Monday, April 25, 2016

Phụ lục của bài "BÍ ẨN TẠI TỌA ĐỘ 15.043593 106.562952




Việt Nam: Sông ngòi dày đặc mà lại thiếu nước?!
http://songkhoe.vn/viet-nam-song-ngoi-day-dac-ma-lai-thieu-nuoc-s2964-0-174391.html

Việt Nam cũng như các quốc gia trên thế giới đang đối diện với biến đổi khí hậu, cạn kiệt nguồn năng lượng, đặc biệt là nước.
Khan hiếm nước tại Việt Nam đang ở mức đáng báo động.

Thực trạng khan hiếm nước tại Việt Nam
Với lượng nước mặt bình quân đầu người mỗi năm chỉ đạt 3.840m3, thấp hơn chỉ tiêu là 4.000m3/người/năm, Việt Nam hiện được xếp vào nhóm quốc gia thiếu nước theo đánh giá của Hội tài nguyên nước quốc tế (IWRA). Trong khi đó, nước ta lại là một quốc gia có mạng lưới sông ngòi dày đặc, tài nguyên nước được đánh giá là phong phú bao gồm cả nguồn nước mặt và nước ngầm thì đây được xem như một nghịch lý.
Theo thống kê của Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường, khoảng 20% dân cư tại Việt Nam chưa được tiếp cận nguồn nước sạch.

Những cánh đồng khô hạn ở Ninh Thuận (Ảnh: Kênh 14)

Tại Việt Nam, mức độ ô nhiễm và khan hiếm nguồn nước đang trong tình trạng báo động. Thiếu nước, hạn hán hiện đang rất gay gắt tại nhiều nơi cả thành thị lẫn nông thôn.

Nguồn nước ngầm đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, xâm nhập mặn trên diện rộng do việc các chất thải từ sản xuất, sinh hoạt, khai thác tràn lan, thiếu quy hoạch và không có kế hoạch bảo vệ nguồn nước. Hầu hết đô thị lớn đều bị ô nhiễm nguồn nước ngầm, đặc biệt là ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh.

Thời tiết nắng nóng khiến lượng nước tiêu thụ tăng lên. Nhiều khu vực tại các thành phố phải chịu cảnh cắt nước sinh hoạt khiến nhiều hộ dân 'trở tay không kịp' trong việc tích trữ nước sinh hoạt. Mất nước kéo dài khiến cuộc sống của nhiều gia đình bị đảo lộn.
Vùng ven biển miền Trung, tỉnh thuộc vùng cực nam Trung Bộ là Bình Thuận và Ninh Thuận đang đối mặt với khan hiếm nước sạch do nguồn nước đang ngày càng bị xâm nhập mặn nghiêm trọng, kết quả của quá trình nước biển ngày càng dâng cao. Không đủ nước dùng trong sinh hoạt, hàng chục ngàn gia đình ở những vùng đang bị hạn hán của tỉnh Bình Thuận phải sống trong điều kiện ăn ở kém vệ sinh. Ngư dân ven biển tại các tỉnh như Kiên Giang, Tiền Giang do thiếu nước thậm chí còn phải mua nước với giá từ 70.000 đến 100.000 đồng/m3 để sinh hoạt hàng ngày.

Người dân Quảng Ngãi đào giếng 'khủng' để tìm nước ngọt (Ảnh: Vnexpress)

Đợt hạn hán khốc liệt nhất trong chục năm qua. Ninh Thuận vào trung tuần tháng tư vừa qua được cho biết là nơi khó khăn nhất về nước trong đợt hạn hán vừa qua tại tỉnh này nói riêng và ở nhiều nơi tại Việt Nam nói chung.
Nông nghiệp tại các khu vực từ miền Trung cho đến Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long đang gánh chịu khô hạn bất thường. Tình trạng hạn hán và xâm nhập mặn ảnh hưởng lớn đến sản xuất dẫn đến nguy cơ thiếu nước phục vụ sản xuất nông nghiệp. Hàng ngàn héc ta cây trồng bị ảnh hưởng bởi hạn hán, thiếu nước tưới.

Hậu quả do thiếu nước
Theo thống kê của Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên và Môi trường, trung bình mỗi năm, Việt Nam có khoảng 9.000 người tử vong vì sử dụng nguồn nước ô nhiễm và điều kiện vệ sinh kém. Hàng năm, có gần 200.000 người mắc bệnh ung thư, 250.000 người bị mắc bệnh tiêu chảy cấp phải nhập viện mà một trong những nguyên nhân chính bắt nguồn từ nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm.
Trên thực tế, tại một số địa phương, các ca nhiễm ung thư, viêm nhiễm ở phụ nữ do sử dụng nguồn nước ô nhiễm chiếm đến gần 40%.

Nguyên nhân
Ngày càng nhiều dòng sông bị ô nhiễm làm nguồn nước ngầm cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng (Ảnh: VTC New)

Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu, với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhưng công tác bảo vệ môi trường không được thực hiện đã gây ra những ảnh hưởng tiêu cực tới nguồn nước.
Sức ép lên môi trường nước lưu vực sông ngày càng lớn do phát triển kinh tế xã hội. Sản phẩm từ công nghiệp, xây dựng, khai thác khoáng sản, phế thải,… đã dẫn đến tình trạng nước tại các lưu vực sông đang bị ô nhiễm nặng, ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt.
Việc khai thác, đốt rừng bừa bãi gây xói mòn đất và đồng thời làm cho nguồn nước cạn kiệt, hạn hán đang có xu thế gia tăng.
Khai thác, sử dụng nước ngầm không hợp lý đã dẫn đến hạ thấp mực nước ngầm, nhiễm mặn khá phổ biến ở nhiều vùng ven biển, ảnh hưởng tới tầng nước ngọt.
Việc sử dụng nước bừa bãi, thiếu ý thức tiết kiệm gây lãng phí nguồn nước.
Nước là nguồn tài nguyên có vai trò đặc biệt trong sự sinh tồn và phát triển của con người. Chính vì vậy, mỗi người cần bảo vệ tài nguyên nước, tiết kiệm và sử dụng hợp lý, đó là cách để bảo vệ cuộc sống của chính mình.

