Thursday, May 19, 2016

Tổng công ty Sông Đà và các đập thủy điện đang làm cạn kiệt dòng nước tại Tây Nguyên (Phần 1)



Sưu tầm của Lymha dành cho Blog Mekong- Cửu Long

Ghi chú: Các đập thủy điện ở Tây Nguyên được đánh dấu bằng màu đỏ.

Tổng công ty Sông Đà là một doanh nghiệp nhà nước được thành lập từ năm 1961.
TCT Sông Đà là nhà thầu chính của hầu hết các dự án thủy điện tại Việt Nam, như Thủy điện Sơn La (92400MW) – dự án thủy điện lớn nhất Đông Nam Á, thủy điện Hòa Bình (1920MW) – dự án nhà máy thủy điện ngầm của Việt Nam, thủy điện Lai Châu 1200MW), và là nhà thầu EPC của một số dự án khác như Tuyen Quang (324MW), Se san 3 (260 MW)… Sông Đà chiếm tới 85% thị phần trong nước về xây dựng thủy điện, trở thành nhà thầu lớn nhất trong lĩnh vực này tại Việt Nam. TCT Sông Đà cũng mở rộng hoạt động của mình sao Lào với các dự án thủy điện Xekaman 1, Xekaman 3.

Thủy điện Krông Kmar 6 tháng đầu năm 2010
 (Ngày: 25/08/2010)

Ghi thêm: “Thác Krông Kmar là một thác nước lớn và là thắng cảnh du lịch của tỉnh Đăk Lăk. Thác nằm ngay chân dãy núi Chư Yang Sin hùng vĩ. Hiện tại, đây là một điểm du lịch đáng chú ý ở Đăk Lăk do đã được đầu tư khai thác một cách nghiêm túc.
Thác rất đặc biệt bởi những bãi đá trải dài theo dòng sông, nước trong vắt với những bãi tắm tự nhiên.
Ngoài ra, ở đây có công trình thủy điện Krông Kmar đang được xây dựng.
Do nằm trong địa bàn Vườn quốc gia Chư Yang Sin nên có thể kết hợp ngắm cảnh với tìm hiểu rừng quốc gia.





Trong 6 tháng đầu năm 2010, mặc dù tình hình thủy văn bất lợi, hạn hán kéo dài, lưu lượng nước về hồ nhỏ Nhà máy thủy điện Krông Kmar cũng đã sản xuất được 22 triệu KWh điện, đạt 30,5% kế hoạch năm, so sánh với các thủy điện khác trong khu vực thi sản lượng đạt được trong 6 tháng đầu năm của nhà máy thủy điện Krông Kmar nằm trong top đầu của khu vực.

Ngoài nhiệm vụ sản xuất cung ứng điện năng, trong 6 tháng qua, CBCNV Nhà máy đã thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm khác như: Hoàn thành trung tu tổ máy đảm bảo chất lượng, vượt tiến độ, tiết kiệm chi phí, trồng 25 ha rừng để phủ xanh đất trống đồi trọc. Trồng rừng là công tác được các Lãnh đạo Công ty rất quan tâm vì rừng làm cho khả năng điều tiết nước về lòng hồ được ổn định làm tăng năng suất phát điện cho nhà máy và còn bảo vệ môi trường.

Chỉ tiêu Công ty giao cho Nhà máy Thủy điện Krông Kmar 6 tháng cuối năm 2010 phải sản xuất được 50 triệu KWh điện.
Song Da IDC
Giới thiệu chung
 (Ngày: 29/06/2009)


