Hiền
Lương
(VNTB)
– “Nắng rát da, nước sông mặn đắng vầy thì con virus nào sống cho nỗi ở miền
Tây mà sợ?”
Nhiều
bà con ở huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre đã tỉnh bơ nói như vậy với nhóm nhà báo
đến từ Sài Gòn.
Một
số nhà báo theo dõi mảng môi trường cho hay chuyện hạn mặn này được cảnh báo gần
nhất là hồi tháng 12 năm ngoái, khi Bangkok Post đưa tin, nước sông Mekong đoạn
chảy qua tỉnh đông bắc Nakhon Phanom của Thái Lan bỗng chuyển sang màu xanh lục.
Đây là một hiện tượng lạ khiến con sông trông đẹp lung linh nhưng các chuyên
gia hết sức lo lắng.
Mực
nước sông Mekong ở đoạn này hiện chỉ đạt khoảng 1m – mức thấp nhất trong 50 năm
qua. Cồn cát đã xuất hiện giữa lòng sông ở các khu vực Tha Uthen và Muang, một
số trải dài đến 2-3km và diện tích đến vài trăm ngàn m2. Màu nước kỳ lạ của
sông Mekong thu hút nhiều người dân hiếu kỳ đến chụp hình, tuy nhiên, các
chuyên gia nhận định đây là dấu hiệu báo trước hạn hán – thiếu nước sẽ hết sức
nghiêm trọng trong những tháng tới. Ông Arthit Panasoon, chủ tịch một nhóm bảo
tồn ở Nakhon Phanom, giải thích rằng dù màu nước trông đẹp nhưng đó là một dấu
hiệu xấu cho thấy sông đang khô cạn. Các chuyên gia gọi đây là “hiệu ứng dòng
nước đói”.
Do
nước sông hiện đang quá cạn, dòng chảy chậm lại khiến phù sa – vốn thường bị
khuấy lên từ lòng sông – chìm xuống đáy và không di chuyển, chính điều này tạo
nên màu xanh ngọc của nước.
Cũng
chuyện con nước, tháng chạp âm lịch vào mùa chộn rộn nhất của làng hoa kiểng
Cái Mơn ở Bến Tre, người dân đã đánh tiếng về chuyện nước mặn đang về sớm hơn mọi
năm. Thời điểm này bên Trung Quốc bắt đầu xuất hiện dịch bệnh tại Vũ Hán, nhưng
tin tức bị bưng bít. Ở Việt Nam thì nhà nước trung ương ngoài Hà Nội vẫn không
thấy động tĩnh gì.
“Chị
Ngân quê Giồng Trôm mình nè. Từ trước Tết, chị có về thăm quê cùng quà cáp gửi
cho bà con nhiều huyện lỵ. Chị có nghe vụ hạn mặn này, nhưng cũng không thấy
khi trở lại ngoài Hà Nội, chị có nói năng về mấy lãnh đạo ngoài ấy coi cách nào
giúp dân chúng? Nắng xứ này đang cháy da, nước sông thì mặn đắng luôn, dân còn
muốn sống không nỗi, huống chi cái con vi-rút gì đó….”. Nhiều bà con xã Lương
Quới của Giồng Trôm, kể.
Hiện
tại thì đồng ruộng ở miền Tây cháy khô, người dân nhiều nơi phải đi đổi nước ngọt
về tiêu dùng. “Đổi nước ngọt” ở đây không phải là ‘đổi chác’, mà là từ địa
phương chỉ việc mua bán nước sông chưa bị nhiễm mặn.
Nước
cạn sẽ còn tiếp diễn vài tháng trước mùa mưa, nguồn thu của người đồng bằng sẽ
héo hon hơn. Chi tiêu thế nào cũng phải tính toán, bởi riêng tiền mua nước sinh
hoạt thôi đã chiếm phần lớn thu nhập của gia đình. Thiếu nước còn ảnh hưởng đến
sức khỏe, sinh kế dài lâu chứ không chỉ chuyện hiển hiện trước mắt.
“Ai
giúp cho miền Tây có được mùa nước nổi như trước, giúp cho dân Bến Tre tụi tui
trở lại như ngày trước nước ngọt ở mương rạch có thể bị phèn, nhưng đó là nước
ngọt dễ dàng lóng phèn để xài… Nếu sắp tới có đi bầu, tụi tui chắc chắn sẽ bỏ
lá phiếu cho người đó. Thiệt luôn!” – nhiều người dân ở xã Bình Hòa, huyện Giồng
Trôm, gần bên nhà ông Hai Nghĩa, tức ông Trương Vĩnh Trọng, cựu phó thủ tướng,
đã tuyên bố chắc nịch như vậy.
Source:
https://vietnamthoibao.org/vntb-mien-tay-so-han-man-hon-con-virus-vu-han/.
No comments:
Post a Comment