Xuất khẩu lao động Lào năm 2015 hơn 20000 người.
Đăng: Ngày 11 Tháng Năm , 2015 - bởi: Xuất khẩu Lao động Việt Nam
http://xuatkhaulaodongnhatban.org.vn/xuat-khau-lao-dong-lao-2015-hon-20-000-nguoi/
Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH) dự kiến đến năm 2015, tổng số lao động Việt Nam làm việc tại Lào sẽ hơn 20.000 người
Theo báo cáo của các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư tại Lào, các chính sách đối với lao động Việt Nam tại Lào được đảm bảo, tạo động lực để đội ngũ lao động Việt Nam tại Lào nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ được giao. Ngoài chế độ tiền lương, người lao động còn được hưởng chế độ phụ cấp, hỗ trợ xa Tổ quốc. Do đó, mức thu nhập bình quân đối với lao động phổ thông đạt khoảng 250 USD/tháng; lao động kỹ thuật khoảng 500 USD/tháng. Ngoài ra, người lao động cũng được thực hiện đầy đủ các chế độ về BHXH, BHYT, BHTN, chế độ nghỉ phép, lễ, tết theo quy định của pháp luật Việt Nam và Lào.

Người lao động chuẩn bị sang Lào làm việc

Bên cạnh số lao động Việt Nam đi làm việc tại Lào theo các kênh chính thống như: Các công trình nhận thầu, trúng thầu, đầu tư, thực hiện dự án viện trợ không hoàn lại; đi theo các hợp đồng cung ứng nhân lực giữa các doanh nghiệp dịch vụ xuất khẩu lao động của Việt Nam và các nhà thầu công trình nước ngoài tại Lào hoặc chủ sử dụng lao động của Lào; đi theo con đường cá nhân… còn một số lượng đáng kể những lao động Việt Nam đi làm việc tự do tại Lào theo con đường tiểu ngạch, trong đó chủ yếu là lao động của các tỉnh có chung đường biên giới với Lào như Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị. Theo báo cáo của Sở LĐ-TB&XH Nghệ An, những năm gần đây, mỗi năm Nghệ An có từ 5.000 – 6.000 lao động tự do đi làm việc tại Lào, chủ yếu trong các lĩnh vực xây dựng, khai thác, nông nghiệp, buôn bán nhỏ và các lĩnh vực khác.  Thu nhập bình quân của những lao động này đạt khoảng 7 – 8 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, số lao động có việc làm ổn định, mang tính lâu dài chỉ chiếm khoảng 30%; số lao động còn lại làm việc chủ yếu mang tính mùa vụ.

Hiện nay theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, có khoảng 13500 lao động Việt Nam làm việc tại Lào, chủ yếu đi theo các dự án hợp tác đầu tư, dự án nhận thầu công trình, dự án hợp tác giữa các địa phương có chung đường biên giới. Phần lớn số lao động này là lao động có kỹ thuật. Theo Hiệp hội các nhà đầu tư Việt Nam sang Lào (AVIL), trong số khoảng 13.500 lao động Việt Nam đang làm việc tại Lào, tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai có 6.900 lao động, Tập đoàn Cao su có gần 1.000 lao động, Tập đoàn Sông Đà có khoảng 600 lao động…  Nhìn chung, sự có mặt của lao động Việt Nam tại Lào ở nhiều nơi đã giúp giải quyết một phần nhu cầu thiếu lao động, nhất là trong các lĩnh vực: năng lượng, xây dựng hạ tầng cơ bản, giao thông, thu hoạch mùa màng, dịch vụ, đặc biệt ở những công trình, dự án lớn của Lào.
 
Để hợp thức hóa việc đưa lao động Việt Nam sang Lào làm việc, Bộ Lao động hai nước đã ký kết Hiệp định hợp tác lao động Việt – Lào vào ngày 29/6/1995 và Nghị định thư sửa đổi bổ sung ngày 8/4/1999. Tuy nhiên, quá trình thực hiện cho thấy Hiệp định hợp tác lao động năm 1995 và Nghị định thư sửa đổi năm 1999 đã không còn phù hợp với tình hình thực tế hiện nay, không điều chỉnh hết các hình thức lao động của nước này sang làm việc tại nước kia. Vì vậy, vào tháng 7/2013, Bộ Lao động hai nước đã ký kết Hiệp định hợp tác lao động Việt – Lào. Hiệp định mới đã điều chỉnh được các hình thức lao động phù hợp với tình hình thực tế, quy định cụ thể về thủ tục xin cấp giấy phép lao động, đăng ký lưu trú, các loại phí liên quan, chế độ bảo hiểm, y tế, xử lý tranh chấp… đảm bảo được yêu cầu quản lý và bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động.

Hiệp định gồm 7 chương 21 điều được xây dựng trên cơ sở tôn trọng pháp luật của cả hai nước và sẽ là căn cứ để các doanh nghiệp dịch vụ của hai quốc gia tiến hành đưa lao động của nước này sang làm việc tại nước kia và cũng là những chuẩn mực để người sử dụng lao động phải tuân theo khi sử dụng lao động của nước bạn tới làm việc. Để triển khai thực hiện Hiệp định hợp tác lao động này, Bộ LĐ-TB&XH đã phối hợp với các Bộ, ngành Việt Nam xây dựng kế hoạch thực hiện Hiệp định trong đó tập trung vào tuyên truyền, phổ biến nội dung, hướng dẫn, triển khai cho doanh nghiệp Việt Nam nhận thầu, trúng thầu, đầu tư và thực hiện dự án viện trợ không hoàn lại tại Lào, phối hợp với Bộ Lao động và Phúc lợi Xã hội Lào trong việc kết nối các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, cũng như đẩy mạnh công tác quản lý lao động Việt Nam đi làm việc tại Lào. Đồng thời, thành lập tổ công tác Việt Nam – Lào để thực hiện nhiệm vụ này.

