Sunday, March 12, 2023

KHI CUỘC SỐNG VA CHẠM VỚI PHÁT TRIỂN, RỪNG ĐƯỚC CẦN GIỜ Ở VIỆT NAM GẶP RỦI RO

 (As livelihoods clash with development, Vietnam’s Cần Giờ mangroves are at risk)

Lam Nguyen and Danielle Keeton-Olsen – Bình Yên Đông lược dịch

Mongabay – 28 February 2023

 

Duyên đi giữa các ao nuôi tôm trên cù lao Doi Mỹ Khánh trong huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh ngày 14 tháng 12 năm 2022. [Ảnh: Danielle Keeton-Olsen]

 

·                     Cần Giờ, một huyện duyên hải của thành phố Hồ Chí Minh, là nơi có rừng đước rộng 75.740 hectares (187.158 acres), được trồng và bảo trì như một phần của nỗ lực trồng lại rừng sau chiến tranh.

·                     Cư dân của huyện phần lớn dựa vào việc nuôi thủy sản, cào nghêu và du lịch tiểu qui mô cho cuộc sống của họ.

·                     Chánh phủ và những nhà phát triển hy vọng biến vùng nầy thành một thành phố du lịch dựa trên cảnh đẹp thiên nhiên của nó và câu chuyện thành công sau chiến tranh, nhưng những dự án quan trọng có thể làm gián đoạn sự cân bằng mong manh giữa các hệ sinh thái và cuộc sống của Cần Giờ.

·                     Tất cả tên của nguồn tin ở Cần Giờ đã được thay đổi để người dân có thể nói tự do mà không sợ hậu quả từ chánh quyền .

 

HUYỆN CẦN GIỜ, VIỆT NAM – Vào ban đêm, sóng đập vào bờ đá chạy dọc theo bờ biển của Cần Giờ, nơi nương náu của rừng đước và bãi biển ở tận cùng phía nam của thành phố Hồ Chí Minh (HCMC).  Khi mặt trời lên, sóng rút xuống, để lộ một bãi ẩm ướt nhưng có thể đi lại kéo dài 2 km (1,2 miles) ra ngoài biển.  Khoảng 30 năm nay, Thiệu thức dậy khi nước ròng để tìm những lổ nhỏ ở trong cát nơi nghêu có thể đào.  Hai năm 1 lần, anh mang một cái túi nghêu con nhỏ xíu bằng đầu kim và đặt chúng trên bãi, với hy vọng chúng sẽ lớn hơn để anh có thể thu hoạch trong vài tháng.

Nhưng nếu những tổ hợp lớn nhất của Việt Nam thông qua các kế hoạch của họ, Thiệu và đoàn người cào nghêu dọc theo bãi nầy sẽ mất cuộc sống của họ, và khúc bờ biển dài nhất của Cần Giờ sẽ được lấp cát và tạc thành nơi nghỉ mát và gia cư.

Rừng đước và bãi biển Cần Giờ đã làm cho huyện thành một “lá phổi xanh” cho thành phố rung động.  Rừng rộng 75.740 hectares (187.158 acres) có tác dụng như một bồn hút carbon quan trọng, một tuyến phóng thủ chống lại sóng cồn, và một nơi để du khách đô thị giải tỏa áp lực và căng thẳng.  Hiện nay, du khác từ thành phố bằng phà, ở trong những thị trấn nhỏ chui vào rừng đước và được thúc đẩy bởi việc nuôi thủy sản và du lịch tiểu qui mô.

Nhưng các kế hoạch lớn hơn đang ở chân trời.  Chánh quyền HCMC muốn biến huyện nông thôn thành một thành phố du lịch vào năm 2030, và đã gia tăng chấp thuận các dự án tốn kém hơn.  Hầu hết chưa ra ngoài giai đoạn quy hoạch, nhưng chúng đã gây lo sợ về việc làm thế nào việc bùng nổ du lịch, và hạ tầng cơ sở đi cùng với nó, có thể biến vùng biển, rừng và cuộc sống họ chấp nhận.

 

Những người cào nghêu tạm nghỉ khi mặt trời nóng thêm ở huyện Cần Giờ.

