(How to power the Mekong countries into a cleaner future)
Mekong Eye – Bình Yên Đông lược dịch
13 March 2023
Việt Nam đã trải qua việc bùng nổ chưa từng thấy trong đầu tư năng lượng tái tạo,
nhất là điện gió và mặt trời. [Ảnh: Yen Duong]
Hội thảo trên mạng lắng nghe chuyên viên thảo luận các giải pháp đi đến một tương lai năng lượng sạch hơn, sáng hơn cho các quốc gia Mekong.
BANGKOK, THAILAND – Các quốc gia Mekong có thể thực hiện 100% năng lượng tái tạo mà không hy sinh những sông nhạy cảm sinh thái, theo các chuyên viên tham dự buổi hội thảo trên mạng gần đây. Họ cũng thắc mắc nếu thủy điện là sự chọn lựa khả chấp cho việc chuyển tiếp năng lượng sạch của khu vực.
Việc tăng giá nhiên liệu hóa thạch toàn cầu đã gây nên tình trạng thiếu năng lượng trong nhiều quốc gia kể từ năm ngoái, và khu vực Mekong không phải là một ngoại lệ.
Việt Nam, thí dụ, đã thỉnh thoảng bị mất điện suốt năm 2022 vì sự tăng vọt giá điện than. Thái Lan, nơi thành phần điện dựa vào khí đốt thiên nhiên nhập cảng, cũng trải qua sự bốc hơi giá cả và phải tăng cường việc tìm kiếm các nguồn năng lượng khác từ than đá đến tái tạo.
Các nhà phân tích đã tiên đoán khủng hoảng năng lượng sẽ tiếp tục đánh các quốc gia đang phát triển trong năm 2023. Nó cũng sẽ thúc đẩy nhiều quốc gia để tìm kiếm năng lượng tái tạo.
Trong các quốc gia Mekong, thủy điện được xếp loại như nguồn tái tạo có tiềm năng cao, cùng với mặt trời và gió.
Các nhà làm chánh sách xem nó như năng lượng sạch và phóng thích thấp, có thể cung cấp điện “rẻ”, giải quyết thay đổi khí hậu và đáp ứng với nhu cầu điện gia tăng, nhất là trong thời hậu-Covid khi các quốc gia toan tính để tiếp tục tăng trưởng kinh tế trở lại.
Cambodia, Thái Lan và Việt Nam đã bày tỏ quan tâm mạnh mẽ trong việc gia tăng số điện nhập cảng từ Lào, phần lớn được cung cấp từ các đập thủy điện trên dòng chánh Mekong và các phụ lưu của nó.
Tin tức ở địa phương cho biết Việt Nam dự định mua 3.000 MW từ Lào, trong khi Thái Lan sẽ nhập cảng tổng cộng 10,9 GW cho 2 thập niên sắp tới.
Rừng đầm lầy nước ngọt ở đông bắc Thái Lan bị ngập bất chấp mùa tự nhiên vì việc xây cất đập Rasi Salai. Người dân địa phương nói rằng đập làm giảm các loại cá và cây, buộc họ phải chật vật với việc mất thu nhập và an toàn lương thực. [Ảnh: Visarut Sankham]
Dựa trên bối cảnh nầy, các cộng đồng địa phương và giới học thuật đã nêu lên những lo ngại về ảnh hưởng xã hội và sinh thái của các đập thủy điện, gồm có mất đa dạng sinh học, dời cư các cộng đồng và những thay đổi cuộc sống tiêu cực cho các cộng đồng dựa vào sông.
Họ cũng thắc mắc nếu thủy điện thật sự sạch và nếu nó có thể lót đường đến một sự chuyển tiếp đúng đắn, nơi người dân bị ảnh hưởng bởi các đập sẽ không bị bỏ rơi.
Nối mạng lưới điện
Rafael Guevara Senga, Quản đốc và Cầm đầu Năng lượng cho Phân vùng Mekong và Vùng Phụ cận của Quỹ Hoang dã Thiên nhiên Thế giới (WWF), chỉ ra rằng 100% tái tạo có thể được thực hiện mà không hy sinh các sông quý giá của khu vực.
