Sunday, April 3, 2016

Weekly Update Blog Mekong-Cửu Long (April 1, 2016)




“China and the Mekong Delta: Water Savior or Water Tyrant?”


Don’t be fooled by reports about China discharging water to alleviate drought along the Mekong.
By Margaret Zhou
March 23, 2016
Another flaw in China’s water diplomacy is that more than 4,000 km lie between the Jinghong Dam, where the water will be released, and the Mekong Delta. Dr. To Van Truong, former Director of the Southern Irrigation Planning Institute, predicts that 3 percent to 4 percent of the water will arrive to the Delta itself.
Source:
http://thediplomat.com/2016/03/china-and-the-mekong-delta-water-savior-or-water-tyrant/
 


"Nước ngọt sẽ về ĐBSCL từ giữa tháng tư"

Nước ngọt sẽ về đồng bằng sông Cửu Long từ ngày 12 đến ngày 25 tháng Tư này.Theo thông báo từ Viện Khoa Học Thủy Lợi miền Nam, trong tháng Tư các tỉnh ven biển thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, có khoảng cách với biển từ 25 đến 40 kilômét, sẽ có nước ngọt khi thủy triều xuống thấp.


“Ninh Thuận ngắc ngoải với nắng hạn”

Nắng hạn đã làm một số huyện ở các tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận khô cháy, đời sống của người dân khó khăn vì thiếu nước. Những dãy núi trơ đá và đất khô như bốc lửa, những con sông trơ đáy cát và người dân mang lều chõng xuống lòng sông để ở tạm, để lấy chút hơi nước còn sót lại nơi đây…Ninh Thuận có điểm khác những tỉnh khác là rất khó để khoan giếng bởi khoan xuống chừng vài chục mét thì gặp toàn đá khối. Mà có khi khoan cả tháng trời vẫn không tìm thấy nước. Chính vì địa hình quá phức tạp nên hầu hết các dịch vụ, các công ty chuyên về khoan giếng, khoan thăm dò nước đều ký những hợp đồng thăm dò với giá thành lên đến cả trăm triệu đồng mới dám tiến hành. Bởi nếu ký ở mức thấp thì các công ty này sẽ bị thua lỗ. Thậm chí ký hợp đồng với mức giá cả trăm triệu đồng, thăm dò cả tháng trời cũng chưa chắc đã lấy được tiền vì khoan không được giếng, không tìm ra mạch nước. Những trường hợp như vậy, công ty thăm dò nhận 20% giá trị hợp đồng để bù vào tiền xăng dầu, tiền công coi như mất trắng. Và giá thành mỗi mét khối nước hiện nay dao động từ năm mươi ngàn đồng đến hai trăm ngàn đồng. Tùy vào chỗ ở của người mua nước mà người cung cấp nâng giá, ví dụ như đường đất, có nhiều dốc và ở sâu trong làng thì giá mỗi khối nước là hai trăm ngàn đồng, còn nhà ở trên quốc lộ, đường lớn thì giá dao động từ năm chục ngàn đồng đến một trăm ngàn đồng, tùy vào khoản cách xa gần mà định giá.


“Người miền Tây phải trả 200.000 đồng cho một khối nước sông” – 26/3/2016

Toàn vùng Bến Tre đang bị thiên tai gay gắt, gây thiệt hại nặng nhất trong 13 tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL). Nước máy nhiễm mặn vượt mức cho phép nhiều ngày qua nên người dân phải mua nước sông của các sà lan, ghe lớn mang về từ các tỉnh xung quanh.
Để đáp ứng nhu cầu này, mỗi ngày ông Lương Văn Trung (ngụ huyện Mỏ Cày Bắc) cùng nhiều người sang huyện Cái Bè, Tiền Giang – nơi mặn chưa xâm nhập tới – bơm nước sông vào ghe, tàu rồi chở về bán với giá 100.000 đồng mỗi khối.
“Bình thường sà lan để chở cát thuê, khoảng 100 tấn. Nhưng cả tháng nay tôi chuyển sang nghề chở nước ngọt về bán cho bà con. Chi phí vận chuyển cũng cao, mất công lắm, nên mới bán mắc vậy”, ông Trung cho biết.
Tuy nhiên, muốn đưa nước về nhà, người dân phải tốn thêm 100.000 đồng để thuê xe ba gác chở. Còn những hộ mua ít, mỗi can nhựa 20 lít (giá 5.000 đồng) phải thuê xe ôm chở mất 10.000 đồng.
http://petronews.vn/tin-tuc/thoi-su/10983/nguoi-mien-tay-phai-tra-200-000-dong-cho-mot-khoi-nuoc-song.html


Quan chức, truyền thông Trung Quốc nói gì về việc xả nước sông Mê Kông?


Giáo sư Pongsudhirak nhận định, vấn đề quan trọng ở đây là cơ chế hội nghị thượng đỉnh Lan Thương - Mê Kông (LMC) mà Trung Quốc lập ra là một cách vô hiệu hóa Ủy hội sông Mê Kông (MRC) được thành lập bởi Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam vào năm 1995 để tập trung tìm kiếm hỗ trợ về chuyên môn cũng như kinh phí để quản lý nguồn tài nguyên nước ngọt của dòng sông chung.

Myanmar và Trung Quốc là đối tác đối thoại của Ủy hội sông Mê Kông nhưng cố tình nằm ngoài MRC, do đó theo giáo sư Pongsudhirak, thiết lập LMC là ý đồ của Trung Quốc nhằm thay thế cơ chế MRC hiện tại.



Giáo sư Thitinan Pongsudhirak thuộc Khoa Khoa học Chính trị, Đại học Chulalongkorn. 

Ảnh: AIM.



 

No comments:

Post a Comment