[Ảnh: Danielle Keeton-Olsen]

 

Hồi phục từ chiến tranh và đe dọa kéo dài

Rừng đước Cần Giờ dày đặc là rừng thế hệ thứ hai, được trồng lại trong một chiến dịch trồng lại khổng lồ ở địa phương bắt đầu trong năm 1978, sau khi bom và vũ khí hóa học của Hoa Kỳ tiêu diệt cây cối nguyên thủy.  Ngay cả trước khi UNESCO công nhận Cần Giờ như một khu dự trữ sinh quyển trong năm 2000, chánh phủ đã trả tiền cho các chương trình dịch vụ môi trường (PFES) để đền bù cho cư dân bảo vệ rừng.  Sự sắp xếp nầy đã được công nhận trong việc duy trì một hệ sinh thái mạnh mẽ.  Ngoài việc tạo ra nguồn cung cấp các loài giáp xác sống và đẻ trong các rễ, rừng đước Cần Giờ và các bãi dùn thu hút dơi và các loài chim ở dưới nước, gồm có dơi quạ khổng lồ Lyle (Pteropus lylei), dơi mã Theobald (Taphozous theobald) và choắt đốm đen (Tringa stagnatilis).

Rừng được cư dân đô thị quý trọng vì chúng có khả năng lọc ô nhiễm trong không khí và nước, nhưng cư dân địa phương có mối liên hệ phức tạp hơn với tài nguyên thiên nhiên: họ hiểu giá trị kinh tế và xã hội của rừng, nhưng cũng cần sống còn từ địa thế.  Rừng đước và bờ biển giúp cho việc nuôi thủy sản chiếm đến 90% nông nghiệp của huyện, theo tờ báo Quân đội Nhân dân của chánh phủ.

Võ Quốc Tuấn, trưởng khoa viễn thám của Đại học Cần Thơ và là một chuyên viên về rừng đước ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), ca ngợi việc bảo vệ rừng đước của chánh phủ, nhưng thêm rằng rừng vẫn đối mặt với đe dọa ngay dưới mắt của các viên chức ở địa phương.

Các nông dân nuôi tôm cạnh tranh trực tiếp với rừng đước để có nơi nuôi tôm và vì thế chặt cây, rồi thêm các hóa chất trong nước nơi rừng đước lớn lên, Tuấn nói.  Trên khắp Việt Nam, nuôi tôm và rừng đước được kết hợp trong nhiều cách để duy trì nơi cư trú lẫn cuộc sống, nhưng nông dân chật vật để bảo vệ rừng khi họ cần thu nhập tức thời từ doanh nghiệp.

Tuy nhiên, Tuấn nói đe dọa lớn nhất đối với rừng đước Cần Giờ là sạt lở do các tàu container lớn đi từ HCMC ra biển, theo sau bởi việc xả rác của du khách gia tăng.

“Ở ĐBSCL, sạt lở có thể do nước – anh được ít hơn vì các đập ở thượng lưu của Trung Hoa, Cambodia, và Lào – nhưng ở Cần Giờ, cái chánh là các tàu container, và sông Cần Giờ không quá lớn vì thế các tàu thì khổng lồ [để so sánh],” ông nói.

Vận tải container và rác từ du khách có lẽ gia tăng nếu các nhà phát triển tiến hành một số dự án mới cho Cần Giờ.

 

Thương mại hóa Cần Giờ

Các kế hoạch để phát triển Cần Giờ đã được nòi đến trên 1 thập niên, nhưng chỉ mới đây chánh quyền HCMC đã hành động trên những kế hoạch phát triển lâu dài nầy.

VinGroup, một tập đoàn ở khắp nơi được biết vì xây nhiều cộng đồng có cửa vào, các bán siêu thị, trường học và nay đang đưa ra thị trường quốc tế, xe do Việt Nam chế tạo, đã quy hoạch một khu nghỉ mát du lịch và gia cư bao quát dọc theo bờ biển Cần Giờ vì họ đã mua quyền sử dụng đất trong năm 2007, qua chi nhánh Công ty Trái phiếu Hỗn hợp Vùng Đô thị Du lịch Cần Giờ.  Đến năm 2016, VinGroup có 97,16% cổ phần kiểm soát trong dự án trị giá 1,5 tỉ USD, gọi là Saigon Sunbay, có thể được chia thành 4 khu, với giải trí, khách sạn và gia cư, tất cả phục vụ cho thị trường “cao cấp”.  Trong tháng 2 năm 2021, chánh phủ loan báo các quyết định chia khu khu nghỉ mát, hầu hết có vẻ sẽ được xây trên đất lấp biển.

