Monday, May 9, 2016

MEKONG-CỬU LONG …DÒNG SÔNG NHƯỢC TIỂU - Phần 6: Điểm hợp lưu của 2 dòng Tonle Sap và Mekong - Phnom Penh mới


Điểm hợp lưu của 2 dòng Tonle Sap và Mekong

Và đây … thành phố mới Phnom Penh


Nhìn về thành phố Phnom Penh mới đang xây dựng…


Nơi đây là hợp lưu của Tonle Sap và một phần của dòng Mekong - hay nói khác đi đây là đầu nguồn của dòng Mekong bắt đầu chảy vào địa phận của Việt Nam và trở thành dòng Cửu Long.
Điểm hợp lưu của 2 dòng Tonle Sap và Mekong


Trên con phà đi ngang đầu nguồn Cửu Long qua bờ Đông

Bờ phía đông của đầu nguồn Cửu Long



Đồng Bằng Cửu Long mặc dù diện tích canh tác nông nghiệp và thủy sản chưa tới 30% của cả nước, nhưng đóng góp hơn 50% diện tích lúa, 71% diện tích nuôi trồng thủy sản, 30% giá trị sản xuất nông nghiệp và 54% sản lượng thủy sản của cả nước. Lúa trồng nhiều nhất ở các tỉnh An Giang, Long An, Đồng Tháp, Tiền Giang. Diện tích và sản lượng thu hoạch chiếm hơn 50% so với cả nước. Bình quân lương thực đầu người gấp 2.3 lần so với lương thực trung bình cả nước. Nhờ vậy nên Đồng bằng sông Cửu Long là nơi xuất khẩu gạo chính yếu của cả nước. Ngoài ra cây ăn quả còn đặc sản nổi tiếng của vùng, với sự đa dạng về số lượng, cũng như chất lượng ngày càng được nâng cao
Sản lượng thủy sản chiếm 50% cả nước, nhiều nhất ở các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên GiangAn Giang. Kiên Giang là tỉnh có sản lượng thủy sản săn bắt nhiều nhất, 239.219 tấn thủy sản (năm 2000). An Giang là tỉnh nuôi trồng thủy sản lớn nhất vùng với sản lượng 80.000 tấn thủy sản (năm 2000). Nghề nuôi trồng và bắt thủy hải sản đang phát triển mạnh, theo quy mô công nghiệp.
Nhờ vào lượng nước và phù sa của Tonle Sap, Mekong hợp chảy vào đồng bằng sông Cửu Long…đặc trưng là mùa nước nổi… Mùa nước nổi, còn gọi là mùa lũ sông Cửu Long, là một hiện tượng lụt tự nhiên, đặc trưng của vùng đồng bằng sông Cửu LongViệt Nam, vùng hạ lưu sông MekongTonle SapCambodia. Nhưng tên gọi Mùa nước nổi là để gọi riêng cho mùa lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long Việt Nam. Hiện tượng này mặc dù là hiện tượng lũ lụt, nhưng lại không phải là thiên tai đối với toàn bộ dân cư nằm trong ảnh hưởng của hiện tượng thiên nhiên này ở Nam Bộ Việt Nam. 
Ở Đồng bằng sông Cửu Long, mùa nước nổi thường bắt đầu từ tháng 7 âm lịch đến tháng 10 âm lịch (khoảng tháng 8 dến tháng 11 dương lịch) hàng năm. Ngược lại, cư dân đồng bằng sông Cửu Long lại coi mùa nước nổi là một mùa thay đổi phương thức canh tác nông nghiệp, thay vì canh tác nông nghiệp họ chuyển sang khai thác nguồn lợi thủy sản dồi dào đem lại nhờ hiện tượng ngập lụt mênh mông trên toàn bộ đồng bằng sông Cửu Long đem lại. Mùa nước nổi tạo điều kiện cho đất đai canh tác nông nghiệp vùng hạ lưu sông Mekong ở cả Việt Nam và Cambodia được nghỉ ngơi, rửa trôi và làm ngập chìm các nguồn sâu bệnh cho cây trồng nông nghiệp, cung cấp một lượng phù sa màu mỡ cho thổ nhưỡng trong toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Ngày nay, mùa nước nổi không còn nữa, đồng nghĩa với khô hạn, đồng nghĩa với nhiễm mặn, đồng nghĩa với cái chết…