Tổng công ty Sông Đà là một doanh nghiệp nhà nước được thành lập từ năm 1961. Công ty tập trung vào các lĩnh vực kinh doanh chính là xây dựng các nhà máy điện, cơ sở hạ tầng, giao thông, nhà máy công nghiệp, công trình dân dụng; chế tạo và cung cấp nguyên vật liệu, thiết bị xây dựng; cung cấp dịch vụ nhân lực, công nghệ xây dựng, kinh doanh bất động sản.
TCT Sông Đà là nhà thầu chính của hầu hết các dự án thủy điện tại Việt Nam, như Thủy điện Sơn La (92400MW) – dự án thủy điện lớn nhất Đông Nam Á, thủy điện Hòa Bình (1920MW) – dự án nhà máy thủy điện ngầm của Việt Nam, thủy điện Lai Châu 1200MW), và là nhà thầu EPC của một số dự án khác như Tuyen Quang (324MW), Se san 3 (260 MW)… Sông Đà chiếm tới 85% thị phần trong nước về xây dựng thủy điện, trở thành nhà thầu lớn nhất trong lĩnh vực này tại Việt Nam. TCT Sông Đà cũng mở rộng hoạt động của mình sao Lào với các dự án thủy điện Xekaman 1, Xekaman 3.
Sông Đà cũng là một trong các nhà thầu dẫn đầu của Việt Nam trong thi công công trình ngầm, đã thực hiện hơn 100 km đường hầm, đặc biệt là hầm Hải Vân với phương pháp thi công NATM.
Rất nhiều dự án công nghiệp đã được TCT thực hiện thành công như nhà máy Xi măng Hạ Long, Xi Măng Bút Sơn (1,4 triệu tấn/ năm), Nhà máy giấy Bãi Bằng (55.000 tấn/năm), Nhà máy dệt Minh Phương (55 triệu m/năm)… Các dự án giao thông như đường cao tốc Láng Hòa Lạc, đường quốc lộ 1A, đường quốc lộ 10, đường quốc lộ 18, đường Hồ Chí Minh, Hầm đường bộ Hải Vân, Hầm đường bộ Đèo Ngang…
Tổng công ty hiện nay có gần 30.000 cán bộ và công nhân lành nghề, trong đó hơn 4000 cán bộ kỹ thuật và quản lý tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học. Cán bộ công nhân viên của Sông Đà luôn có sự gắn kết chặt chẽ với Tổng công ty, họ góp phần xây dựng lên và đều tự hào về văn hóa Sông Đà.
Sông Đà cũng đặc biệt chú trọng tới việc phát triển nguồn nhân lực, tổ chức các khóa học, đào tạo hàng năm cho cán bộ công nhân viên. Rất nhiều trong số đó đã được cử đi học tập và thực tập công nghệ và kiến thức mới ở nước ngoài.
Trong kế hoạch phát triển dài hạn của mình, Tổng công ty Sông Đà phấn đấu trở thành công ty xây dựng mạnh hàng đầu tại Việt Nam và trong khu vực, cam kết phát triển bền vững với trách nhiệm xã hội cao nhất, góp phần sự nghiệp phát triển của đất nước.
songda.vn



Công trình dự án
  (Ngày: 22/02/2011)
http://www.songda.vn/info/Chitiet/tabid/181/ItemID/3680/View/Details/Default.aspx



A. Công trình thủy điện đã hoàn thành

1. Nhà máy thủy điện EaKrongrou

      (Ngày: 22/12/2009) 

 Nhà máy thủy điện EaKrongrou

- Chủ đầu tư: Công ty CP Đầu tư và Phát triển Điện Miền Trung
- Địa điểm xây dựng: Tại xã Ninh Tây, huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa
- Công suất lắp máy:  28 MW
- Điện  lượng trung bình năm: 22.92 triệu kWh/năm.
- Tổng mức đầu tư: 110.73 tỷ đồng
- Khởi công:   ngày 11/03/2005
- Hoàn thành: ngày 10/05/2007
Công trình Thủy Điện EaKrongrou do Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển điện Miền Trung (Tổng công ty Sông Đà góp vốn đầu tư) đầu tư xây dựng theo hình thức BOO (Xây dựng, sở hữu và kinh doanh). Công trình được khởi công xây dựng vào ngày 11/3/2005 và hoàn thành ngày 15/5/2007.
 Công trình thủy điện EaKrongrou là công trình cấp III với công suất lắp máy là 28 MW, điện lượng trung bình hàng năm là 110,73 triệu KWh/năm, tổng mức đầu tư là 493,76 tỷ đồng. Công trình được xây dựng tại xã Ninh Tây, huyện Ninh Hoà, tỉnh Khánh Hoà. Công trình bao gồm các hạng mục chính như sau:
-         Đập dâng kết cấu bằng đập đất đá đổ, chiều dài toàn bộ đập dâng bờ phải và bờ trái 239,7m, chiều cao lớn nhất 40m, chiều rộng mặt đập 8m.
-         Đập tràn kết cấu bằng bê tông trọng lực, lưu lượng xả lũ P1% = 975m3/s, chiều rộng tràn 80m.
-         Đường hầm dẫn nước chiều dài 1638m, kết cấu vỏ hầm bằng bê tông cốt thép, đường kính thông thuỷ 2m..
-         Đường ống áp lực bằng thép dày 12÷28mm, chiều dài 850m, đường kính trong 1,35m.
-         Nhà máy kết cấu bằng khung bê tông cốt thép, kích thước nhà máy 25,4x32m. Nhà máy có 02 tổ máy tuabine gáo trục đứng.