Trước đó, để đẩy mạnh việc thực hiện Hiệp định này, Bộ LĐ-TB&XH Việt Nam phối hợp với Bộ Lao động và Phúc lợi xã hội Lào đã tổ chức Hội nghị thông tin về Hiệp định hợp tác lao động Việt – Lào nhằm trao đổi thông tin và thảo luận về cơ chế thông tin và truyền thông chung, kết nối doanh nghiệp hai nước, cơ chế linh hoạt vận dụng chính sách nhằm hỗ trợ và quản lý tốt lao động của Việt Nam khi sang làm việc tại Lào.
Huyền Minh
nguồn baodansinh.vn

50% lao động Việt Nam tại Lào là của Hoàng Anh Gia Lai

04:14 PM - 18/08/2014
(TNO) Con số này được đưa ra tại Hội nghị thông tin Hiệp định hợp tác lao động Việt Nam - Lào do Bộ Lao động-Thương Binh-Xã hội và Bộ Lao động-Phúc lợi xã hội Lào tổ chức ngày 18.8 tại Nghệ An.
Theo số liệu thống kê của Bộ Lao động-Thương binh-Xã hội, có khoảng 13.500 lao động Việt Nam làm việc tại Lào, chủ yếu đi theo các dự án hợp tác đầu tư, dự án nhận thầu công trình, dự án hợp tác giữa các địa phương có chung đường biên giới. Phần lớn số lao động này là lao động có kỹ thuật.
Trong đó, tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai có số lượng lao động đông nhất là 6.900 người, Tập đoàn Cao Su có gần 1.000 lao động, Tổng công ty Sông Đà có khoảng 600 lao động… 

Lao động Nghệ An chen nhau làm thủ tục xuất cảnh sang Lào - 
Ảnh: Khánh Hoan

Ngoài chế độ tiền lương, lao động Việt Nam làm việc tại Lào còn được hưởng chế độ phụ cấp, hỗ trợ xa tổ quốc, BHXH, BHYT... Mức thu nhập bình quân đối với lao động phổ thông Việt Nam làm việc tại Lào đạt khoảng 250 USD/tháng; lao động kỹ thuật khoảng 500 USD/tháng.
Ông Tống Hải Nam, Phó cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động-Thương binh-Xã hội) cho biết, sự có mặt của lao động Việt Nam tại Lào ở nhiều nơi đã giúp giải quyết một phần nhu cầu thiếu lao động, nhất là trong các lĩnh vực: năng lượng, xây dựng hạ tầng cơ bản, giao thông, thu hoạch mùa màng, dịch vụ, đặc biệt ở những công trình, dự án lớn. Với việc hợp tác đầu tư sang Lào đang phát triển mạnh mẽ, nên nhu cầu sử dụng lao động Việt Nam tại Lào trong thời gian tới rất lớn. Bộ Lao động-Thương binh-Xã hội dự kiến đến năm 2015, tổng số lao động Việt Nam sang Lào làm việc sẽ vượt mức 20.000 người.
T.Hằng

GS Nguyễn Ngọc Lung kể chuyện Global Witness và rừng Việt Nam

http://baodatviet.vn/chinh-tri-xa-hoi/201306/gs-nguyen-ngoc-lung-ke-chuyen-global-witness-va-rung-viet-nam-2348237/

(Chính trị - Xã hội) - (ĐVO) - "Muốn khắc chế được nạn phá rừng, trước tiên phải cắt quyền của nhóm lợi ích" - GS.TS Nguyễn Ngọc Lung - Viện trưởng Viện quản lý rừng bền vững và chứng chỉ nói về cáo buộc phá rừng của tổ chức GW.


GW từng cáo buộc doanh nghiệp Việt Nam phá rừng

PV:-  Với những lý do trồng rừng thì phải khai hoang, tạo công ăn việc làm cho rất nhiều người ở Tây Nguyên và căn bản nhất là tất cả đều đúng luật. Nhưng tàn phá rừng, thiệt hại không chỉ tới môi trường sống của cư dân bản địa mà còn kéo theo nhiều hệ lụy khác. Là một nhà khoa học, một nhà quản lý ông nhìn nhận vấn đề này thế nào? Ông nghĩ gì trước lời cáo buộc Tập đoàn HAGL đang nhân danh kinh tế để phá rừng của tổ chức Global Witness (GW)?

GS.TS Nguyễn Ngọc Lung:- GW nói đúng chứ không sai. Đó là một tổ chức có uy tín trên thế giới nếu họ đã có cáo buộc thì họ sẽ có bằng chứng.

GS.TS Nguyễn Ngọc Lung - Viện trưởng Viện quản lý rừng

GW là một tổ chức họ điều tra tất cả mọi thứ nhưng lại không để lộ thông tin. Chỉ đến khi họ công bố thông tin chính thức trên tạp chí của họ. Họ có tất cả các bằng chứng mà không thể chối cãi được.
GW từng có bài báo viết về nạn phá rừng buôn gỗ cách đây 15 năm. Đó là bài điều tra có tên là "Chế tạo tại Việt Nam nhưng khai thác tại Campuchia". Bài báo nói về một đường dây phá rừng buôn gỗ lậu từ TP.HCM do một  công ty thuộc Tổng Cty Lâm nghiệp ở đó làm...
Nghĩa là, Campuchia chặt gỗ bán, mình mua ký hợp đồng giữa hai nước và nhận hàng ở biên giới.
Nhưng công ty của Việt Nam đã đàm phán riêng với Campuchia mua trực tiếp khu rừng nào thì sẽ tự sang khai thác và vận chuyển lấy (tự khai thác thì họ không quản lý, khai báo bao nhiêu m3 gỗ thì trả tiền bấy nhiêu- PV). Đó là chỉ vì tiền lãi mà phải làm như vậy.
Sau một sự cố đáng tiếc, Chính phủ đã yêu cầu mở một hội nghị tại Phnom Penh, họp với Campuchia, Lào, GW. Từ đó, đã có chỉ đạo ngăn chặn các doanh nghiệp chỉ vì lãi mà làm mất uy tín, của Việt Nam.
Nhưng, hiện nay phá rừng, khai hoang lấy đất, có thể bản chất của nó là không hợp pháp nhưng họ sẽ tìm mọi cách để hợp pháp hóa nó. Trước đây, các đại gia Sài Gòn để lấy được đất rừng họ thực hiện như sau:

Lợi dụng chính sách ưu tiên của nhà nước với người dân tộc (cụ thể là dân tộc Thượng phá rừng thì không bị phạt), các đại gia này đã tìm cách tiếp cận với người Thượng, cho họ ít tiền để họ chặt rừng đốt rẫy,  trồng vài trăm cây điều, rồi bán nương điều này cho chính đại gia đó để họ công khai trồng cà phê. Đại gia lại tiếp tục cấp tiền, cấp giống rồi tiếp tục đầy lùi họ vào rừng sâu, tiếp tục phá, tiếp tục lấy đất...
Đó chính là cách ban đầu để các đại gia này hợp pháp hóa lấy đất rừng để trồng cà phê.

