao trùm tình trạng lo lắng của Mekong, một dòng sông có thể thấy lành mạnh ở trên mặt nhưng bệnh hoạn càng ngày càng tăng từ nhiều vấn đề, gồm có xây đập, đánh cá quá mức, phá rừng, ô nhiễm plastic, và những ảnh hưởng âm ỉ của thay đổi khí hậu. Trong những đợt hạn hán do El Niño gây ra trong những năm gần đây, mọi thứ trở nên rất xấu nên một số người đề nghị rằng sông Mekong đang tiến đến điểm tới hạn sinh thái mà khi vượt qua nó không thể phục hồi.
Nhưng những sự kiện hồi năm ngoái đề nghị những tiên đoán tận thế như vậy có thể hấp tấp, nhất là ỏ Cambodia, nằm ở trung tâm của lưu vực Mekong. Nhờ mưa mùa vừa qua, đã mang mưa trên trung bình đến khu vực, và chánh quyền đàn áp việc đánh cá bất hợp pháp, số cá đã gia tăng. Ngư dân dọc theo Mekong đã khám phá cá khổng lồ được cho là đã biến mất, và chánh phủ Cambodia, với thành tích môi trường lẫn lộn, đã nâng cao các nỗ lực bảo tồn.
Trong số đó là một đề nghị mới được chánh phủ hậu thuẫn để biến một khúc sông giàu sinh thái đặc biệt ở bắc Cambodia thành khu Di sản Thế giới UNESCO. Một sự đề cử như vây, được dành cho những vị trí có khoa học và văn hóa lớn đáng kể, có nghĩa phần nầy của sông được, ít nhất trên giấy tờ, bảo vệ khỏi nhiều dạng phát triển, kể cả xây đập. Và vì thế một số nhà bảo tồn nay đang đưa ra một thông điệp hy vọng, nếu thận trọng: rằng với việc lấy quyết định và quản lý tốt hơn, sông có thể tiếp tục cho tài nguyên thiên nhiên phong phú mà nó có hàng ngàn năm.
“Mekong chưa chết,” Sudeep Chandra, giám đốc Trung tâm Nước Toàn cầu của Đại học Nevada, Reno, người cầm đầu dự án nghiên cứu Kỳ quan của Mekong (Wonders of the Mekong) được USAID tài trợ, “Chúng tôi thấy những áp lực môi trường khổng lồ khiến Mekong khô cạn và thủy sản gần như sụp đổ. Nhưng chúng tôi cũng thấy sức chịu đựng khác thường của sông nầy khi đương đầu với những đe dọa đó.”
Bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng và uốn khúc qua 6 quốc gia trước khi đổ vào Biển Đông, sông Mekong dài 2.700 miles là nơi cư trú của nền thủy sản nội địa lớn nhất trên thế giới, với khoảng 1.000 loại cá. Nhiều người trong số 70 triệu người sống trong lưu vực dựa vào sông để sinh sống, dù đó là canh tác, đánh cá, hay các nghề khác. “Một trường hợp có thể được đưa ra rằng Mekong là sông quan trọng nhất trên thế giới,” Chandra nói.
Năng suất khá thường của sông được nối liền với nhịp lũ khổng lồ mà, trong mùa mưa, có thể nâng mực nước lên 40 feet. Cùng với sự gia tăng là phù sa cần thiết cho nông nghiệp cũng như vô số cá con, được cuốn trôi vào hồ Tonle Sap quan trọng của Cambodia và các đồng lụt khác nơi chúng ăn và lớn lên.
Nhưng chế độ dòng chảy tự nhiên của sông càng ngày càng bị xáo trộn bởi các đập, nhất là các đập mà Trung Hoa bắt đầu xây trong đầu thập niên 1990s ở thượng lưu Mekong và đã điều hành mà ít để ý đến ảnh hưởng ở hạ lưu. Việc xây đập điên cuồng tiếp theo ở Lào và nơi khác, hầu hết trên các phụ lưu của Mekong, đã làm cho vấn đề tồi tệ thêm, với các đập ngăn chận cá hoàn tất việc di chuyển tự nhiên của chúng. Đã bị áp lực cực đoan từ việc đánh cá quá mức, một số dân số cá đã tụt giảm, nhất là những loại cá lớn như cá tra dầu Mekong có nguy cơ tuyệt chủng cao, có thể lớn đến 10 feet chiều dài và nặng trên 600 pounds, nhưng nay ở trên bờ tuyệt chủng.
Với thay đổi khí hậu mạnh thêm, mưa mùa đã trở nên không thể tiên đoán hơn. Trong đợt hán hán năm 2019 và 2020, dòng chảy từ Mekong vào Tonle Sap, hồ lớn nhất ở ĐNA, khô cạn, và các nhà điều hành đập làm cho vấn đề tồi tệ hơn bằng cách giữ hầu hết nước cho lợi ích kinh tế của chính họ. Kết quả là, cá chết tập thể vì nước cạn và kém oxygen được báo cáo ở trong hồ, và nhiều ngư dân trong số hàng trăm ngàn đánh cá trên hồ buộc phải bỏ nghề.