2. Nhà máy thủy điện Iagrai 3

Nhà máy thủy điện Iagrai 3


Công trình Thủy Điện Iagrai 3 do Công ty Cổ phần Sông Đà 4 (Tổng công ty Sông Đà chi phối) đầu tư xây dựng theo hình thức BOO (Xây dựng, sở hữu và kinh doanh). Công trình được khởi công xây dựng vào ngày 15/05/2004 và hoàn thành ngày 16/8/2007.

Công trình thủy điện Iagrai 3 là công trình cấp III với công suất lắp máy là 7,5 MW, điện lượng trung bình hàng năm là 36,56 triệu KWh/năm, tổng mức đầu tư là 193,42 tỷ đồng. Công trình được xây dựng tại xã Tại huyện IaGrai, tỉnh Gia Lai.

Công trình bao gồm các hạng mục chính như sau:


- Đập dâng kết cấu đập đất đồng chất, chiều dài toàn bộ đập dâng bờ phải và bờ trái 441,5m, chiều cao lớn nhất 35,5m, chiều rộng mặt đập 8m.
- Đập tràn kết cấu bằng bê tông côt thép, số khoang tràn 4 khoang, kích thước một khoang 7m, cột nước tràn 8m.
- Đường ống dẫn nước kết cấu bằng bê tông cốt thép, chiều dài 156,4m, đường kính thông thuỷ 4m.
- Đường ống áp lực bằng thép dày 12÷26mm, chiều dài 280m, đường kính trong 3m.
- Nhà máy kết cấu bằng khung bê tông cốt thép, kích thước nhà máy 18x40m. Nhà máy có 03 tổ máy tuabine Francis trục đứng.


3. Nhà máy thủy điện Nậm Ngần
          (Ngày: 22/12/2009)


- Chủ đầu tư: Công ty CP thủy điện Nậm Ngần
- Địa điểm xây dựng: Tại huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang

- Công suất lắp máy:  13.5 MW
- Điện  lượng trung bình năm: 60.27 triệu kWh/năm.
- Tổng mức đầu tư: 251.43 tỷ đồng
- Khởi công:  ngày 04/11/2005
- Hoàn thành: ngày 09/06/2009

Công trình Thủy điện Nậm Ngần do Công ty Cổ phần thủy điện Nậm Mu (được Tổng công ty Sông Đà giao cho Công ty CP Sông Đà 9 quản lý phần vốn) đầu tư xây dựng theo hình thức BOO (Xây dựng, sở hữu và kinh doanh). Công trình được khởi công xây dựng vào ngày 04/11/2005 và hoàn thành ngày 09/06/2009.
Công trình thủy điện Nậm Ngần là công trình cấp III với công suất lắp máy là 13,5 MW, điện lượng trung bình hàng năm là 60,27 triệu KWh/năm, tổng mức đầu tư là 251,34 tỷ đồng. Công trình được xây dựng tại xã Việt Lâm, xã Quảng Ngần, xã Thượng Sơn, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang. Công trình bao gồm các hạng mục chính như sau:
- Đập dâng kết cấu đập vòm bằng bê tông cốt thép, chiều dài toàn bộ đập dâng vờ phải và bờ trái 101,8m , chiều cao lớn nhất 43m.
- Đập tràn kết cấu đập vòm bằng bê tông cốt thép, chiều rộng tràn 54m, chiều cao lớn nhất đến ngưỡng tràn 38m.
- Đường hầm dẫn nước chiều dài 1770m, kết cấu vỏ hầm bằng bê tông cốt thép, đường kính thông thủy 2,5m..
- Đường ống áp lực bằng thép dày 20mm, chiều dài 407m, đường kính trong 2,1m.
- Nhà máy kết cấu bằng khung bê tông cốt thép, kích thước nhà máy 18,4x53,4m. Nhà máy có 3 tổ máy tuabine Francis trục ngang.