Sau này, người dân tộc không được phá rừng nữa, rừng được giao cho bản làng, già làng quản lý. Các già làng, già bản sẽ phải khai báo cần bao nhiêu diện tích đất rừng để trồng điều sẽ được nhà nước cấp. Lúc này các đại gia lại áp dụng biện pháp chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
Với những khu đất trống, đồi trọc mà bị bào mòn thì giá trị kinh tế không cao, nên các đại gia này muốn khai thác đất rừng, loại đất tốt nhất. Và họ tàn phá đất rừng này bằng cách cứ đẩy lùi người dân tộc vào sâu trong rừng rồi để họ khai hoang, sau đó lại mua lại với giá rất thấp.

Có thể GW nay lại tố cáo cách làm của HAGL hiện nay là thuê đất trồng cao su của nhà nước Lào và Campuchia, mà việc chặt rừng và dãn dân thuộc trách nhiệm người cho thuê đất. Cái hợp lý của họ là cái sai mà cả thế giới phản đối nhưng lại được hợp thức hóa, được pháp luật công nhận.  

Ngay ở Tây nguyên, từ năm 2007, chính phủ cho phép lấy 100.000 ha đất chưa sử dụng và chủ yếu là từ rừng tự nhiên nghèo để phát triển quy hoạch cao su.  Sau 5 năm hàng trăm dự án đã được phê duyệt và triển khai, trong đó đa số chủ đầu tư là các đại gia chứ không phải Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam (VRG).

Trong khi 1 dự án thuỷ điện chiếm 200-300 ha rừng được hàng vạn tiếng nói, hàng trăm tổ chức lên tiếng bảo vệ rừng, thế mà hàng trăm lần mất rừng tự nhiên cho cao su thì chỉ có Hội đồng đánh giá tác động môi trường (ĐTM) bảo vệ .

Tháng 12/2011 chuyên gia Cục thẩm định và ĐTM thuộc Tổng cục Môi trường khảo sát, chỉ ra nhiều dự án chặt rừng tự nhiên nghèo để trồng cao su đã không thực hiện cam kết “Bảo vệ môi trường” và nhất là “Sử dụng lao động tại chỗ" đến nỗi UBND tỉnh Đắc Lắc đã dừng chủ trương đầu tư 28 dự án. Tôi không bình luận, vì không nghiên cứu tố cáo của GW lần này là gì, có giống như lấy rừng tự nhiên ở Tây Nguyên?
Mục đích của người phá rừng không phải là phá môi trường để cho con người chết, mà chỉ vì một cái lợi trước mắt, chỉ vì mấy đồng bạc bỏ túi mà làm như vậy.

PV: - Có thể nhân danh phát triển kinh tế, làm giàu cho đất nước, tạo công ăn việc làm mà được quyền phá rừng để...trồng rừng mới với hiệu quả cao hơn?

GS.TS Nguyễn Ngọc Lung: - Từ năm 1992, Việt Nam cũng đã ký vào nhiều công ước quốc tế, trong đó có  vấn đề phát triển rừng bền vững. Đó là khoảng thời gian người ta nói rằng loài người bỗng tự nhiên tỉnh ngủ, sau khi  đã ăn quá nhiều vào tài nguyên thiên nhiên, khiến môi trường bị tàn phá, gây biến đổi khí hậu, một số nước bị sa mạc hóa.

Nhận thức việc này, thế giới đã cho ra đời hàng loạt các công ước. Quan trọng nhất là lĩnh vực “Môi trường và phát triển”.
Trong  công ước khung về  biến đổi khí hậu và Nghị định thư Kyoto, cũng có một quy định về cơ chế phát triển sạch (CDM) khi trồng rừng xin tín chỉ carbon, thì từ năm 2000 không được chặt rừng tự nhiên (dù nghèo kiệt) để trồng rừng mới.    

Một  tổ chức bảo vệ rừng tự nhiên nữa là Hội đồng quản trị rừng thế giới  (FSC), là tổ chức cấp chứng chỉ cho chủ rừng đang “quản lý bền vững” để gỗ được lưu thông vào mọi thị trường mà giá lại cao hơn rất nhiều. Nhưng FSC cũng nói ngay, không được cấp chứng chỉ nếu chuyển rừng tự nhiên sang rừng trồng sau tháng 11/1994. 

Việc  trồng cao su cũng vậy. Cây cao su là cây đa mục đích có thể trồng rừng lấy mủ, lấy gỗ, hoặc trồng rừng phòng hộ. Nhưng rừng cao su về mặt môi trường không tốt như các rừng trồng khác, thứ nhất đa dạng sinh học đơn giản, thứ hai là khả năng hấp thụ khí CO2 kém (chu kỳ 30 năm chỉ tích lũy được 20-30 tấn sinh khối khô...) 
Các doanh nghiệp phá rừng tự nhiên, chuyển thành rừng trồng đã bị cả thế giới lên án, lại chuyển sang trồng rừng cao su thì điều đó càng không nên, trừ khi trồng trên các loại đất chưa sử dụng khác.

Thực ra ở Viêt Nam hiện nay, đầu cơ, buôn đất mới là có lãi lớn. Có đất rồi, có sổ đỏ rồi hoặc hợp đồng thuê đất,  chỉ cần nhượng 1 vài ha thì cũng đã đủ  tiền chi phí và  bôi trơn để có được đất sạch cho 1 dự án cao su . Vì khi có quyền sử dụng đất thì có thể chuyển quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất  như đã lộ ra qua sự kiện Nông trường Sông Hậu, hay đất nuôi trồng thuỷ sản ở Tiên Lãng, Hải Phòng .