Trên sông Tonle Sap, nối sông Mekong với hồ, 2/3 của khoảng 60 người điều hành “dai” thương mại với lưới cố định, trong những năm qua có thể bắt được vài tấn cá chỉ trong 1 tiếng đồng hồ, phải đóng cửa. “Tình hình trở nên rất thảm khốc có thể gây lo ngại rằng những thủy sản nầy không thể duy trì được nữa,” Peng Bun Ngor, một nhà sinh thái cá và khoa trưởng khoa học thủy sản của Đại học Nông nghiệp Hoàng gia Cambodia ở Phnom Penh, nói.
Điều đó sẽ là một tai họa cho người Cambodia, với mức tiêu thụ cá đầu người cao hơn bất cứ người nào khác trên thế giới.
Tuy nhiên, hệ thống sông tạm nghỉ với mùa mưa gần đây nhất, kéo dài từ khoảng tháng 6 đến tháng 11, mang lại mưa cao hơn trung bình đến hạ lưu vực và vùng hồ Tonle Sap. Mặc dù Trung Hoa tiếp tục giữ lại nước để chống lại hạn hán kéo dài, mực nước trong Tonle Sap dâng trên 1 m trên mức trung bình nhiều năm. Với hồ bành trướng vào các rừng ngập nước theo mùa, cung cấp nơi ăn cho cá, dân số cá có vẻ được nâng lên. “Nói chung, chúng tôi thấy cá bắt được nhiều hơn, với tính đa dạng và kích thước của cá lớn hơn,” Ngor nói.
Trong cuộc thăm viếng hồ gần đây, Ngor ghi nhận sự gia tăng của cá chép cở trung và lớn, gồm có cá chép vàng Jullien, cũng được gọi là cá hô isok, một loại có nguy cơ tuyệt chủng cao. Cũng có những nơi có cá hiếm khác, như cá trích Lào và cá dao, cùng với sự gia tăng của cá phổ biến hơn, như cá rô hay cá lóc. Vài loại cá leo, cá tra có thể lớn đến 8 feet chiều dài, có thể nhảy khỏi mặt nước.
Trong thủy sản dai, 13.000 tấn cá được bắt hồi năm ngoái, tăng 30% từ năm trước đó. “Chúng tôi đang thấy cá trở lại nếu điều kiện được cải thiện,” Heng Kong, giám đốc Viện Nghiên cứu và Phát triển Nội địa thuốc Cơ quan Quản trị Thủy sản Cambodia ở Phnom Penh, nói.
Con cá đuối nặng 661 pounds bắt được trong sông Mekong hồi tháng 6 vừa qua là
cá nước ngọt lớn chưa từng thấy. [Ảnh: Chhut Chheana]
Một cuộc đàn áp của chánh quyền đối với việc sử dụng những phương pháp đánh cá bất hợp pháp ở trong hồ, chẳng hạn như lưới rà và đánh cá bằng điện, cũng làm nhẹ áp lực lên dân số cá, các chuyên viên nói. Chiến dịch theo sau một diễn văn hồi năm ngoái của Thủ tướng lâu đời của Cambodia, Hun Sen, trong đó ông chỉ trích các giới chức tỉnh đã thất bại trong việc đương đầu với đánh cá bất hợp pháp. Nhưng việc đàn áp cũng bị chỉ trích mạnh mẽ. Có vẻ nhắm đến các ngư dân thương mại qui mô lớn, nhưng kết quả là khởi tố các ngư dân qui mô nhỏ, nhất là người gốc Việt Nam, vì những vi phạm không quan trọng. Nhiều ngư dân nầy, đã sống trên và chung quanh hồ nhiều thập niên, đã phải bỏ trốn.
Để sang một bên những vấn đề thi hành luật pháp, các nhà bảo tồn lo ngại rằng những cải thiện sinh thái có thể tạm thời nếu có thêm đập được xây: thúc đẩy bởi Lào để nhanh chóng bành trướng thành phần thủy điện của họ cho thấy một vài dấu hiệu chậm lại. Việc xây cất sơ khởi cho đập ở gần Luang Prabang, trên dòng chánh Mekong, đang tiến hành. Lào đã có 2 đập trên dòng chánh.
Nhiều dự án thủy điện, ở Lào và nơi khác, được thúc đẩy bởi quyền lợi chánh trị hay tư nhân và ít khi cứu xét các chi phí môi trường, các quan sát viên nói. Một thí dụ là một đập nhỏ đang được dự trù ở Lào gần biên giới Cambodia, trên sông Sekong, một phụ lưu quan trọng của Mekong cho đến nay là phụ lưu lớn duy nhất còn chảy tự do trong lưu vực.
Được gọi là Sekong A, đập đang đươc xây bởi một công ty quốc doanh của Việt Nam, nhưng dự án được che đậy trong bí mật. Không có hợp đồng xây cất chánh thức được ký kết. “Trên căn bản nó được xây bất hợp pháp,” Brian Eyler, người theo dõi việc phát triển đập ở Mekong và giám đốc chương trình ĐNA của Trung tâm Stimson ở Washington, D.C., nói.