4. Nhà máy thủy điện Nậm Mu
     (Ngày: 22/12/2009)
Nhà máy thủy điện Nậm Mu


- Chủ đầu tư: Công ty CP thủy điện Nậm Mu
- Địa điểm xây dựng: Tại huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang.
- Công suất lắp máy: 12 MW
- Điện  lượng trung bình năm: 55.7 triệu kWh/năm.
- Tổng mức đầu tư: 224.41 tỷ đồng
- Khởi công:  ngày 05/07/2002
- Hoàn thành: tháng 4/2009
Công trình Thủy Điện Nậm Mu do Công ty Cổ phần thủy điện Nậm Mu (Tổng công ty Sông Đà uỷ thác cho CT CP Sông Đà 9 quản lý) đầu tư xây dựng theo hình thức BOO (Xây dựng, sở hữu và kinh doanh). Công trình được khởi công xây dựng vào ngày 05/7/2002 và hoàn thành ngày 25/3/2004.
 Công trình thủy điện Nậm Mu là công trình cấp III với công suất lắp máy là 12 MW, điện lượng trung bình hàng năm là 55,7 triệu KWh/năm, tổng mức đầu tư là 224,41 tỷ đồng. Công trình được xây dựng tại xã Tân Thành, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang. Công trình bao gồm các hạng mục chính như sau:
-         Đập dâng kết cấu bằng bê tông trọng lực, chiều dài toàn bộ đập dâng bờ phải và bờ trái 53,8m, chiều cao lớn nhất 22m, chiều rộng mặt đập 8,5m.
-         Đập tràn kết cấu bằng bê tông trọng lực, lưu lượng xả lũ P1% = 1090m3/s, chiều rộng tràn 40m.
-         Đường hầm dẫn nước chiều dài 1067m, kết cấu vỏ hầm bằng bê tông cốt thép, đường kính thông thuỷ 1,8m..
-         Đường ống áp lực bằng thép dày 12÷26mm, chiều dài 1220m, đường kính trong 1,2m.
-         Nhà máy kết cấu bằng khung bê tông cốt thép, kích thước nhà máy 10,4x27m. Nhà máy có 03 tổ máy tuabine gáo trục ngang có hai vòi phun.
  

5. Nhà máy thủy điện Krông K’ma
               (Ngày: 22/12/2009)
Nhà máy thủy điện Krông K’ma


Công trình Thủy Điện Krông K’ma do Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển Sông Đà (Tổng công ty Sông Đà góp vốn đầu tư) đầu tư xây dựng theo hình thức BOO (Xây dựng, sở hữu và kinh doanh). Công trình được khởi công xây dựng vào ngày 09/5/2005 và hoàn thành ngày 18/4/2008.
Công trình thủy điện Krông K’ma là công trình cấp III với công suất lắp máy là 12 MW, điện lượng trung bình hàng năm là 53,2 triệu KWh/năm, tổng mức đầu tư là 245,116 tỷ đồng. Công trình được xây dựng tại xã xã Hòa Sơn, huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk.
Công trình bao gồm các hạng mục chính như sau:
- Đập dâng kết cấu bằng đập bê tông trọng lực, chiều dài toàn bộ đập dâng bờ phải và bờ trái 54m, chiều cao lớn nhất 27m, chiều rộng mặt đập 3m.
- Đập tràn kết cấu bằng bê tông trọng lực, lưu lượng xả lũ P1% = 845m3/s, chiều rộng tràn 40m.
- Đường hầm dẫn nước chiều dài 2375m, kết cấu vỏ hầm bằng bê tông cốt thép, đường kính thông thuỷ 2m..
- Đường ống áp lực bằng thép dày 12÷28mm, chiều dài 513m, đường kính trong 1,2m.
- Nhà máy kết cấu bằng khung bê tông cốt thép, kích thước nhà máy 19x25m. Nhà máy có 02 tổ máy tuabine Francis trục ngang.



6. Nhà máy thủy điện Thác Trắng
               (Ngày: 22/12/2009)

- Chủ đầu tư: Công ty CP thủy điện Sông Đà 11
- Địa điểm xây dựng: Tại xã Mường Phăng và xã Nà Tấu, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên.
- Công suất lắp máy: 6 MW
- Điện  lượng trung bình năm: 22.92 triệu kWh/năm.
- Tổng mức đầu tư: 103.39 tỷ đồng
- Khởi công:   ngày 19/05/2004
- Hoàn thành: ngày 07/05/2006