Muốn khắc chế nạn phá rừng phải cắt quyền của nhóm lợi ích

PV:- Việc lách luật nhằm khai thác gỗ rừng có nhiều cách và nạn nhân của các "lâm tặc" thường xuất hiện ở các quốc gia nghèo đói hoặc đang khát vốn để phát triển. GW tiến hành điều tra riêng, cáo buộc trên trường quốc tế nhằm ngăn chặn lâm tặc quốc tế.  Xét cho cùng thì hiệu quả vẫn không cao, không thể ngăn chặn được nạn phá rừng ồ ạt trong phạm vi từng quốc gia, ông có cao kiến gì để khắc chế quốc nạn phá rừng?

GS.TS Nguyễn Ngọc Lung:- Tây Nguyên được coi là mái nhà xanh, là lá phổi giữ ổn định sinh thái cho cả nước. Nhưng chỉ cần theo dõi thông tin là biết, cứ mỗi lần mưa lũ là hàng trăm ngôi nhà bị cuốn trôi, mùa màng bị phá huỷ, hàng vạn m3 gỗ mênh mông trôi ở các cửa sông. Nhìn vào đó là biết ngay, lâm tặc vẫn hoành hành.                             


Đó là điều bất cập. Bất cập ở chỗ càng biết luật lại càng làm trái luật. Đến cả không ít người thực thi lâm luật lại có lúc, có nơi cộng tác với lâm tặc hoặc bảo vệ nhóm lợi ích cao hơn. Tức là, lẽ ra họ phải chống thì họ lại làm, mà không chỉ riêng gì trong kiểm lâm mà bất cứ ngành nào cũng có.
Lợi ích đó chỉ có những người có chức có quyền mới làm được. Người ta gọi là tham nhũng.   
Việc giữ rừng chỉ với một lực lượng chuyên trách thì không thể làm được. Nếu nhìn ra các nước, với Campuchia, Lào cũng vậy cũng giống như nước ta nạn tham nhũng hoành hành làm nghèo đi đất nước.                                     
Một thực tế là cứ chống cái gì thì cái đó lại phát triển mạnh, chống buôn lậu thì buôn lậu nhiều hơn, chống tham nhũng thì tham nhũng lớn hơn. Tốt nhất là không nên chống nữa. Chính vì vậy, phải cải cách đồng bộ toàn hệ thống hành chính.                                                                                       
Phải làm đồng bộ, đa sở hữu. Khi ruộng ở thành phố còn mất  thì đất rừng mất là đương nhiên. Vì hiện tại giờ đất rừng đang là sở hữu của toàn dân, Lâm trường quản lý rừng sản xuất, hiện nay không tư nhân hoá được.
Không cổ phần hoá được cũng tại chính sách đất đai vẫn như hồi chiến tranh. Nhà nước có quyền thu hồi, thu hồi xong lại có quyền chuyển mục đích sử dụng thì các nhóm lợi ích họ phải giữ bằng được chính sách này...
Muốn khắc chế được điều này phải làm sao để nhóm lợi ích không có được hai quyền đó.

PV:- Việc các nhóm lợi ích liên kết lại dùng lệ để lách luật là vô cùng khó điều tra cáo buộc trước công luận. Vậy theo ông, chúng ta cần phải làm gì để ngăn chặn nạn phá rừng tàn phá môi trường sống?

GS.TS Nguyễn Ngọc Lung: - Phải cải tổ từ gốc. Không thể để người có quyền thích diễn vở gì, thì dân được xem vở đó.   
Nếu nói sòng phẳng, thì khó. Vì khi có một tí quyền là có khả năng tham nhũng. Vậy thì có thể kỷ luật được không. Không. Vì tất cả người có quyền đều đã tham nhũng, hoặc đang tập tham nhũng. Hãy chỉ ra xem có ông cán bộ cấp xã, cấp huyện nào không quá giàu, chỉ cần so với trước đây 20-30 năm, họ cũng nghèo như dân!
Nếu rừng mất hết thì sẽ chết cả nhân loại, người giàu cũng chết, người nghèo cũng chết chứ không phải riêng gì ai. Chính vì vậy mà các nước tư bản họ rất sợ mất rừng. Mất rừng sẽ sinh ra bão tố, lụt lội, biến đổi khí hậu nghĩa là ảnh hưởng tới cả nhân loại.   
Nhưng do sự ích kỷ của con người chỉ vì cái lợi trước mắt mà đôi khi họ bất chấp tất cả.

Tận thu gỗ là tiếp tay cho lâm tặc

PV:- Báo chí Lào ca ngợi hết lời tập đoàn HAGL, thậm chí Chủ tịch tập đoàn HAGL còn lên tiếng cho rằng GW đã lợi dụng tập đoàn này để đánh bóng tên tuổi. HAGL cũng khẳng định không lấy một m3 gỗ nào, chỉ nhận đất sạch. Ông nhận xét gì về điều này?

GS.TS Nguyễn Ngọc Lung: - Việc HAGL (hay bất kỳ ai) đầu từ sang các nước khác thì thường là phải có lãi hoặc lợi ích cao hơn, đầu tư là hành động kinh doanh chứ không phải là làm nhân đạo. Còn nước được đầu tư cũng thấy cái lợi, là có vốn, có công nghệ, hơn thiệt thì chính họ phải cân nhắc, có thể cho  là cơ hội  được  vay vốn  của HAGL, hoặc cơ hội cải thiện đời sống cho dân.
Có lẽ HAGL nói đúng. Nếu theo luật của Việt Nam thì chủ đầu tư được thuê đất sạch, không liên quan đến kinh doanh gỗ để giải phóng mặt bằng như xưa.
Nhưng như tôi đã nói, từ cách đây 15 năm tôi đã phải chủ trì cuộc họp ở Đông Dương chính là vì Campuchia lúc đó các quân khu được giao rừng, giao mỏ đá quý  đang phá rừng ác liệt, mà  mình mua gỗ của Campuchia thì thế giới đã lên tiếng cảnh báo đây là hành động tiếp tay cho nạn phá rừng. Do quan niệm khác nhau, mình đã lý luận rằng mình không mua thì các nước khác họ sẽ mua vì vậy tôi mua trên cơ sở bình đẳng quốc tế. Ký hợp đồng mua bán, việc vi phạm của 1 công ty thì công ty đó bị xử lý...
Tức là mình không muốn tiếp tay phá rừng nhưng nếu không mua thì họ vẫn bán để nuôi sống quân đội của họ. Tôi không thể bình luận gì vì chưa nghiên cứu tố cáo của GW và không có thông tin về dự án  của HAGL .                    

