(Laos’ Luang Prabang may lose Unesco status amid fears dam will cause ‘irreversible damage’)
Tom Fawthrop – Bình Yên Đông lược dịch
South China Morning Post – March 5, 2023
· Các nhà địa chất học chỉ ra rằng đập ở gần một đường nứt địa chất hoạt động trong vùng dễ bị động đất ở thượng Lào
· Các nhà phê bình cũng lo ngại về tính ‘xác thực và toàn vẹn’ của Luang Prabang, một khu Di sản Thế giới của Unesco, nếu dự án tiến hành
Những làn sóng du khách được mong đợi để tràn ngập thành phố cổ Luang Prabang của Lào trong năm nay khi những hạn chế du lịch do đại dịch chấm dứt, nhưng sự vui mừng của phục hồi kinh tế đã bị che phủ bởi các kế hoạch cho một đập thủy điện quan trọng chỉ cách khu Di sản Thế giới Unesco chỉ có 25 km về phía thượng lưu.
Hai năm sau khi chánh phủ Lào chấp thuận dự án, họ dự trù phát động đập Luang Prabang 1.400 MW với các nhà phát triển Thái trong tháng 6, mà không thực hiện một nghiên cứu kỹ lưỡng về động đất trước tiên.
Các nhà phê bình nói các nhà đầu tư và phát triển Thái không thể chọn một vị trí tồi tệ, vì đập làm gián đoạn sự trầm lặng ở ven sông và gần với một đường nứt địa chất hoạt động trong vùng dễ bị động đất ở thượng Lào, chỉ cách vị trí đập đập 8,6 km.
Punya Churasiri, một nhà động đất học hàng đầu của Thái và nguyên là giảng sư Đại học Chulalongkorn ở Bangkok, người đã viếng đường nứt địa chất hoạt động, cảnh báo: “Đập nầy rất nguy hiểm để tiến hành mà không được điều tra đầy đủ.”
Minja Yang, nguyên cầm đầu di sản vùng Á Châu-Thái Bình Dương của Unesco, lo ngại về ảnh hưởng của dự án ở trong vùng. “Nếu họ xây đập nầy, nó sẽ trở thành một thị trấn bên bờ hồ hay hồ chứa nước, tính xác thưc và toàn vẹn sẽ mất vĩnh viễn,” bà nói.
Lào, qua việc ký kết thỏa thuận Di sản Thế giới Unesco trong năm 1995, đã hứa bảo tồn thiên nhiên, văn hóa và lịch sử dọc theo hợp lưu của sông Mekong và Nam Khan.
Một người hướng dẫn du lịch ở địa phương yêu cầu được dấu tên cũng sợ rằng đập sẽ làm nản lòng du khách bằng cách cản trở tàu du lịch sinh thái đi trên sông, kéo dài đến biên giới Thái. “Nó sẽ làm gián đoạn truyền thống văn hóa của chúng tôi và lối sống của người Lào chúng tôi.”
Du lịch sinh thái-văn hóa mang vào Lào gần 5 triệu du khách ngoại quốc trong năm 2019 và 934,7 triệu USD thu nhập từ du lịch.
Có khoảng 70 đập đang hoạt động trên khắp Lào, với nhiều đập khác đang xếp hàng, khi quốc gia không có bờ biển nhắm đến việc trở thành “bình điện của Á Châu” với thủy điện.
Đập Xayaburi trên sông Mekong cho thấy đập tạm nhô ra sông nhưng chưa chận dòng.
[Ảnh: Tom Fawthrop]
Các đập nhanh chóng bao quanh Luang Prabang và bắt thành phố phải trả giá, theo Philip Hirsch, giảng sư địa lý hồi hưu của Đại học Sydney. “Ven sông của Luang Prabang đã được biến thành gần như hồ từ đâp Xayaburi cách [thành phố] 130 km về phía hạ lưu,” ông nói.
Đoạn cuối của hồ chứa nước Xayaburi kéo dài 20 km về phía thượng lưu từ vị trí Unesco. Cộng thêm hồ chứa nước Luang Prabang ở thượng lưu, sẽ có hồ chứa nước Pak Beng làm nghẽn tất cả dòng chảy tự do còn lại của sông tận đến biên giới Thái ở Chiang Khong.
Câu chuyện của đập mới gợi lại ký ức của đập thủy điện Xepian-Xe Namnoy năm 2018 trong tỉnh Attapeu khiến cho 14.440 người không nhà và 71 người chết.
Trong những năm gần đây, 3 trận động đất đã xảy ra gần đập Xayaburi. Trong năm 2019, một trận động đất có cường độ 6,4 đã xảy ra ở thượng Lào.
Vùng đập Luang Prabang rất “gần một cách nguy hiểm” với một đường nứt động đất hoạt động, theo Churasiri, người đã thực hiện nghiên cứu tại chỗ ở thượng Lào và lo ngại rằng đập mới có thể châm ngòi cho một trận động đất có cường độ 7 hay 8.