Công trình Thủy điện Thác Trắng do Công ty Cổ phần Sông Đà 11 đầu tư xây dựng theo hình thức BOO (X ây dựng, sở hữu và kinh doanh). Công trình được khởi công xây dựng vào ngày 19/05/2004 và hoàn thành ngày 07/05/2006. Công trình thủy điện Thác Trắng là công trình cấp III với công suất lắp máy là 6MW, điện lượng trung bình hằng năm là 22,82 triệu KWh/năm, tổng mức đầu tư là 103,39 tỷ đồng. Công trình được xây dựng tại xã Mường Phăng và xã Nà Tấu, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên. Công trình bao gồm các hạng mục chính như sau:
- Đập dâng kết cấu bằng bê tông trọng lực, chiều dài toàn bộ đập dâng bờ phải và bờ trái 45.5m, chiều cao lớn nhất 14m, chiều rộng mặt đập 1m.
- Đập tràn kết cấu bằng bê tông cốt thép, lưu lượng xả lũ P1% = 91 m3/s, chiều rộng tràn 30m.
- Đường hầm dẫn nước chiều dài 521m, kết cấu vỏ hầm bằng bê tông cốt thép, đường kính thông thủy 2m..
- Đường ống áp lực bằng thép dày 20mm, chiều dài 250m, đường kính trong 1,4m.
- Nhà máy kết cấu bằng khung bê tông cốt thép, kích thước nhà máy 15x22,5m. Nhà máy có 2 tổ máy tuabine Francis trục ngang.


7. Nhà máy thủy điện Ryninh 2

    (Ngày: 22/12/2009)
Nhà máy thủy điện Ryninh 2


- Chủ đầu tư: Công ty CP thủy điện Ryninh 2
- Địa điểm xây dựng: Tại huyện Chư Pảh, tỉnh Gia Lai.
- Công suất lắp máy: 8.1 MW
- Điện  lượng trung bình năm: 38.7 triệu kWh/năm.
- Tổng mức đầu tư: 137.58 tỷ đồng
- Khởi công: tháng 10/1999
- Hoàn thành: tháng 05/2002

Công trình Thủy điện Ryninh 2 do Công ty Cổ phần thủy điện Ryninh 2 (Tổng công ty Sông Đà chi phối) đầu tư xây dựng theo hình thức BOO (Xây dựng, sở hữu và kinh doanh). Công trình được khởi công xây dựng vào tháng 10/1999 và hoàn thành tháng 05/2002.
Công trình thủy điện Ryninh 2 là công trình cấp III với công suất lắp máy là 8,1 MW, điện lượng trung bình hằng năm là 38,7 triệu KWh/năm, tổng mức đầu tư là 137,58 tỷ đồng. Công trình được xây dựng tại xã Iam ơ nông, huyện Chư Pảh, tỉnh Gia Lai. Công trình bao gồm các hạng mục chính như sau:
- Đập dâng kết hợp với đập tràn xả nước: Chiều cao lớn nhất 27m, cột nước tràn 3m, chiều rộng tràn 80m, khả năng xả 80m3/s.
- Kênh dẫn nước kết cấu bằng bê tông cốt thép, chiều dài kênh 535m, đáy kênh rộng 1m.
- Đường ống áp lực bằng thép dày 15mm, đường kính trong 1,6m..
- Nhà máy kết cấu bằng  khung bê tông cốt thép, kích thước nhà máy 24x27m. Nhà máy có 2 tổ máy tuabine Francis trục ngang.

8. Nhà máy thủy điện Hoà Bình
           (Ngày: 01/07/2009)
 












Nhà máy thủy điện Hoà Bình

Nhà máy thủy điện Hoà Bình công suất lớn nhất Đông Nam Á
+ Chiều dài đập : 734 m
+ Chiều cao đập : 128 m
+ Mực nước dâng tối đa : 120 m
+ Dung tích hồ chứa nước : 9 tỷ m3
+ Số tổ máy : 8
+ Công suất thiết kế : 1920 MW
+ Loại đập : Đá đổ có lõi sét
+ Thời gian thi công : 15 năm liên tục
+ Khối lượng đào đắp đất đá : gần 50.000.000 m3
+ Đổ bê tông : 1.899.000 m3
+ Khoan phun : 205.000 m
+ Lắp đặt thiết bị kim loại 46.721 tấn
Công trình thủy điện Hòa Bình có bốn nhiệm vụ chủ yếu: Cắt lũ, phát điện, cấp nước tưới và giao thông thủy. Nhiều năm qua, công trình thủy điện Hòa Bình đã đem lại hiệu quả to lớn về các mặt chống lũ, phát điện, cấp nước tưới, giao thông thủy. Năm 2003, sản lượng điện của nhà máy đạt 8,58 tỷ kWh, cao nhất từ trước đến nay. Vụ đông xuân này, mức nước trong hồ thấp hơn trung bình cùng kỳ nhiều năm khoảng 2 m, nhà máy vẫn xả về hạ lưu gần 2,7 tỷ m3 nước để cho đến thời điểm này, hơn 80% diện tích gieo cấy lúa vụ đông xuân ở khu vực đồng bằng, trung du Bắc Bộ có đủ nước gieo cấy đã khẳng định hiệu quả to lớn của công trình trong việc chống hạn ở vùng châu thổ sông Hồng. Ðây cũng là sự chỉ đạo chặt chẽ, sát sao của Chính phủ, sự phối hợp điều hành nhịp nhàng, ăn khớp giữa các ngành thủy lợi, điện lực, nông nghiệp trong thời gian qua.