PV:- Trên thực tế, VN cũng đã hoàn tất chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng nhưng Tây Nguyên vẫn bị hạn hán, lũ lụt nhiều hơn trước, Tây Bắc cũng trong tình trạng sa mạc hóa nhiều nơi, như vậy, người trồng dứt khoát không thể kịp cho kẻ phá. Theo ông, đã đến lúc cần 1 kế hoạch tổng thể cấp quốc gia để giữ gìn những vùng rừng?

GS.TS Nguyễn Ngọc Lung: - Không phải cả đất nước đều giống nhau. Trước đây có chương trình 327, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, cả nước thực hiện chương trình từ 1992-1997. Khi đất nước còn rất nghèo, nhưng vì lúc đó tỉ lệ rừng còn có 27%, mỗi một năm nhà nước phải bỏ ra 50 triệu USD để đầu tư trồng rừng. Trong 5 năm phục hồi được 1,4 triệu ha làm cho môi trường sống được cải thiện hơn rất nhiều.      
Nhưng nơi giàu rừng nhất là Tây Nguyên. Mà ở đó cả nước xô vào khai hoang, Đắc Lắc cũ nay có 1,6 triệu dân, so với năm 1976 chỉ có 0,35 triệu. Khi kinh tế phát  triển đến đến đâu thì môi trường bị hủy hoại đến đó, đồng thời nó cũng tác động xấu đến văn hoá, đạo đức của con người. Đúng là phải có 1 chiến lược phát triển bền vững cho Tây Nguyên, trong đó vai trò của rừng là rất quan trọng

PV:- Có nghĩa là chưa thể có một giải pháp tổng thể để bảo vệ rừng, thưa ông?

GS.TS Nguyễn Ngọc Lung: - Vâng, tuy xã hội đang có nhiều biến chuyển lớn, nhưng chưa thể thực thi một giải pháp tổng thể nào, nếu không thống nhất được ý chí toàn dân, nếu không thoát ra khỏi quốc nạn tham nhũng, phe phái và nhóm lợi ích, trong cục bộ từng ngành, từng địa phương.
Xin cảm ơn ông!

 (BDV)

Bầu Đức và con đường màu xanh

Thứ Ba, ngày 04/06/2013 07:03 AM (GMT+7)
http://us.24h.com.vn/tai-chinh-bat-dong-san/bau-duc-va-con-duong-mau-xanh-c161a547665.html
Ngay sau khi Global Witness ra báo cáo cho rằng Hoàng Anh Gia Lai không thân thiện với môi trường, bầu Đức đã lập tức thực hiện một chiến dịch truyền thông ấn tượng. Liệu chiến thuật này có mang lại kết quả mong muốn?

Greenpeace từng làm video clip với nội dung nhai sôcôla Kit Kat nhưng cắn phải ngón tay đười ươi bê bết máu để cáo buộc Sina Mars Group. Global Witness cũng hoàn toàn có khả năng thực hiện mẫu truyền thông đáng sợ tương tự với Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) nếu họ muốn.

Vụ việc tổ chức phi chính phủ Global Witness (Nhân chứng Toàn cầu) cáo buộc HAGL chiếm đoạt đất đai, khai thác gỗ bất hợp pháp, gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường và cuộc sống của người dân nghèo tại Campuchia - Lào đã thu hút sự chú ý của cộng đồng doanh nghiệp cũng như dư luận cả trong lẫn ngoài nước.

Ngay lập tức, HAGL đã tổ chức trao đổi thông tin trực tiếp với báo giới trong nước và chủ động mời Global Witness sang đối chất tại hiện trường ở Lào - Campuchia. Chưa dừng lại ở đó, bầu Đức còn mời tổ chức kiểm định chất lượng Bureau Veritas của Pháp thẩm định để chứng nhận HAGL là doanh nghiệp thân thiện với môi trường.

Và thật tình cờ, báo chí Lào cũng đồng loạt đăng tải các bài viết ca ngợi HAGL ngay sau biến cố Global Witness. Báo Đất nước Lào của Thông tấn xã Phathet Lào và báo Lào Phatthana của Hội Nhà báo Lào mới đây có bài viết tựa đề “Tấm lòng cao cả của một doanh nghiệp Việt Nam”, trong đó nói rằng HAGL là nhà đầu tư nước ngoài thành công nhất tại nước này và đem lại cuộc sống ấm no cho người dân ở những vùng có dự án.

Chưa bàn đến chuyện ai đúng ai sai, nhưng rõ ràng HAGL đã và đang thực hiện nhiều biện pháp xử lý khủng hoảng truyền thông để bảo vệ thương hiệu, bảo vệ hoạt động kinh doanh và cố gắng ổn định tâm lý cổ đông, nhà đầu tư. Tuy nhiên, theo Global Witness, dường như HAGL chỉ tập trung vào việc đánh bóng hình ảnh chứ chưa xem xét giải quyết những cáo buộc đang phải đối mặt.

Liệu bầu Đức đã đi đúng đường? Hãy nhìn lại trường hợp tương tự xảy ra trước đó. Hãng sản xuất bột giấy sản lượng lớn thứ ba thế giới Asia Pulp & Paper (Indonesia) cũng đã bị một tổ chức phi chính phủ khác là Greenpeace (Hòa bình Xanh) lên án vì khai thác gỗ bên trong khu di sản rừng nhiệt đới Sumatra của nước này.