XIN BẤM "READ MORE" ĐỂ ĐỌC TIẾP

 


VinGroup cũng là nhà đầu tư một phần trong một cây cầu sẽ nối huyện Nhà Bè của HCMC với huyện Cần Giờ.  Các giới chức thành phố nói việc xây cất cầu, đầu tiên được chấp thuận trong năm 2017, sẽ bắt đầu trong năm tới sau khi chuẩn bị đầu tư 426 triệu USD.

Huyện Cần Giờ cũng được đề nghị là địa điểm cho một cảng trung chuyển quốc tế mới để thích ứng với các tàu lớn và nhu cầu mậu dịch gia tăng.  Dự án được hậu thuẫn của Mediterranean Shipping Company (Công ty Vận tải bằng tàu Mediterranean), hãng vận tải bằng tàu lớn nhất trên thế giới.

 

Địa điểm du lịch sinh thái Vàm Sát do nhà nước đầu tư trong huyện Cần Giờ.

[Ảnh: Danielle Keeton-Olsen]

 

Trong số những kế hoạch nầy, chỉ có khu nghỉ mát du lịch của VinGroup đã bắt đầu – và rồi ngưng lại.  Trong năm 2012, cựu nhà thầu tổ hợp Đại Phú Gia-Anjeong lấp cát trên khoảng 20 hectares (50 acres) trên bờ biển ở điểm trung tâm dọc theo bờ biển có tên là Bãi biển 30 tháng 4.  Một thập niên sau, tất cả cái còn lại ở đó là một đống cát lồi trên mặt đất, một hàng rào chưa hoàn tất và một vài con bò gậm cỏ.

Hoa, người bán áo thun in hoa và trái cây đủ màu, cùng với các ảnh hành động, búp bê và các món đồ chơi khác trên con đường ở gần Bãi biển 30 tháng 4, nói cô chỉ điều hành cửa tiệm của cô mỗi vài ngày vì có ít du khách đến đây nữa.

“Bảy hay 8 năm trước, có rất nhiều khách hàng,” cô nói, chỉ vào cái hàng rào và cánh đồng cát và nước nằm trước nó.  “Anh có thấy hàng rào không?  Đó là lý do có ít du khách hơn.”

Những người cào nghêu ở địa phương nói việc uốn nắn lại bãi biển đã chuyển thủy triều, làm giảm số nghêu họ bắt được trong một số mùa.  Khi cô tạm nghỉ để tránh ánh nắng mặt trời lóa mắt giữa ngày, người cào nghêu tên Tuyên nói lề lối thủy triều thay đổi làm sạt lở bãi biển cô thường cào nghêu.

Tuyên và Thiệu, hai trong số trên 500 người cào nghêu ở phường Long Hoa, Cần Giờ, cả hai nói họ biết dự án của VinGroup mà họ thấy sẽ mang lại sự chấm dứt tối hậu cho cuộc sống của họ.

“Nếu VinGroup xây một khu nghỉ mát ở đây, chúng tôi sẽ đói,” Tuyên nói.  “Nhưng cũng được, chúng tôi có thể ăn ít.”

 

Các ống nước cũ nằm trên cát lấp trong vùng bãi biển 30 tháng 4 ở huyện Cần Giờ.

[Ảnh: Danielle Keeton-Olsen]

 

Ảnh hưởng gợn sóng

Dự án của VinGroup và những phát triển khác đã bị chỉ trích vì tiềm năng gây thiệt hại khu dự trữ sinh quyển đước của chúng, với các nhà nghiên cứu và học giả đệ trình một thỉnh nguyện công khai đến chủ tịch và thủ tướng Việt Nam và chánh quyền HCMC.

Mặc dù việc đánh giá ảnh hưởng môi trường được thực hiện, thỉnh nguyện nói nó không đầy đủ, không cứu xét các vấn đề như tiềm năng sạt lở và làm gián đoạn lề lối dòng chảy có thể ảnh hưởng đến rừng đước vì dự án.  Nó cũng không cứu xét ảnh hưởng của việc khai thác cát ở các nơi khác để lấp đất cho khu nghỉ mát.

Nguyễn Thị Ngọc Lan, một ứng viên PhD (Tiến sĩ) ở Trường Darmouth ở Hoa Kỳ, người nghiên cứu cuộc sống và việc bảo tồn rừng đước ở ĐBSCL, nói phạm vi chính xác của thiệt hại không thể tính được vì không có dự án được dự trù nào đang hoạt động, và cuối cùng chúng có thể không được xây đúng như dự trù.  Các dự án lớn lao thường bỏ hay giảm kích thước, cô nói, nhất là các điều kiện đầu tư quốc tế không được ưa thích.