 

9. Nhà máy thuỷ điện Yaly
      (Ngày: 01/07/2009)
Nhà máy thuỷ điện Yaly

Ghi thêm: “Thác Yaly nổi tiếng ngày xưa, nay được thay bằng cảnh đẹp của đập dâng, đập tràn xả lũ và một hồ nước rộng lớn trong xanh nằm giữa núi rừng Tây Nguyên.

Với diện tích bề mặt hồ rộng 64,5km² và dung tích 1,03 tỷ m³ (ứng với mực nước dâng bình thường 515m) công trình thủy điện Ialy đã được xây dựng tại đây. Thủy điện Yaly với công suất lắp đặt 720Mw và sản lượng điện trung bình năm 3,7 tỷ kwh. Quá trình xây dựng và vận hành nhà máy thủy điện Yaly đã ảnh hưởng to lớn đến đời sống kinh tế - văn hóa – xã hội… của Tây Nguyên nói chung và Gia Lai nói riêng. Đặc biệt nguồn điện đã đem lại ánh sáng cho bao buôn làng góp phần nâng cao dân trí cho đồng bào trong vùng.
Trong tương lai, trên và dưới thủy điện Yaly dự kiến sẽ xây dựng thêm 4 nhà máy thủy điện khác: Sê San 3, Sê San 4, Plei Krông và Thượng Kon Tum. Sê San 3 và Sê San 4 là những nhà máy nằm phía hạ lưu của thủy điện Yaly.
Ngày nay thác Yaly vẫn là điểm du lịch thú vị. Đến đây, du khách có dịp thăm nhà máy thủy điện, ghé bản làng dân tộc Gia Rai, đi thuyền ngược dòng sông Sê San ngắm cảnh núi và thưởng ngoạn không khí rừng núi Tây Nguyên.


+ Chiều cao đập : 60 m
+ Dung tích hồ chứa nước : hơn 1 tỷ m3
+ Số tổ máy : 4
+ Công suất thiết kế : 720 MW
+ Loại đập : Đá đổ, lõi sét
+ Thời gian thi công : 9 năm
+ Khối lượng đào, đắp : ước 18.000.000 m3
+ Đổ bê tông các loại : hơn 5010.000 m3
+ Khoan phun : 116.000 m
+ Lắp đặt thiết bị kim loại : 17.500 tấn
+ Khoan hầm : 7582 m