“Chúng tôi tin rằng có đủ nguồn tái tạo ngoài thủy điện có thể cung cấp 100% điện vào năm 2050, hay sớm hơn. Phần lớn sẽ là mặt trời và gió và một sự gia tăng rất tối thiểu trong thủy điện,” Senga nói trong buổi hội thảo trên mạng gần đây Powering the Mekong: Does clean energy means more dams? (Cung cấp điện cho Mekong: Năng lượng sạch có nghĩa là thêm đập?) Buổi hội thảo trên mạng được tổ chức bởi Internews’ Earth Journalism network (Hệ thống Phóng viên Địa cầu của Internews).
Senga cầm đầu một nghiên cứu đang diễn ra của WWF để cung cấp các giải pháp để tối ưu hóa những tái tạo với việc nới rộng một lưới khu vực kết hợp dành riêng cho những vùng năng lượng tái tạo.
“Chúng tôi đang nhìn tới một mạng lưới khu vực được tổ chức và thiết kế tốt vì nó có thể giúp việc sử dụng có hiệu quả hơn những nguồn tái tạo lớn lao của Mekong, gồm có mặt trời và gió chưa được sử dụng. Chúng tôi chỉ chạm vào bề mặt của cái chúng ta có ở đây,” ông nói.
“Điều nầy đòi hỏi hợp tác khu vực và ý chí chánh trị giữa các chánh phủ. Nó không còn là thách thức kỹ thuật hay kinh tế nữa. Mặt trời và gió nay là nguồn năng lượng rẻ nhất ở hầu hết các quốc gia trên thế giới.”
Từ năm 2021 đến nay, các turbines khí đốt có chu kỳ được phối hợp là nguồn dẫn đầu của việc sản xuất điện của khu vực với tổng số công suất 42.555 MW. Nó được theo sau bởi thủy điện (38.541 MW), than (32,310 MW) và tấm quang điện (18.147 MW). Gió và sinh khối đóng vai trò thứ yếu trong sự trộn lẫn năng lượng.
Nghiên cứu của WWF tiên đoán rằng khu vực Mekong sẽ có một trong những tăng trưởng nhanh nhất trong nhu cầu năng lượng, sẽ làm tăng từ gần 500 TWh trong năm 2021 đến trên 1.600 TWh trong năm 2050. Việt Nam sẽ chiếm 50% của nhu cầu nầy.
Kế hoạch phát triển lưới hiện nay chú trọng đến năng lượng cổ điển và không tận dụng tiềm năng đầy đủ của điện mặt trời và gió, Senga nói.
Nối mạng lưới khu vực đến các vùng tái tạo có giá trị sẽ ổn định năng lượng, giảm chi phí điện và cứu các sông nhạy cảm sinh thái bằng cách thay đổi vai trò của thủy điện hiện nay từ một nguồn điện căn bản đến một nguồn điện dự phòng cho mặt trời và gió, mà không xây đập mới.
Một mô hình tương tự có thể được thấy trong lưới điện của Âu Châu, được điều hành trong một hệ thống duy nhất để đa dạng hóa các nguồn điện của khu vực, từ thủy điện và nhiên liệu hóa thạch đến điện gió, và cung cấp năng lượng khi công suất của gió và mặt trời yếu.
Một trang trại gió trong tỉnh Bạc Liêu ở Việt Nam, nơi năng lượng gió đang được tăng tốc để làm giảm sự lệ thuộc vào than đá và khí dốt của tỉnh. [Ảnh: Chi Quoc]
Thảo luận thủy điện khả chấp
Tại COP 27 ở Egypt hồi năm ngoái, Hiệp hội Thủy điện Quốc tế (IHA) công bố một tuyên bố kêu gọi các lãnh đạo trên thế giới đầu tư thêm vào đập như một giải pháp để giảm nhẹ và thích ứng khí hậu.
“Thủy điện khả chấp” là từ ngữ mà kỹ nghệ đã dùng đi dùng lại để khuyến khích các đập như nguồn năng lượng phóng thích thấp và ảnh hưởng thấp.