‘Rủi ro cực đoan’
Hầu hết các nhà làm chánh sách trong khu vực nhìn vào Ủy hội Sông Mekong (MRC) – một nhóm 4 quốc gia gồm có Lào, Cambodia, Thái Lan và Việt Nam – để giúp bảo vệ môi trường. Nhưng nhóm tham vấn không có quyền phủ quyết trong bất cứ chánh phủ nào.
MRC đã xếp loại đập Luang Prabang như “một đập có rủi ro cực đoan”, nhưng không đề nghị chấm dứt dự án hay nghiên cứu sâu hơn.
Churasiri và Hirsch đã chỉ trích phạm vi của MRC là quá hẹp, và thúc giục điều tra thêm.
“Nhiều vị trí ít nhạy cảm hơn về mặt sinh thái và văn hóa có thể được phát triển [thay vì đập],” Jian-hua Meng, cố vấn cho WWF, nói.
“Mặc dù tham vấn trước [của MRC] không thể phủ quyết đập, họ đã bỏ qua để cung cấp một nghiên cứu đầy đủ ảnh hưởng di sản,” Hirsch nói. “Một chuỗi đập có thể châm ngòi động đất do hồ chứa nước gây ra cũng cần được điều tra.”
Unesco, sau khi gởi một phái đoàn theo dõi đến vị trí đập trong tháng 4 năm 2022, đề nghị rằng Lào ngưng tiếp tục dự án. Nhưng MRC không lưu ý đến đánh giá của Unesco.
Giảng sư Jian-hua Meng, một kỹ sư được huấn luyện ở Đức là cố vấn cho WWF, nói MRC “tốt nhất” là cố gắng để giảm nhẹ thiệt hại.
“Nhiều vị trí ít nhạy cảm về mặt sinh thái và văn hóa có thể đươc phát triển [thay vì đập], với ít rủi ro đáng kể cho an ninh lương thực của các quốc gia ở hạ lưu.”
Các nhà hoạt động và dân làng bị ảnh hưởng bởi đâp Xayaburi gây tranh cãi chống đối trong lúc đi lại trên sông Mekong,
với lãnh thổ Lào ở phía sau.
[Ảnh: EPA/South China Morning Post]
Chướng ngại trên đường
Thái Lan, một quốc gia nhập cảng năng lượng quan trọng từ Lào, thường đóng vai trò then chốt trong việc quyết định tiến hành các dư án thủy điện.
Trong năm 2022, Thái Lan ký một biên bản ghi nhớ để xây 3 đập mới trên Mekong, kể cả đập ở Luang Prabang.
Nếu Thái Lan ký hợp đồng mua điện từ đập Mekong nầy mà Unesco đã kết luận sẽ làm xói mòn di sản của Luang Prabang, Thái Lan sẽ vi phạm Quy ước Di sản Thế giới 1972 của Liên Hiệp Quốc mà họ đã ký tên vào.
Điều 6.3 của quy ước nói rằng: “Mỗi quốc gia thành viên không thực hiện bất cứ biện pháp cố ý, có thể gây thiệt hại trực tiếp hay gián tiếp cho di sản thiên nhiên và văn hóa nằm trong lãnh thổ của một quốc gia thành viên khác của quy ước.”
Thái Lan cũng là một thành viên của một bộ phận Unesco then chốt, Ủy ban gồm 21 quốc gia thành viên, đặt nó vào tư thế pháp lý và đạo dức khá lúng túng.
“Lào có quà nhiều đập, nó không hợp lý [để thúc đẩy một cái khác] và giết du lịch văn hóa. Nó chỉ khiến cho Luang Prabang đi đến danh sách có nguy cơ tuyệt chủng [Unesco], và mất hàng ngàn công ăn việc làm,” Minja Yang, nguyên cầm đầu di sản Á Châu-Thái Bình Dương, nói.
Hầu hết các phân tích viên Mekong sợ rằng đập sẽ được xây. Yang, người giúp chánh phủ Lào trong thập niên 1990s để thiết lập một kế hoạch bảo tồn cho Luang Prabang, rất thất vọng với việc trượt trở lại của Vientiane về những nỗ lực bảo tồn môi trường và văn hóa.
Các quốc gia thành viên của Unesco nói rằng thất bại trong việc bảo vệ các vị trí di sản của họ được đặt vào danh sách “Di sản trong Nguy hiểm”. Luang Prabang có rủi ro mất tình trạng Di sản Unesco nếu Lào tiến hành đập.
“Nếu chúng ta mất Luang Prabang, chúng ta sẽ mất một địa điểm rất đặc thù bị mất vì con người,” Yang, nguyên chủ tịch của Trung tâm Bảo tồn Quốc tế của Đại học Leuven ở Belgium, nói. “Khi thiệt hại đã được làm, nó sẽ không thể đảo ngược được. Nó không thể xóa được.”
No comments:
Post a Comment