Lan nói cô công nhận ý muốn của một số phát triển nhất định: một khu nghỉ mát du lịch hay một cảng quốc tế sẽ tạo ra thu nhập và công ăn việc làm cho tỉnh, và các đánh giá môi trường thường được nghĩ sau.

[Một cảng quốc tế] có thể là cái mà nếu anh hỏi các gia đình ở địa phương thì họ sẽ rất phấn khởi, nó cung cấp thêm công ăn việc làm hay cho chúng ta hàng hóa rẻ hơn, hay nếu chúng tôi sẽ có thể xuất cảng sản phẩm của Việt Nam qua cảng, họ có thể thấy nó tốt, nhưng rất khó để đánh giá ảnh hưởng môi trường của cảng,” cô nói.

Tuy nhiên, cô cảnh báo rằng các nhà phát triển, các viên chức và xã hội cần phải thận trọng về các dư án họ đề nghị khi rừng đước đang bị xói mòn và ĐBSCL nói chung đã cho thấy những dấu hiệu chìm xuống vì phát triển thái quá và áp lực tử thủy điện ở thượng lưu.

 


Nhà của bảo vệ rừng trong rừng đước ở địa điểm Du lịch Vàm Sát do nhà nước đầu tư.

[Ảnh: Danielle Keeton-Olsen]

 

“Các dự án nay không chỉ nghĩ liệu việc phát triển tốt hay xấu cho môi trường nhưng anh có thể xây cái gì đó [ở một nơi] đang chìm hay sẽ biến mất trong 20 năm không?” Lan nói.

Mỗi dự án mới được chánh phủ chấp thuận cho Cần Giờ đã hứa hẹn những lợi ích kinh tế cho huyện nông thôn ven biển nầy.  Nhưng trên thực tế, ý kiến về ảnh hưởng tiềm tàng thì khác nhau.

Cần Giờ đã thu hút du khách, nhất là từ HCMC, và những phát triển như thay phà bằng cầu cũng sẽ giúp các doanh nghiệp nhỏ, Thương, người đang biến khu đất rộng 1,8 hectares (4,4 acres) của gia dình dọc theo bờ biển thành một khu cắm trại và “cắm trại hạng sang (glampng)”.

“Tôi nghĩ họ chỉ mệt mõi với thành phố, vì đối với tôi đó là lý do lớn nhất tại sao tôi đến đây,” bà nói.  Rừng đước và cách sống chậm hơn ở Cần Giờ làm cho nó là nơi lý tưởng để bớt căng thẳng, nhưng Thương nói đất của bà có ưu điểm thêm là nhìn ra biển.

Mặc dù các bản đồ được đăng trên trang mạng của VinGroup có vẻ cho thấy đất của Thương sẽ mất cái nhìn ra biển của nó, bà nói bà không tin nó ảnh hưởng đén các kế hoạch nghỉ mát cắm trại của bà.  Thương nói bà chia việc phát triển, nói những du khách mới có thể bị thu hút bởi các doanh nghiệp Cần Giờ, gồm có khu nghỉ mát của bà, khi hạ tầng cơ sở mới được xây cất.  Nhưng bà nói bà cũng biết những khó khăn của người dân trong cộng đồng của bà đang đối mặt, chẳng hạn như những người cào nghêu bị ảnh hưởng bởi việc lấp đất ở Bãi biển 30 tháng 4.

Một gia đình khác, điều hành một trại hàu và bến cá nơi sông Đồng Đình đổ ra biển, nói không thể cạnh tranh với các nhà phát triển quan trọng, nhất là khi các chủ đất nhỏ phải tuân theo những giới hạn trong vùng được bảo vệ trong khi một tập đoàn như VinGroup được phép xây một khu nghỉ mát.

Hoàng, ở tuổi 60, nói rằng ông cắm mốc 100 hectares (247 acres) đất ở phường Long Hòa trong năm 1998, bất động sản kế bên rừng đước.  Rồi, trong những năm tiếp theo, rừng đước lan vào đất biền của ông và vì thế bao vây ông vào rừng được bảo vệ.

Hoàng nói ông muốn xây một nhà khách để phục vụ du khách đi qua rừng đước để đến tiền đồn câu cá của ông, nhưng chánh phủ không cho phép.  Thay vào đó, ông xây một trại nuôi hàu và một vọng lâu (gazebo) trên các thùng không nổi ở cửa biến – một nỗ lực để tránh những hạn chế xây cất trên đất liền.