Mặc dù đập được mong đợi sản xuất một phần nhỏ của nguồn cung cấp điện của khu vực, các nghiên cứu cho thấy nó sẽ có ảnh hưởng tiêu cực mạnh mẽ đối với sự phong phú và đa dạng của cá trong Sekong, cũng như thay đổi phẩm chất nước và làm giảm thêm lượng phù sa và chất dinh dưỡng đi đến Mekong. “Nó là một thí dụ tuyêt hảo của một dự án có chi phí cao nhưng có lợi ích thấp,” Eyler nói.
Cambodia, về phần mình, đã bắt đầu cứu xét việc phát triển đập của chính họ. Một đập lớn được hoàn tất trong năm 2019 trên một phụ lưu quan trọng khác của Mekong, sông Sesan, đã chứng minh là một thất bại tốn kém, với việc sản xuất năng lượng thấp hơn mong đợi và những ảnh hưởng môi trường thảm khốc. Các kế hoạch cho 2 đập lớn dọc theo dòng chánh Mekong ở miền bắc của quốc gia có vẻ được xếp lại, ít nhất hiện nay. Thay vào đó, chánh phủ đã đề nghị rằng khúc sông dài khoảng 100 miles nơi các đập sẽ được xây được đề cử như Khu Di sản Thế giới UNESCO để công nhận tầm quan trọng sinh thái và tính phong phú sinh học của nó.
Đập Hạ Sesan II trên sông Sesan ở Cambodia. [Ảnh: Chen Gang]
Phần sông nầy, chảy một cách chậm rãi qua các cồn cát và cù lao được bao phủ trong rừng ngập nước theo mùa, trong lịch sử đã sinh ra đến 200 tỉ con cá mỗi năm, và nhiều hố sâu của nó, một số đạt đến chiều sâu 260 feet, được cho là nơi cư trú của vô số cá, kể cả cá đuối nước ngọt khổng lồ.
Năm ngoái, ngư dân ở đây bắt được một con cá đuối nặng 661 pounds mà Kỹ lục Thế giới Guinness xác nhận là loại cá nước ngọt lớn nhất chưa từng thấy. Con cá đuối đươc gắn thẻ và thả bởi một nhóm khoa học gia Hoa Kỳ và Cambodia như một phần của nghiên cứu vô tuyến khu vực đầu tiên, nhằm để học hỏi thêm về thái độ và việc di chuyển của cá.
Đề nghị Khu Di sản Thế giới cũng được mô tả như một nỗ lực cuối cùng để bảo vệ số cá heo Irrawaddy còn lại của Mekong. Mặc dù con cuối cùng của một nhóm cá heo nhỏ sống ở biên giới Cambodia-Lào chết hồi cuối năm ngoái, một dân số dưới 100 vẫn còn trong các hố sâu ở Kampi, nằm về phía nam của khúc sông được đề nghị để bảo vệ. Các hố sâu cũng là nơi du lịch nổi tiếng.
“Cá heo tiêu biểu cho tầm quan trọng sinh học của sông Mekong, và việc đề cử nầy sẽ thu hút đáng kể sư chú ý của tất cá các bên liên hệ lo lắng cho việc bảo vệ sông Mekong và tính đa dạng ở dưới nước của nó,” Somany Phay, giới chức bảo tồn kỳ cựu của Quỹ Đời sống Hoang dã Thế giới (WWF) và cũng giữ một vị trí cao trong Cơ quan Quản tị Thủy sản Cambodia, nói.
Có những dấu hiệu cho thấy các nỗ lực vói tay khuyến khích các ngư dân bảo vệ loài cá có nguy cơ cao đang có kết quả. Đầu năm nay, các ngư dân bắt được một con cá tra dầu Mekong nặng trên 200 pounds trong sông Mekong ở huyện Kang Meas. Không có ngư dân nào trong nhóm đã thấy một con cá khổng lồ như vậy trước đây. Nhưng thay vì giết và bán thịt để được lợi khá lớn, họ quyết định thả trong một buổi lễ đặc biệt, trong đó cá được rải bông và nước hoa trước khi thả. “Chúng tôi biết đây là một con cá rất đặc biệt và không có may mắn nếu giết nó,” một trong những ngư dân, Thou Theary, nói.
Cá khổng lồ thường được xem là những chỉ dấu tốt của sức khỏe của sông, vì thế việc bắt một con cá tra dầu trưởng thành ở Kang Meas đã gởi một tín hiệu tích cực về tương lai của Mekong. “Người ta nói rằng Mekong quá suy thoái đến mức không thể sửa chữa, nhưng điều nầy không đúng,” Chea Seila, quản đốc chương trình Cambodia cho sự án Kỳ quan của Mekong, nói. “Sông Mekong vẫn chảy, và cá vẫn dồi dào.”
.
No comments:
Post a Comment