Vết xe đổ Asia Pulp & Paper

Asia Pulp & Paper (APP) thuộc Sina Mars Group, một tập đoàn Indonesia chuyên khai thác và kinh doanh bột giấy, dầu cọ và than đá. Mỗi năm, lượng bột giấy mà APP cho ra lò chiếm gần phân nửa tổng sản lượng ngành bột giấy của Indonesia và 20% trong số đó được họ chế biến từ gỗ nguyên liệu khai thác trong những khu rừng ở Sumatra và Java.

Lạ lùng ở chỗ, mặc dù luật pháp Indonesia quy định rừng nhiệt đới là khu vực bất khả xâm phạm nhưng APP hầu như không gặp phải bất kỳ trở ngại nào từ chính quyền sở tại. Tuy nhiên, sự việc đã không qua được mắt các tổ chức bảo vệ môi trường. Tháng 7.2010, Greenpeace công bố tài liệu cáo buộc APP đã và đang hủy diệt những khu rừng nhiệt đới ở Indonesia, đồng thời góp phần đẩy loài hổ và đười ươi đến bờ vực tuyệt chủng.

Phản ứng lại cáo buộc của Greenpeace, APP bác bỏ hầu hết các sai phạm và thực hiện một chiến dịch truyền thông khủng để nhuộm xanh hình ảnh công ty. Dưới sự tư vấn của một hãng PR nổi tiếng thế giới, một loạt các nhà báo, công ty tư vấn và một số tổ chức phi chính phủ tại Indonesia đã đồng loạt ca ngợi sự trong sạch và có trách nhiệm của APP. Ấn tượng hơn, APP còn đầu tư cho việc quảng bá hình ảnh doanh nghiệp xanh trên CNN, Sky TV và rất nhiều kênh tin tức quốc tế khác.

Chưa hết, cứ đều đặn mỗi tháng sau đó, họ lại đưa ra thông cáo báo chí khoa trương về những thành tựu và nỗ lực mới trong việc bảo vệ môi trường. Một luận cứ thường xuyên được các doanh nghiệp kiểu này đưa ra và lặp đi lặp lại chính là hoạt động khai thác và chế biến gỗ đã mang lại công ăn việc làm cho người dân sở tại. Trên thực tế, báo cáo của Greenpeace cho biết cứ mỗi nhân công địa phương được APP thu nhận, doanh nghiệp này lại đi chiếm một diện tích đất có thể nuôi sống từ 36-60 gia đình.
Nhờ nỗ lực không mệt mỏi của Greenpeace và người tiêu dùng, hàng loạt khách hàng lớn đã lần lượt ngưng mua hàng từ APP. Hãng bột giấy của Indonesia đã bị cắt gần như tất cả các hợp đồng cung ứng giấy đã ký với nhà in, nhà phát hành sách lớn của Mỹ cũng như rất nhiều nhà bán lẻ và chuỗi thức ăn nhanh trên thế giới. Ngoài ra, họ còn mất hơn 100 khách hàng là những tập đoàn lớn như Unilever, Disney, Mattel, Danone, Kraft, Nestlé, Carrefour, Tesco hay Adidas...

Sau gần 3 năm cố gắng nhuộm xanh hình ảnh bằng nhiều chiêu bài PR khác nhau, cuối cùng APP cũng phải chấp nhận đầu hàng Greenpeace. Đầu tháng 3.2013, Chủ tịch APP tuyên bố Hãng sẽ ngừng hoàn toàn việc khai thác gỗ bên trong các khu rừng nhiệt đới, đồng thời cho phép đại diện các tổ chức phi chính phủ tham gia vào quá trình giám sát thực hiện. Thú vị hơn, đại diện hãng này còn tỏ lòng biết ơn Greenpeace vì đã giúp họ thực sự thay đổi theo chiều hướng tốt đẹp hơn.

Nhà đầu tư không quên
Sau khi bị Greenpeace lên án, không những APP bị hàng loạt khách hàng cắt hợp đồng mà ngay cả giới cổ đông cũng quay lưng với họ. Sau thời gian chứng kiến khoản đầu tư thua lỗ vì hành động của APP, cả Mackenzie Investments (Canada) lẫn Skagen Funds (Na Uy), 2 cổ đông nước ngoài lớn nhất của APP, đều lần lượt bán tháo cổ phiếu APP trong năm 2012.
Thậm chí, nhà đầu tư nổi tiếng người Mỹ Mark Mobius đã từng phải công khai với báo giới sự thất vọng của ông đối với APP hồi năm ngoái: “Khoản đầu tư tệ nhất mà tôi từng thực hiện là vào một công ty Indonesia tên Asia Pulp & Paper. Chúng tôi thiệt hại khoảng 25% số vốn đầu tư ban đầu vào đấy”.

Có thể nói, cách hành xử không đẹp của doanh nghiệp trong những tình huống nhạy cảm như vậy không chỉ gây thiệt hại cho chính họ mà còn làm liên lụy đến các cổ đông.

Quay lại vụ việc của HAGL, trước cả khi báo cáo chính thức của Global Witness được công bố rộng rãi thì cổ đông lớn của tập đoàn này đã được nghe về thông tin này. Ông Phạm Nguyễn Vinh, Giám đốc Phát triển Kinh doanh Dragon Capital (đơn vị đang nắm khoảng 12% cổ phần trong HAGL), cho biết họ đã sớm làm việc với lãnh đạo của HAGL để phản ánh các mối quan ngại này, đồng thời tổ chức việc tham quan kiểm tra một số dự án của HAGL tại Campuchia.
“Chúng tôi đánh giá cao về sự hợp tác của HAGL trong quy trình này. Ban Lãnh đạo HAGL thể hiện sự quyết tâm và tập trung vào các vấn đề được nêu nhằm đảm bảo công ty đạt được những chuẩn mực cần thiết về môi trường, xã hội và quản trị doanh nghiệp”, ông Vinh nhận xét. Tuy nhiên, đến thời điểm này, Dragon Capital vẫn chưa thể có bất kỳ kết luận chính thức nào.