Mực nước sông Mekong đã thấp như hình của bài viết và  thời điểm ấy nỗ lực duy nhất của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam là đề nghị Trung Quốc xả lũ cứu hạn.
Theo tin tức của báo vnexpress ngày 14 tháng 3 năm 2016:

Việt Nam đề nghị Trung Quốc xả lũ cứu hạn đồng bằng sông Cửu Long

"Vừa qua, Việt Nam đã thông qua kênh ngoại giao, đề nghị phía Trung Quốc gia tăng lưu lượng xả nước từ thủy điện Cảnh Hồng (Vân Nam, Trung Quốc) xuống hạ lưu sông Mekong để khắc phục tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn tại một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam", Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng hôm nay cho biết.
"Chúng tôi hoan nghênh việc các cơ quan chức năng Trung Quốc cho biết sẽ tích cực phối hợp, sớm triển khai kế hoạch xả nước khẩn cấp trong thời gian từ ngày 15/3 đến 4/4", bà Phạm Thu Hằng nói thêm.
Và ngay sau đó Trung Quốc chấp thuận đề nghị như một ban phát ân huệ cho Cộng Sản Việt Nam “cam kết xả nước” từ đập thủy điện Cảnh Hồng (Jing Hong) từ tỉnh Vân Nam kể từ ngày 15 tháng 3 năm 2016 cho đến ngày 10 tháng 4 năm 2016.
16/03/2016 12:02 GMT+7
Tân Hoa xã dẫn lời người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng cho biết nước này sẽ xả lũ từ đập thủy điện Cảnh Hồng thuộc địa phận tỉnh Vân Nam từ ngày 15-3 đến ngày 10-4, với lưu lượng xả là 2.190 m3/giây.
Báo Bangkok Post cho biết một số nước Đông Nam Á, trong đó có Thái Lan và Việt Nam đang rơi vào tình trạng hạn hán do hiện tượng thời tiết El Nino hoành hành trong thời gian qua.  
Với một đoạn đường trên 1600Km, dòng chảy xuyên qua các nước Miến Điện, Lào, Thái Lan và Cambodia và từ cửa ngõ của hợp lưu Tonle Sap và Mekong rồi chảy vào VN, thì mục tiêu chính trị nhìn thấy rõ: đây chỉ là một hình thức mị dân của nhà cầm quyền Hà Nội và nhà cầm quyền Trung Cộng trong kế hoạch xả lũ này.

Dòng Mekong thuộc Lào đã khô cạn như vậy, thì lấy nước đâu mà xuôi về phương Nam cho dân tộc Việt Nam 





Sáng nay - ngày 9 tháng năm 2016, trong ghi lại ký sự này thì mực nước đo được từ Châu Đốc vẫn thấp hơn mực nước tối thiểu là 5 tấc 9 phân.

So với mực nước đo được tại Prek Kdam (Tonle Sap) là .98 m, cao hơn mực nước tối thiểu là 4 tấc nước.

Địa điểm quan trắc Prek Kdam nằm tại cầu Prek Kdam thành phố Phnom Penh, thủ đô Nam Vang. Cách Châu Đốc (Việt Nam) 146 Km.


Cầu Prek Kdam


146 Km từ thành phố Phnom Penh dòng chảy về đến Châu Đốc…từ  Nam Vang khi mực nước cao hơn mực nước tối thiểu là 4 tấc nước, khi về đến Châu Đốc mực nước “nằm dưới” nước tối thiểu là 5 tấc 9 phân.
So với đoạn đường dài 1697 Km từ Jinghong Dam …nước về tới Việt Nam chỉ là một hoang tưởng.
Điều này chứng tỏ là chuyện xả nước của TC là một ván cờ chính trị, chứ thực tâm không có ý muốn giúp cư dân vùng ĐBSCL - là những người có quyền chia sẻ ích lợi chung, khi dòng sông Mekong có đủ điều kiện và tiêu chuẩn của một con sông quốc tế. 

