Monday, March 9, 2020

MỘT ĐẬP KHÁC TRÊN MEKONG



Another dam on the Mekong

Milton Osborne – Bình Yên Đông lược dịch
Lowy Institute – 15 January 2020

Luang Prabang và sông Mekong ở Lào.
 [Ảnh: Getty Images]

Đối mặt với hủy hoại môi trường và đe dọa đến cuộc sống, một dự án đập mới được thúc đẩy ở Lào.

Kể từ lúc chánh phủ Lào thông báo với Ủy hội Sông Mekong (Mekong River Commission (MRC)) hồi tháng 7 năm ngoái về ý định xúc tiến việc xây cất con đập sẽ hoàn tất vào năm 2027, nằm gần thủ đô cũ Luang Prabang, sự chỉ trích đã gia tăng đều đặn nhằm vào quyết định được ném vào mặt của sự lo ngại về cái đang xảy ra cho sông Mekong – nguồn cá quan trọng và phù sa cho hạ lưu.

Gần đây hơn, các chỉ trích đã nhắm vào 2 khía cạnh về thủ tục: bằng chứng rõ ràng trong quá khứ là rốt cuộc thủ tục tham vấn của MRC không ngăn cản được chánh phủ Lào ngưng xây đập, cho dù có bao nhiêu chống đối, và (có lẽ đáng chú ý nhất) một sự kiện kỳ lạ là một cơ quan chánh phủ Việt Nam, PV Power, một chi nhánh của Petro Vietnam, cầm đầu việc xây cất đập.  Những sự kiện và chỉ trích được mô tả trong một bài báo mạnh mẽ trên tờ Asian Sentinel ở Hong Kong.

Sự liên hệ của PV Power với đập được dự trù ở Luang Prabang được biết ít nhất từ một thập niên, một sự kiện tôi mô tả trong một bài viết ở Lowy năm 2009, “Sông Mekong bị Đe dọa (The Mekong Under Threat)”.  Dự án hiện nay là chủ đề của nhiều chỉ trích phản ánh những lo ngại ngày càng tăng rằng việc xây đập trên Mekong sẽ đe dọa nghiêm trọng đến đời sống của 66 triệu người trong Hạ Lưu vực Mekong (Lower Mekong Basin (LMB)), khu vực bao trùm bởi sông Mekong và các phụ lưu sau khi chảy ra khỏi Trung Hoa.

Hạn hán càng ngày càng nhiều và các ảnh hưởng có thể thấy được của con số đập ngày càng tăng của Trung Hoa xây trên sông trong lãnh thổ của mình đã dâng lên mối lo ngại rằng dòng sông đã bị khai thác đến mức nguy hiểm.  Đây là mối lo ngại đặc biệt cho Lào, nơi hiện có 2 đập đang hoạt động – Xayaburi và Don Sahong – và 3 đập được dự trù ở Pak Lay, Pak Beng và Luang Prabang.  Tất cả là một phần của kế hoạch của chánh phủ Lào để biến nước nầy thành “bình điện của Đông Nam Á” qua việc sản xuất thủy điện, như tôi trình bày trong bài viết trên Interpreter ngày 9 tháng 12 năm 2016.

Trong bài viết đó, tôi đã lưu ý sự khó khăn trong việc tìm hiểu bản chất thật sự của các chánh sách của Việt Nam đối với Mekong, và tôi trích dẫn nhà hoạt động lâu năm ở Hoa Kỳ Ngô Thế Vinh, phê bình việc thiếu quan tâm của Ủy ban Quốc gia Mekong của Việt Nam, có trụ sở ở Hà Nội, trong việc đối phó với việc phát triển tiêu cực liên quan đến Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).  Việc thiếu quan tâm rõ ràng nầy dường như được phản ánh trong trường hợp đập Luang Prabang, với nó – cùng với các đập khác được dự trù ở bắc Lào – không chỉ có ảnh hưởng tiêu cực đối với sản lượng cá của Hệ thống Di ngư Thượng lưu Mekong, mà còn góp phần vào những khó khăn của nông dân ở ĐBSCL.

Thuyền đánh cá gần Luang Prabang. 
Ảnh: Philip Hayward/Flickr]

Đây là nơi mà những cái bất định của chánh sách của Việt Nam được làm rõ qua việc công bố một bài viết gần đây trên Vietnam News, nhật báo chánh thức bằng Anh ngữ.  Trong số ngày 7 tháng 11 năm 2019, Vietnam News nêu câu hỏi về vai trò của PV Power trong đập Luang Prabang, dưới tựa đề “Đừng bắt Mekong im lặng”.  Vietnam News kêu gọi chánh phủ xét lại vai trò của PV Power và đập Luang Prabang, phù hợp với những lo ngại của chánh phủ trước đây về việc khai thác thương mại Mekong.

Bài viết cho thấy, nếu làm như thế, sẽ gây nguy hại cho đời sống của 20 triệu người và 90% sản lượng lúa của Việt Nam ở ĐBSCL.  Nó cũng cho thấy một vấn đề vừa được lưu ý: mức độ sụt giảm phù sa chảy về hạ lưu vì các đập thượng lưu ngăn chận đe dọa sự sống còn của ĐBSCL.

Hơn một thập niên trước, một học giả lão thành Thái Lan quan tâm đến Mekong nói với tôi rằng ông thấy mức độ quan tâm của các chánh trị gia Thái Lan đối với dòng sông tùy thuộc vào địa thế hay khoảng cách với Mekong.  Điều nầy có thể giải thích sự tách rời hiển nhiên giữa PV Power với đập Luang Prabang, chắc chắn được sự chấp thuận của chánh phủ trung ương ở Hà Nội, và quan điểm của Vietnam News, một cơ quan ngôn luận chánh thức, trong trường hợp nầy, dường như bày tỏ vững chắc quan điểm của miền nam?

Bất cứ trường hợp nào – và có lẽ quá mong muốn để thấy một sự tách rời bắc-nam – nhưng có nhiều lý do để kết luận rằng quyết định để xây một đập khác ở Luang Prabang là một mẩu tin xấu nữa cho dòng sông càng ngày càng trở nên rắc rối.

.

No comments:

Post a Comment