Thành Luân
ĐBSCL
cần chương trình ngọt hóa đúng nghĩa. Phải tính đến chuyện chuyển nước từ miền
Đông sang miền Tây bằng các đường dẫn nước…
ĐBSCL
đang trải qua đợt hạn mặn được coi là gay gắt nhất trong lịch sử. Năm 2016, nước
mặn lần đầu tiên tiến tới cảng Cái Cui (Cần Thơ) – cách cửa biển Trần Đề (Sóc
Trăng) trên 100km, các tỉnh Bến Tre, Vĩnh Long nước mặn mới vào tới trung tâm tỉnh
lỵ thì năm nay, tình hình trầm trọng hơn nhiều.
Hiện
nước mặn đã ảnh hưởng đến 10/13 tỉnh ở khu vực ĐBSCL, nhiều tỉnh trong vùng đã
phải công bố tình huống khẩn cấp do xâm nhập mặn trên địa bàn.
Theo
dự báo của Bộ NN-PTNT, tình trạng hạn mặn năm 2020 sẽ khiến khoảng 130.000 ha
cây ăn trái bị ảnh hưởng và khoảng 150.000 hộ dân bị thiếu nước sinh hoạt tại
khu vực ĐBSCL.
Thiếu
nước, cách người dân vượt qua tình cảnh khốn khó hiện tại là đợi chờ nước ngọt
cứu trợ hoặc phải đi mua với giá cao.
Tuy
nhiên, theo chuyên gia, những biện pháp này không thể giải quyết được tình hình
khi độ mặn xâm nhập đã vượt mức kỷ lục năm 2016.
Theo
GS.TS Vũ Trọng Hồng, nguyên Thứ trưởng Bộ Thủy lợi (nay là Bộ NN-PTNT), hiện vẫn
chưa phải cao điểm của hạn năm nay, việc xây thêm cống ngăn mặn ở biển là biện
pháp tốn kém nhưng không hiệu quả. Trong khi đó, lượng nước ngọt từ thượng nguồn
về đến các nhánh sông Cửu Long bị đứt đoạn là do các nước phía trên thượng nguồn
xây đập thủy điện gây tác động tới dòng chảy.
Điều
này khiến cho nguồn nước ngọt tại khu vực ĐBSCL hiện chỉ có thể trông chờ vào
lượng mưa tự nhiên. Hơn bao giờ hết, điều mà khu vực này cần là một chương
trình ngọt hóa đúng nghĩa để người dân có nước sinh hoạt, hoa màu cây trái có
nước tưới tiêu.
Chuyển nước từ miền
Đông sang miền Tây để cứu ĐBSCL?
Một con kênh ở ĐBSCL cạn khô do hạn
hán, xâm mặn.
Ảnh: Công an TP.HCM
“Mỗi
năm, cả nước cần tới hơn 500 tỷ m3 nước ngọt. Nguồn nước trong nước chỉ đáp ứng
được 300 tỷ m3 tính theo lượng mưa và phân bổ trên tất cả các hồ, sông, suối của
cả nước. Tuy nhiên, điểm khó khăn của khu vực ĐBSCL là nơi đây không có nhiều hồ
chứa để dẫn nước về.
Vì
thế, chiến lược ngọt hóa dài hạn cần phải tính đến chuyện chuyển nước từ miền
Đông sang miền Tây bằng các đường dẫn nước, đồng thời phải xây dựng các hồ trữ
nước ngọt đạt chuẩn. Như vậy mới là ngọt hóa đúng nghĩa”, GS.TS Vũ Trọng Hồng
nói.
Theo
nguyên Thứ trưởng Bộ NN-PTNT, chiến lược ngọt hóa đã có từ năm 1996 nhưng chưa
được thực hiện do quan điểm cho rằng không cần ngọt hóa, cứ để nông dân làm, lấy
nước ngầm lên tưới.
Tuy
nhiên, do người dân trồng trái vụ, trái loại giống và trái đất nhiều quá: đem
na, sầu riêng Thái Lan về trồng trái mùa, lúa đông xuân làm vụ muộn…, lại cứ
khoét nước tưới nên cây bị hai tầng: tầng trên không có nước để tưới, tầng dưới
thì hút mặn lên.
Bởi
vậy, cả trăm nghìn ha cây ăn trái bị ảnh hưởng không phải hoàn toàn do thiếu nước
mà bị mặn hút lên, cái mặn ấy sinh do người dân hút nước nhiều quá làm tầng nước
ngọt bị mất đi. Điểm này, theo GS Hồng, có lỗi của cơ quan quản lý nhà nước về
thủy lợi, thủy văn không thông báo, tuyên truyền đầy đủ cho người dân.
Mặt
khác, theo quy luật sức hút giữa mặt trăng và trái đất, vào những thời kỳ khi mặt
trăng gần trái đất, thủy triều sẽ dâng cao hơn, tiến sâu vào đất liền. Chúng ta
phải trồng rừng ngập mặn là để cản dòng chảy tiến vào. Tuy nhiên, thời gian
qua, rừng ngập mặn bị phá đi khiến nước mặn tiến sâu vào đất liền hơn.
Một
điểm khác, theo GS Hồng, đây là sai lầm lớn về chiến lược thủy lợi khi bỏ đi chỗ
chứa nước. Trước đây, khi có Đồng Tháp Mười, Tứ Giác Long Xuyên chứa nước, nó đẩy
nước mặn ra nên vào mùa nước mặn, ĐBSCL không gặp vấn đề gì.
Trước
tình hình hạn mặn nghiêm trọng như hiện nay, GS.TS Vũ Trọng Hồng cho rằng không
thể chần chừ chương trình ngọt hóa được nữa. Các nước tính ra mất cả trăm năm mới
dẫn được nước, như Trung Quốc dẫn nước từ phía nam lên phía bắc, làm suốt mấy
chục năm vẫn chưa xong.
“Hỗ
trợ tiền, cứu trợ nước ngọt là không đủ. ĐBSCL có hàng loạt hệ thống thủy lợi lớn
nhưng tỉnh nào biết tỉnh ấy, phải nối các kênh tưới nước từ tỉnh nọ sang tỉnh
kia. Trong khi chờ đợi chiến lược ngọt hóa lâu dài thì phải nối bằng các công
trình tạm, có thể là các đường ốp tôn để đưa nước ngọt tới cho người dân.
Muốn
vậy, phải có cơ sở dữ liệu tính toán thủy văn, thổ nhưỡng chịu được mặn bao
nhiêu, nguồn nước ngọt có bao nhiêu…, từ đó tính toán đường dẫn, nghiên cứu giống
cây chịu mặn…
Phải
có người tiên phong. Mỗi hệ thống phải có một công trình mẫu do một doanh nghiệp
làm theo công nghệ 4.0 và có sự hỗ trợ của Chính phủ. Khi thử nghiệm mới có số
liệu để đưa ra lời khuyên cho cả vùng đó dùng nước thế nào”, GS.TS Vũ Trọng Hồng
chỉ rõ.
T.L.
No comments:
Post a Comment