“Rừng đước rất quan trọng đối với tôi vì nó là lá phổi của thành phố nên nó làm cho không khí tốt hơn, nhưng chắc chắn nó cản trở doanh nghiệp của tôi,” Hoàng nói.

 


Một tàu vận chuyển container đi qua rừng đước ở khu du lịch sinh thái Vàm Sát do nhà nước đầu tư. [Ảnh: Danielle Keeton-Olsen]

 

Học sinh ngồi trên thuyền đậu ở đảo Thanh An, Cần Giờ.

[Ảnh: Danielle Keeton-Olsen]

 

Những con đường không được chọn

Rừng đước và cuộc sống không luôn luôn cạnh tranh với nhau, các chuyên viến nói.  Kế hoạch PFES của chánh phủ đã chứng minh có hiệu quả như một biện pháp bảo tồn.  Võ Quốc Tuấn, một chuyên viên về đước, nói trả tiền cho người dân địa phương để bảo vệ rừng đước Cần Giờ đã mang lại kết quả tốt hơn các chương trình khác ở Việt Nam, chẳng hạn như đất ngập nước được bảo vệ trong tỉnh Cà Mau ở ĐBSCL.

Về phía chánh phủ, rừng đước có tiềm năng trở thành nguồn thu nhập, theo nhà nghiên cứu Nguyễn Thị Ngọc Lan, nói rằng rừng có thể là một tài sản kinh tế trong thị trường carbon được đề nghị ở trong nước.

Trên thực tế ở Cần Giờ, tuy nhiên, nhiều người nói họ lo sợ rằng các kế hoạch phát triển có thể làm mất rừng đước lẫn cuôc sống.

Duyên đã sống trên cù lao Doi Mỹ Khánh ở Cần Giờ 20 năm, nơi bà duy trì một trại nuôi tôm.  Nhưng đất của bà được đề cử để hỗ trợ các đà của cầu Cần Giờ mới, với việc xây cất sẽ bắt đầu trong năm 2024.

Mặc dù du khách có thể thấy HCMC từ bờ phía bắc, Doi Mỹ Khánh có một vài xe gắn máy và không có xe hơi, dựa vào lái đò tư nhân để vận chuyển trẻ con đến trường và công nhân đến nơi làm việc.  Một cây cầu từ Cần Giờ đến tỉnh Loang An, đang được xây cất, có thể trông thấy từ trại của Duyên, nhưng những người trên đảo không thể đi đến mà không phải đi thuyền đến thị trấn gần nhất.

 


Những quạt khuấy nước trong một ao nuôi tôm để giữ cho nước không bị ứ đọng trên một cù lao ở Cần Giờ. [Ảnh: Danielle Keeton-Olsen]

 

Duyên nói bà tin cư dân ở Doi Mỹ Khánh sẽ thiếu tiếp cận tương tự với cầu HCMC, và thay vào đó sẽ mất đất.  Ngay cả được bồi thường, Duyên nói bà sẽ không được gì vì bà không có chủ quyền đất.

Bà nói thêm rằng bà đã chịu mất mát tài chánh đáng kể trong năm qua vì bênh tật ảnh hưởng việc nuôi tôm và vì chống bà và con trai mất việc trong sự trỗi dậy của đại dịch Covid-19.  “Chúng tôi phải làm gì nếu chúng tôi không nuôi tôm?” bà nói.

 

Trích dẫn:

Kuenzer, C., & Tuan, V. Q. (2013). Assessing the ecosystem services value of Can Gio Mangrove Biosphere Reserve: Combining earth-observation- and household-survey-based analyses. Applied Geography, 45, 167-184. doi:10.1016/j.apgeog.2013.08.012

Ha, T. T. T., Van Dijk, H., & Bush, S. R. (2012). Mangrove conservation or shrimp farmer’s livelihood? The devolution of forest management and benefit sharing in the Mekong Delta, Vietnam. Ocean & Coastal Management, 69, 185-193. doi:10.1016/j.ocecoaman.2012.07.034

Dunn, F. E., & Minderhoud, P. S. J. (2022). Sedimentation strategies provide effective but limited mitigation of relative sea-level rise in the Mekong delta. Communications Earth & Environment, 3(1). doi:10.1038/s43247-021-00331-3

.

No comments:

Post a Comment