Đồng Bằng Sông Cửu Long và hội chứng luộc ếch.
Trong bản tin của đài VOA vào tháng 10 năm 2015. BS Ngô Thế Vinh có bài viết:

"Năm nay 2015 không có mùa nước nổi"

15.10.2015
Cửu Long giang mở chín lần cửa rộng
Dòng sông dài dữ dội bản trường ca
Nguyên Sa
Và Ông viết trong đoạn kết:
ĐBSCL và hội chứng luộc ếch
Trên báo chí truyền thông, người ta hay dùng "giai thoại luộc ếch" như một ẩn dụ (metaphor). Đó là nếu ta bỏ một con ếch vào nồi nước nóng, thì con ếch sẽ có phản ứng và nhẩy ngay ra khỏi nồi nước. Nhưng nếu ta đặt ếch vào một nồi nước lạnh, để ếch ngồi trong đó, rồi từ từ nâng nhiệt độ lên, một cách rất chậm, thì con ếch vẫn thoải mái ngồi trong đó và không nhúc nhích, cho đến khi con ếch bị luộc chín từ lúc nào mà chính nó cũng không biết.
Trên thực tế, thì con ếch sẽ nhẩy ra khi nước bắt đầu nóng. Nhưng không sao, "Hội chứng Luộc ếch (Boiling Frog Syndrome)" vẫn có một ý nghĩa ẩn dụ rất hữu ích khi muốn nói tới nói tới tình trạng con người bị "mất khả năng phản ứng" đối với những mối hiểm nguy đến rất từ từ (gradual threats).
Al Gore, nguyên Phó Tổng thống Mỹ, đồng chia giải Nobel Hoà Bình 2007 do nỗ lực phổ biến kiến thức về biến đổi khí hậu do con người gây ra (man-made climate change) và xây dựng nền móng cho những biện pháp chống lại sự biến đổi ấy. Trong cuốn phim An Inconvenient Truth (2006) Al Gore cũng đã dùng ẩn dụ "con ếch luộc" để nói tới sự "vô minh" của con người trước hiện tượng "hâm nóng toàn cầu (global warming)" nhưng trong cuốn phim ấy, con ếch đã được cứu sống. [4]
Cũng không phải là quá đáng nếu đem ví Đồng Bằng Sông Cửu Long đang trở thành một "con ếch luộc", đang đi dần vào một "Cái Chết Tiệm Tiến của Thế Kỷ" với hơn 20 triệu cư dân thì vẫn cứ đang sống lặng lẽ trong đó, không có phản ứng gì trước một thảm hoạ đến rất từ từ và không thể thấy ngay một cách "nhãn tiền" cho đến khi tất cả một Vùng Châu Thổ cùng với một Nền Văn Minh Miệt Vườn đã bị chìm sâu trong một biển mặn.

Dòng sông nhược tiểu.
Đầu tháng 5 năm 2016, nhà thơ Như-Thương có một bài thơ nói về thân phận của một dòng sông - dòng sông mà trước đây nó là dòng sông mẹ, ôm ấp bao đàn con, ngày nay chính những đứa con được mẹ ôm ấp vỗ về bao ngày cho khôn lớn đan tâm bán đất, bán biển, bán cả dòng sông mẹ cho ngoại bang.
Dòng sông Mẹ nay trở thành một dòng sông nhược tiểu, nó nhược tiểu cũng như đảng Cộng Sản Việt Nam và nhà cầm quyền Việt Nam ngày nay nhu nhược, bất lực trước kẻ thù.
Trong có có một đoạn nhà thơ hỏi rằng:

"...Sông quê tôi hình hài còn nguyên vẹn
Hay bây giờ đã chia bảy xẻ năm
Để câu hò chiều nay chừng uất nghẹn
Để ca dao nghe đứt ruột trăng rằm ..."


Xin mượn khổ thơ này để kết thúc ký sự ghi lại hành trình theo dòng Mekong-Cửu Long trong tháng 3 và 4 năm 2016 của Lymha.

LymHa ghi lại chuyến du khảo đặc biệt cho Blog Mekong- Cửu Long
Tháng 3 & 4 năm 2016


No comments:

Post a Comment