Tranh cãi chung quanh từ ngữ nầy đã được theo dõi bởi Carl Middleton, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Xã hội của Đại học Chulalongkorn ở Thái Lan, người truy nguồn gốc của từ ngữ trong thập niên 1970s khi các dự án thủy điện lớn được khởi động ở nhiều nơi trên thế giới.
Trong thập niên 1990s, những đập nầy trải qua cao điểm của sự chỉ trích rộng rãi vì ảnh hưởng xã hội và môi trường của chúng và sự thất bại trong việc đóng góp vào phát triển.
“Thảo luận thủy điện khả chấp” xuất hiện để chống lại những chỉ trích nầy bằng cách hứa hẹn để mang những lối thực hành tốt nhất vào việc điều hành đập, Middleton quan sát.
Trong năm 2009, Ủy hội Sông Mekong (MRC) phát động sáng kiến thủy điện khả chấp đưa đến việc phát động chiến lược phát triển thủy điện khả chấp trong năm 2021. Nó đề cập đến sự tham gia của quần chúng và đánh giá ảnh hưởng nhằm mục đích cải thiện những cái sai của những lối thực hành trong quá khứ.
Nhưng trong khu vực Mekong, Middleton thấy rằng những lối thực hành tốt nhất nầy có thể không có tác dụng tại chỗ tốt bên trong bối cảnh của tự do giới hạn về xã hội, chánh trị và truyền thông, và thường thiếu trách nhiệm.
“Ý tưởng của thủy điện khả chấp là những sửa chữa kỹ thuật – xây các đường cá đi, các turbines thân thiện với cá, tháo phù sa và v.v. Những sửa chữa kỹ thuật nầy có thể là một sự cải thiện đối với các đường lối trong quá khứ, nhưng chúng vẫn không đề cập đầy đủ những ảnh hưởng xã hội và môi trường của các dự án thủy điện lớn,” ông nói.
Ý tưởng “đặt kỹ thuật ở trọng tâm” nầy đổi thương hiệu của thủy điện như là một giải pháp, Middleton nói thêm, nhưng chỉ ra rằng nó thu hút sự chú ý từ những tầm rộng lớn hơn của những giá trị mà sông cung cấp cũng như các giải pháp có tiềm năng thay thế khác.
“Nó không có nghĩa là nguồn cung cấp điện không phải là vấn đề kỹ thuật. Vì nó là một vấn đề. Nhưng những quyết định chống đỡ chung quanh một số dự án không phải là câu trả lời kỹ thuật đúng đắn. Thật sự, nó thiên về những giá trị của xã hội, về cái gì quan trọng về mặt công lý môi trường và xã hội và tính khả chấp môi trường.”
Một thang cá được thêm vào đập Pak Mun trong tỉnh Ubon Ratchathani ở đông bắc Thái Lan để cho phép cá di chuyển qua việc xây cất đập. [Ảnh: Visarut Sankham]
Ông nói đến một số nghiên cứu gần đây được thực hiện cho khu vực Mekong và các sông nhiệt đới khác, nói nó có thể không giả sử rằng tất cả các dự án thủy điện làm giảm lượng phóng thích khí nhà kiếng đáng kể và cần thực hiện thêm các nghiên cứu để lượng định lời tuyên bố nầy.
Cũng có việc tranh luận về việc đóng góp của các đập lớn đến các chiến lược thích ứng khí hậu.
Nhiều dự án được điều hành bởi các diễn viên tư nhân hoặc các hợp doanh công-tư nơi các công ty phải đáp ứng những bắt buộc của nguồn cung cấp điện hay bị phạt, có nghĩa là những đập nầy không thực hiện đầy đủ nhiệm vụ của chúng trong việc quản lý hạn hán và lũ lụt khi cần.
Phân tán năng lượng
Một số tổ chức xã hội dân sự trong khu vực Mekong đã xung kích những phong trào để khuyến khích khái niệm và đường lối phân tán năng lượng, trong đó sự tham gia của nhiều bên liên hệ là chìa khóa cho sự chuyển tiếp đúng đắn.