Công trình thuỷ điện Ialy thuộc hệ thống bậc thang thủy điện trên sông Sêsan.Với diện tích trên 20km2, công trình Nhà máy thủy điện
Yaly nằm giáp ranh giữa 2 huyện Chưpăh (Tỉnh Gia Lai) và huyện Sa Thầy (Tỉnh Kon Tum). Với tổng công suất lắp đặt 720mw và điện lượng bình quân nhiều năm là 3,68tỉ KWh. Nhà máy thủy điện Ialy là công trình lớn thứ 2 ở nước ta sau Công trình thủy điện Hòa Bình trên Sông Đà.
Việc nghiên cứu khả năng sử dụng năng lượng sông Sê San đã được nhiều hãng nước ngoài và cơ quan trong nước tiến hành từ nhiều thập kỷ trước: (Hãng nipon koie của Nhật Bản năm 1966; Uỷ ban Sông Mê Kông năm 1971; Viện quy hoạch - Bộ thủy lợi Việt Nam năm 1978; Viện năng lượng - Bộ năng lượng Việt Nam 1988). Riêng Công ty Tư vấn - Khảo sát - Thiết kế xây dựng Điện i - thuộc Tổng công ty Điện lực Việt Nam đã mất 11 năm nghiên cứu khảo sát để lập luận chứng kinh tế - kỹ thuật Công trình thủy điện Ialy để trình các cấp có thẩm quyền.
Ngày 24/9/1992, luận chứng kinh tế trên đã được Hội đồng Bộ trưởng (Nay là Thủ tướng Chính phủ) chính thức phê duyệt bằng quyết định số 346/ct.
Ngày 4/11/1993, thay mặt Chính phủ, Nguyên Thủ Tướng Võ Văn Kiệt đã long trọng nhấn nút nổ mìn khởi công công trình Nhà máy thủy điện Ialy. Sau 9 năm trời vật lộn với thời tiết khắc nghiệt và địa hình hiểm trở, những người thợ của Tổng công ty Sông Đà, Tổng công ty lắp máy Việt Nam đã biến cả vùng thác Ialy hoang sơ thành một công trình kỳ vĩ mà theo cách nói của một già làng tại xã Ialy đã từng được dự Lễ khởi công thốt lên trong ngày vui khánh thành Nhà máy vừa qua “Cách mạng hơn cả Zàng rồi !).
Trong suốt quá trình thăm dò khảo sát xây dựng công trình Nhà máy thủy điện Ialy luôn được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và sự ủng hộ của địa phương. Nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười, Nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt, Nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh, Tổng Bí Thư Nông Đức Mạnh, Thủ Tướng Phan Văn Khải, Chủ tịch nước Trần Đức Lương đã nhiều lần về thăm và kiểm tra công trình. Ngày 27/4/2002 thay mặt Đảng và Nhà nước, Phó thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã long trọng cắt băng khánh thành Nhà máy.
Cùng sẻ chia gian khổ với những người thợ xây dựng công trình là lực lượng cbcnv nhà máy, những người con ưu tú của mọi miền đất nước trong đó có con em các dân tộc Tây nguyên đã bám sát hiện trường từng ngày để giám sát, tiếp nhận và vận hành từng tổ máy và các hạng mục của công trình. Cũng chính từ những khó khăn và kinh nghiệm thực tế đã đã tôi luyện và làm trưởng thành đội ngũ cbcnv Nhà máy Thủy điện Ialy quản lý tốt, khai thác an toàn hiệu quả các thiết bị cùng các hạng mục trong suốt thời gian qua. Nhà máy thuỷ điện Ialy là một trong những nhà máy cung cấp nguồn năng lượng điện lớn để phục vụ cho Công nghiệp hoá- Hiện đại hoá đất nước và phục vụ đắc lực cho khu vực Tây nguyên.
 
Các khối lượng chủ yếu:
- Đào đất đá hở: 8.527.000m3
- Đắp đất đá: 8.683.000m3
- Đào đá ngầm: 988.000m3
- Đổ bê tông hở: 330.000m3
- Đổ bê tông ngầm: 400.000m3
- Lắp đặt thiết bị: 17.800tấn
 
Các mốc tiến độ:
- Khởi công đường vào công trình: 08.05.1989
- Khởi công công trình chính: 04.11.1993
- Ngăn sông Sê san: 12.12.1995
- Lấp kênh dẫn dòng xả lũ: 25.12.1997
- Đóng hầm dẫn dòng tích nước: 27.05.1998
- Thành lập Nhà máy: 28.02.2000
- Khánh thành Nhà máy: 27.04.2002
 
Hoà lưới Quốc gia:
- Tổ máy số 1: 12.05.2000
- Tổ máy số 2: 04.11.2000
- Tổ máy số 3: 16.05.2001
- Tổ máy số 4: 12.12.2001


10. Thuỷ điện Cần Đơn
               (Ngày: 05/10/2009)



- Chủ đầu tư: Công ty CP Thủy điện Cần Đơn
- Địa điểm xây dựng: Tại xã Đa kim, huyện Phước Long, tỉnh Bình Phước.
- Công suất lắp máy: 77.6 MW
- Điện lượng trung bình năm: 321.2 triệu kWh/năm
- Tổng mức đầu tư: 1035.49 tỷ đồng
- Khởi công: ngày 05/05/2000
- Hoàn thành: ngày 20/01/2004

Công trình Thủy Điện Cần Đơn do Công ty Cổ phần thủy điện Cần Đơn (Tổng công ty Sông Đà chi phối) đầu tư xây dựng theo hình thức BOT (Xây dựng, kinh doanh và chuyển giao). Công trình được khởi công xây dựng vào ngày 05/5/2000 và hoàn thành ngày 20/01/2004.
Công trình thủy điện Cần Đơn là công trình cấp II với công suất lắp máy là 77,6 MW, điện lượng trung bình hàng năm là 321,2 triệu KWh/năm. Công trình được xây dựng tại xã Đa Kim, huyện Phước Long, tỉnh Bình Phước. Ngoài sản lượng điện cung cấp cho lưới điện quốc gia, công trình thủy điện Cần Đơn còn giúp đảm bảo cung ứng nước tưới cho 4.800 ha đất canh tác thuộc vùng hạ lưu sông Bé và huyện Lộc Ninh, cải thiện việc điều tiết nước sinh hoạt và công nghiệp cho các tỉnh Bình Dương, Bình Phước và thành phố Hồ Chí Minh.
Công trình bao gồm các hạng mục chính như sau:
- Đập chính là đập đồng chất, chiều dài theo đỉnh đập 1130m, chiều cao lớn nhất 44.6m.
- Đập phụ bờ phải và bờ trái là đập đất đồng chất với chiều cao lớn nhất 7m.
- Đập tràn là loại đập bê tông cốt thép, có 05 khoang tràn, kích thước cửa van của mỗi khoang là 10x12m.
- Nhà máy thủy điện kết cấu bằng bê tông cốt thép, với 02 tổ máy loại tua bin Kaplan, kích thước toàn nhà máy là 16,2x51,9m.

