Sunday, March 8, 2020

‘Bỏ xứ mà đi thôi cô ơi’


08/03/2020

Diễm Thi 


(VNTB) – ‘Bỏ xứ mà đi thôi cô ơi! Tui dự sẽ lên Sài gòn làm mướn cho người ta, chứ ở đây riết tui sợ không còn cái gì bỏ miệng,”
Bà Tư (Long An) than thở với tôi.

Long An là một trong nhiều tỉnh tại vùng Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) đối mặt với hạn hán và nhiễm ngập mặn. Mức độ ảnh hưởng không chỉ dừng trong lĩnh vực nông nghiệp với trên 4.000ha lúa bị ảnh hưởng, mà trực tiếp đe doạ đời sống dân sinh qua thiếu hụt nguồn cấp nước sinh hoạt nghiêm trọng.

Miền Tây được thiên nhiên ưu đãi đang ngày trở thành quan điểm dĩ vãng. Bởi nạn hạn hán, sạt lở, nhiễm ngập mặn đang khiến khu vực này trở thành vùng đất chets trong tương lai, nơi con người không thể sinh sống được.
Hàng loạt thuỷ điện được xây dựng dọc dòng sông Mê Kông đã trở thành nhóm yếu tố xác định vùng hạ lưu sông được sống hay là chết. Cảnh báo này hiện diện trong nhiều năm trở lại đây. Trong đó, nhóm thuỷ điện thuộc sở hữu của Trung Quốc có vai trò quyết định.

ĐBSCL ảnh hưởng, gián tiếp nghiêm trọng hoá vấn đề an ninh lương thực của Việt Nam. Khu vực này cung ứng 1/2 lương thực và 60% lượng thuỷ sản trong nước.
Hạn hán và xâm nhập nhập, cùng với sạt lờ đất cũng khiến nền kinh tế mà lương thực, thuỷ hải sản xuất khẩu là nguồn chủ lực bị suy yếu.

Theo Theo Tổng cục Hải quan, năm 2019 riêng nhóm hàng xuất khẩu nông sản (gồm hàng rau quả, hạt điều, hạt tiêu, chè, cà phê, gạo, sắn và sản phẩm sắn,…) tổng kim ngạch đạt 15,28 tỷ USD.

Theo thống kê [1] ĐBSCL đóng góp 40% giá trị sản xuất nông nghiệp, trên 50% sản lượng lúa, 90% sản lượng gạo xuất khẩu, 65% sản lượng thủy sản, 70% sản lượng trái cây. Kim ngạch xuất khẩu chủ yếu từ sản phẩm gạo và thủy sản chế biến; 2 mặt hàng này chiếm từ 75 – 80% tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản của cả nước.

Trước mắt bà Tư là cánh ruộng với đầy rẫy vết nứt chân chim. Xa hơn là hoa màu bị chết khô, phần vì hạn, phần vì nhiễm mặn.
“Cô coi, tới người còn chết huống chi là lúa,” người nông dân với nước da đen nhẻm, mếu máo nói.

Vào ngày 22 tháng 02, phát biểu tại một cuộc họp trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng ngoại giao Mekong – Lan Thương lần thứ 5, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tuyên bố xả nước đập thủy điện cứu sông Mê Kông. Tuy nhiên đến ngày 28 tháng 02, mực nước sông Mê Kông tại Chiang Sean phía sau Đập Cảnh Hồng vẫn chưa có sự biến đổi, xả nước chưa diễn biến như tuyên bố.[2] Trong khi đó phải mất 3 đến 4 tuần nước mới về được Việt Nam, tính từ thời điểm xả.
Trung Quốc sử dụng đập thuỷ điện làm ‘con tin’ mặc cả hơn là ‘hợp tác’ như nước này nhiều lần tuyên bố. Giờ đây, số phận của vùng đất một thời trù phú và thiên nhiên ưu đãi phụ thuộc lớn vào sự ‘nhân đạo’ của chính quyền Bắc Kinh.
Nếu vùng đất này gặp biến động, thì di dân kinh tế sẽ là tất yếu, và Tp. HCM sẽ là nơi gánh nặng dân số trong tương lai gần.

“Tui dự sẽ lên Sài gòn làm mướn cho người ta, chứ ở đây riết tui sợ không còn cái gì bỏ miệng,” bà Tư bày tỏ.
Chưa bao giờ, bài ca ‘Về Miền Tây’ với ca từ vui nhộn lại cất lên buồn đến thế. Khi miền Tây chỉ còn lại sự lo lắng và ưu tư.
“Miền Cần Thơ gạo trắng nước trong. 
Vui niềm vui ấm no cuộc sống. Miền Đồng Tháp ruộng lúa mênh mông.”


Source:
https://vietnamthoibao.org/vntb-bo-xu-ma-di-thoi-co-oi/

.

No comments:

Post a Comment