Bầu Đức nên làm gì?
Bài học nhãn tiền từ câu chuyện Greenpeace - APP bây giờ ai cũng đã rõ. Tuy nhiên, sau biến cố Global Witness, có một số ý kiến cho rằng HAGL nên chủ động mời CNN, BBC hay CNBC đến để kể cho họ nghe câu chuyện của mình. Có thể đó sẽ là một biện pháp khả dĩ để đánh bóng hình ảnh, nhưng cũng cần lưu ý rằng, các tổ chức phi chính phủ có thể tác động mạnh tới khách hàng của các doanh nghiệp không thân thiện với môi trường.

Khi sôcôla Kit Kat của Nestlé bị Greenpeace cho là dùng dầu cọ được sản xuất trên vùng đất sinh sống của loài đười ươi, Nestlé đã phải cắt hợp đồng cung ứng loại nguyên liệu này với Sina Mars Group (công ty mẹ của APP) để tránh việc sản phẩm bị tẩy chay. Bây giờ, HAGL đang đứng ở vị trí của Sina Mars Group và APP ngày trước, nghĩa là Global Witness có thể sẽ tác động đến khách hàng mua cao su nguyên liệu của bầu Đức (một trong số đó là hãng lốp xe nổi tiếng của Pháp Michelin) nếu đôi bên không thống nhất được với nhau.

Có thể nói, nguy cơ thiệt hại cho HAGL sẽ là rất lớn nếu như họ chỉ chăm chăm đánh bóng hình ảnh mà không giải quyết được những cáo buộc nói trên.

Quyết định mời Bureau Veritas vào thẩm định và cấp chứng chỉ doanh nghiệp bền vững cho HAGL dường như cũng chưa phải là giải pháp tốt nhất cho họ. Cần nhớ rằng Global Witness là một tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận đã có nhiều chiến công bảo vệ môi trường ở nhiều nước trên thế giới. Còn Bureau Veritas dẫu sao vẫn là một tập đoàn có mục tiêu lợi nhuận. Ngay cả APP trước khi tuyên bố đầu hàng Greenpeace vào tháng 3.2013, APP cũng đã kịp nhận được SVLK, chứng chỉ toàn cầu về khai thác gỗ hợp pháp. 

 

Bầu Đức “phá rừng” tại Lào, Campuchia?

http://vietbao.vn/tp/Bau-Duc-pha-rung-tai-Lao-Camphuchia/4119452/

Thứ Ba, ngày 14/05/2013 16:02 PM (GMT+7)
Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai vừa phát đi thông cáo báo chí lên tiếng phản đối những cáo buộc của tổ chức Nhân chứng Toàn cầu (Global Witness) về những hoạt động của doanh nghiệp này tại Lào và Campuchia.

Trước đó, trong một báo cáo công bố vào đầu tháng 5/2013 về hoạt động của các công ty cao su tại Lào và Campuchia, Global Witness cho rằng Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) và Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG) đang tiến hành "chiếm đất" tại Campuchia và Lào.

Tổ chức này cũng cáo buộc HAGL và VRG “có liên quan đến việc chặt đốn khu rừng nguyên vẹn trong và ngoài phạm vi ranh giới nhượng quyền của họ, trái với các quy định của pháp luật”.

Hoạt động của HAGL và VRG còn được nhìn nhận là “phớt lờ luật pháp và đang hủy hoại sinh kế của người dân địa phương cũng như môi trường trong các khoản đầu tư ào ạt vào cao su tại đây”.

Bản báo cáo nêu những con số về đất đai “có vấn đề” của HAGL và các công ty liên kết, là dường như đang được bố trí tổng cộng 81.919 ha đất đai. Trong đó có 47.370 ha đất tại Campuchia mà theo giới hạn pháp lý tại quốc gia này, thì mỗi công ty chỉ được 10.000 ha.

Tuy nhiên, trong thông cáo báo chí phát đi chiều 13/5, Chủ tịch HAGL Đoàn Nguyên Đức cho rằng các hoạt động đầu tư của tập đoàn vào lĩnh vực trồng cây cao su, mía đường tại Lào, Campuchia đã tuân thủ theo luật pháp nước sở tại, bao gồm cả việc bảo vệ rừng.

Ông Đức nhấn mạnh, HAGL không tham gia vào việc khai thác gỗ, kể cả gỗ có giá trị kinh tế trong khu vực nhượng quyền của HAGL. Chính phủ Lào và Campuchia có toàn quyền kiểm soát, sở hữu và quyết định đối với toàn bộ khối lượng gỗ.
“Global Witness chưa chỉ ra bất kỳ bằng chứng cụ thể nào. HAGL sẵn sàng chờ đợi Global Witness và các phóng viên của các hãng thông tấn đưa ra các bằng chứng cụ thể và xác đáng”, ông Đoàn Nguyên Đức nói.

Ông khẳng định, HAGL đóng góp cho sự phát triển của nền kinh tế địa phương bằng cách đóng thuế, tạo công ăn việc làm ổn định cho hơn 10.000 lao động địa phương và có nhiều đóng góp mang tính cộng đồng. Vì thế, trong những năm gần đây, HAGL "nhận được sự ủng hộ và đánh giá cao từ Chính phủ Lào và Campuchia". Đồng thời, "chính phủ hai nước khuyến khích các nhà đầu tư khác nên đi theo mô hình của HAGL".

Chủ tịch HAGL cũng cho biết, Global Witness đã liên lạc với HAGL với một loạt các câu hỏi về các hoạt động của tập đoàn. Tuy nhiên, tổ chức này không cung cấp và chia sẻ các bằng chứng và cũng không nêu lên một cách cụ thể các dẫn chứng liên quan đến các vấn đề đã đề cập.
“HAGL đã gửi lời mời Global Witness đến thăm bất kỳ dự án nào mà tập đoàn đang thực hiện và họ dự định sẽ đến thăm tại Việt Nam vào tháng 5. Chúng tôi sẽ giải quyết mọi vấn đề liên quan đến hoạt động đầu tư tại hai nước này khi Global Witnetss đưa ra được bằng chứng xác thực”, ông Đức nói. 
Theo Ngô Trang (Vneconomy)

No comments:

Post a Comment