Lễ chặn dòng của nhà máy thuỷ điện Cần Đơn
Công trình thuỷ điện Cần Đơn nhìn từ hạ lưu

11. Nhà máy thuỷ điện Thác Bà
      (Ngày: 05/10/2009)

+ Chiều dài đập : Khoảng 600 m
+ Chiều cao đập : Khoảng 45 m
+ Mực nước dâng tối đa : 36 m
+ Dung tích hồ chứa nước : hơn 2 tỷ m3
+ Số tổ máy : 3
+ Công suất thiết kế : 100 MW
+ Loại đập : Đá đổ có lõi sét
+ Thời gian thi công : 14 năm (Kể cả thời gian sơ tán và khôi khục sau chiến tranh phá hoại của Mỹ)
+ Khối lượng đào đắp : 4.500.000 m3 đất đá
+ Đổ bê tông : 150.000 m3


12. Nhà máy thuỷ điện Vĩnh Sơn

      (Ngày: 05/10/2009)

Công suất 66 MW, cột nước cao 602 m - Đập tràn cao 70 m.
  

13. Nhà máy thuỷ điện Nà Lơi
 (Ngày: 05/10/2009)
- Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần thủy điện Nà Lơi.
- Địa điểm xây dựng: Tại xã Thanh Minh, huyện Điện Biên, tỉnh Lai Châu.
- Công suất lắp máy: 9.3 MW
- Điện lượng trung bình năm: 46.29 triệu kWh/năm.
- Tổng mức đầu tư: 185.106 tỷ đồng.
- Khởi công:   ngày 05/11/2000
- Hoàn thành: ngày 07/05/2003

Công trình Thủy Điện Nà Lơi do Công ty Cổ phần thủy điện Nà Lơi (Tổng công ty Sông Đà chi phối) đầu tư xây dựng theo hình thức BOO (Xây dựng, sở hữu và kinh doanh). Công trình được khởi công xây dựng vào ngày 05/12/2000 và hoàn thành ngày 07/05/ 2003.
Công trình thủy điện Nà Lơi là công trình cấp III với công suất lắp máy là  9.3MW, điện lượng trung bình hàng năm là 46.3 triệu KWh/năm. Công trình được xây dựng tại Thanh Minh, huyện Điện Biên, tỉnh Lai Châu.
Công trình bao gồm các hạng mục chính như sau:

- Đập dâng bằng bê tông trọng lực , chiều dài theo đỉnh đập 40m, chiều cao lớn nhất 21m.
- Đập tràn bằng bê tông cốt thép có cửa van điều tiết, chiều rộng tràn là 42m, có 06 khoang tràn, chiều rộng 1 khoang tràn 6m.
- Hầm dẫn nước: Có hai đoạn hầm: Đoạn nằm ngang dài 1306m, kết cấu vỏ bằng bê tông cốt thép, đường kính thông thuỷ D = 2400mm. Đoạn hầm đứng dài 113.8m, kết cấu vỏ bê tông cốt thép, đường kính thông thủy D = 2000mm.
-
Tháp điều áp: Dạng hình trụ tròn, cao 26.7m, kết cấu bằng bê tông cốt thép, đường kính trong D = 6000mm.
- Nhà máy thủy điện kết cấu bằng bê tông cốt thép, với 03 tổ máy, kích thước nhà máy là (9.8x45.5)m.
- Trạm phân phối điện ngoài trời dùng 3 máy biến áp, công suất mỗi máy 4.000kVA, cấp điện áp 6,3/35kV.
Nhà máy thuỷ điện Nà Lơi
Toàn cảnh đập tràn và cửa nhận nước công trình thủy điện Nà Lơi
Toàn cảnh nhà máy thủy điện Nà Lơi


(Mời xem tiếp phần 2)

No comments:

Post a Comment