Một trong số đó là EnergyLab Cambodia, một tổ chức bất vụ lợi chú trọng đến việc tham dự của những nhóm xã hội dân sự và những doanh thương ở địa phương trong việc khuyến khích năng lượng sạch ở cấp cộng đồng.
Sokphalkun Out, Quản đốc Chương trình Tham gia của EnergyLab Cambodia, nói rằng các cộng đồng ở địa phương, nhất là những cộng đồng ở nơi xa xôi nơi lưới điện quốc gia không có, có thể được lợi từ hệ thống năng lượng phân tán.
Cambodia có khoảng 45.000 MW tiềm năng điện mặt trời, nhưng chỉ có 500 MW được sử dụng hiện nay.
“Có quan tâm trong việc tham gia tích cực từ cộng đồng để giải quyết vấn đề năng lượng và sự cần thiết bằng cách nhìn vào đường lối lấy con người làm trọng tâm – đến cộng đồng, làm một số xây dựng khả năng hay tạo sự hiểu biết về những loại kỹ thuật khác nhau để làm cho họ hiểu cái họ cần là gì,” bà nói.
“Không nói chỉ có [tiếp cận đến] một lưới điện siêu nhỏ trên khắp Cambodia, nhưng là, cái mà dự án khác chúng ta sẽ cần cho cộng đồng đó. Có sự tham gia tích cực từ cộng đồng rất quan trọng để bảo đảm có một sự chuyển tiếp năng lượng đúng đắn ở đó.”
Sự cần thiết của đường lối từ dưới lên trong việc tăng tốc việc chuyển tiếp năng lượng có thể cần cho Cambodia, ví các kế hoạch của chánh phủ để gia tăng nguồn năng lượng không tái tạo đến 74% của sự trộn lẫn năng lượng quốc gia.
Những nguồn năng lượng nầy, ưu tiên hóa các nhà máy điện nhiên liệu hóa thạch và thủy điện thường dựa vào đường lối tập trung rất hiếm khi có sự tham gia có ý nghĩa và tạo ra xung dột khi ảnh hưởng môi trường và xã hội xảy ra.
Stefan Bößner, một Thành viên Nghiên cứu ở Viện Môi trường Stockholm, nói các thị trường năng lượng ở Dông Nam Á (ĐNA) không được thiết lập cho việc sản xuất năng lượng tái tạo phân tán và uyển chuyển, nhưng thay vào đó được thúc đẩy bởi độc quyền điện.
“Cần phải thay đổi để làm cho việc chuyển tiếp năng lượng thành công. Chúng ta sẽ đi từ một hệ thống tập trung dựa vào nhiên liệu hóa thạch đến một hệ thống phân tán qui mô nhỏ dựa trên năng lượng carbon thấp. Điều nầy ám chỉ đến việc thay đổi cấu trúc thị trường và hạ tầng cơ sở, Bößner nói.
“Năng lượng phân tán cung cấp một số lợi ích cho người dân để mang họ lại với nhau. Người dân tập họp với nhau và đầu tư tập tể vào năng lượng tái tạo. Điều đó tạo nên ‘các cộng đồng năng lượng’. Chúng ta có một số kinh nghiệm ở Đức, nơi 50% của việc thiết lập tái tạo do cư dân làm chủ.”
Bößner nói cần phải giải quyết hiệu năng và tối ưu hóa năng lượng trước khi thêm điện mới vào hệ thống. Thực hiện điều nầy sẽ đòi hỏi các quốc gia ĐNA giúp sự tham gia của nhiều bên liên hệ để hiểu sự cần thiết.
“Phối hợp thêm về cấp song phương như bước đầu sẽ giúp [ĐNA] để sử dụng tài nguyên của họ có hiệu quả hơn. Các hành động tập thể và khu vực hay hợp tác song phương, thay vì các dự án đại qui mô, có thể là một cách tốt để đi tới,” ông nói thêm.
.
No comments:
Post a Comment