Monday, July 3, 2017

Loạt bài về đề tài NHIỆT ĐIỆN THAN (Phần 1)



Thêm một nhà máy nhiệt điện than 2 tỷ USD ven biển Nam Định


Thứ Hai, 3/7/2017
Dự án FDI có quy mô đầu tư lớn nhất tại Nam Định từ trước đến nay...

Nhiệt điện than được mở rộng đầu đầu tư tại Việt Nam - Ảnh minh hoạ 

Bộ Kế hoạch và Đầu tư và UBND tỉnh Nam Định đã chính thức trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư Dự án BOT Nhiệt điện Nam Định 1 cho Công ty TNHH Điện Lực Nam Định thứ Nhất.

Dự án có tổng vốn đầu tư hơn 2 tỷ USD trên diện tích 242,71 ha tại xã Hải Châu và Hải Ninh, huyện Hải Hậu. Được biết, trước khi được trao giấy chứng nhận đầu tư, giữa các bên liên quan đã trải qua 10 năm đàm phán và đây cũng là dự án FDI có quy mô đầu tư lớn nhất tại tỉnh Nam Định từ trước đến nay.
Chủ đầu tư Dự án là Công ty TNHH Điện lực Nam Định Thứ Nhất (có trụ sở tại Singapore). Đây là công ty do liên danh đầu tư Tập đoàn Taekwang Power (Hàn Quốc) và Acwa Power (A-Rập-Xê-Út) góp vốn thành lập.

Dự án Nhà máy nhiệt điện BOT Nam Định 1 được thực hiện trên cơ sở Hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao ký kết với Bộ Công Thương, địa điểm thực hiện dự án tại xã Hải Châu và Hải Ninh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định với diện tích 242,71 ha.
Chủ đầu tư sẽ thiết kế, xây dựng, vận hành và chuyển giao nhà máy nhiệt điện đốt than, công suất khoảng 1.109,4 MW, bao gồm hai tổ máy với công suất khoảng 554.7 MW mỗi tổ máy. Ngày phải vận hành thương mại của Tổ Máy 1 không muộn hơn 51 tháng sau ngày khởi công.
Tiến độ xây dựng và vận hành thương mại không muộn hơn 57 tháng sau ngày khởi công. Thời hạn vận hành của Hợp đồng BOT là 25 năm sau ngày vận hành thương mại của Nhà máy điện.

Gần đây, nhiều dự án nhiệt điện than tỷ USD đã được thực hiện nhiều nơi như nhà máy 2,3 tỷ USD tại Thanh Hoá, nhà máy 2,2 tỷ USD tại Vũng Áng...

Theo thống kê của Bộ Công Thương, cả nước có khoảng 20 nhà máy nhiệt điện than đang vận hành với tổng công suất đặt máy 13.110 MW, tiêu thụ khoảng 45 triệu tấn than/năm.
 Lượng tro xỉ, thạch cao thải ra hơn 15.700 triệu tấn/năm. Dự kiến tới năm 2020 có thêm 12 dự án nhiệt điện than được đưa vào hoạt động và tổng công suất lắp đặt là 24.370 MW.

Source:


*****


Thêm một nhà máy nhiệt điện than 2,2 tỷ USD tại Vũng Áng

Thứ Tư, 18/1/2017 
 

Các dự án nhiệt điện than đang được triển khai với quy mô lớn để đáp ứng nhu cầu điện của nền kinh tế...
Nhiệt điện than gần đây dính nhiều bê bối gây ô nhiễm môi trường tại Đồng bằng sông Cửu Long.

Tổng cục Năng lượng (Bộ Công Thương) vừa ký thỏa thuận đầu tư dự án BOT nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 2. Chủ đầu tư là Công ty Cổ phần Nhiệt điện Vũng Áng 2 phối hợp với Tập đoàn Mitsubishi (Nhật Bản).
Bộ Công Thương cho biết, để đi đến hợp đồng BOT xây dựng này các bên liên quan đã đàm phán, thảo luận trong suốt 8 năm qua. 

Nhiệt điện Vũng Áng 2 có tổng mức vốn đầu tư khoảng 2,2 tỷ USD, tổng công suất tổ máy 1 đạt 1.200MW gồm 2 tổ máy 600MW. Dự án sẽ vận hành tổ máy số 1 vào năm 2021, tổ máy số 2 năm 2022. Khi đi vào vận hành nhà máy sẽ sử dụng nguồn than nhập khẩu.
Nhà máy được xây dựng tại Khu kinh tế Vũng Áng (Hà Tĩnh).
"Nhiệt điện Vũng Áng 2 là dự án có quy mô công suất và tổng mức đầu tư rất lớn, vì vậy để thực hiện thành công dự án và đảm bảo tiến độ theo chỉ đạo của Chính phủ, đòi hỏi sự cố gắng và nỗ lực rất lớn của chủ đầu tư trong giai đoạn hoàn thiện hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và tiếp theo là thu xếp tài chính với các tổ chức cho vay quốc tế", Bộ Công Thương cho hay.
Tổng cục Năng lượng cam kết sẽ tiếp tục hướng dẫn, tạo điều kiện và phối hợp chặt chẽ với chủ đầu tư trong quá trình xin cấp giấy chứng nhận đầu tư và thu xếp tài chính cho dự án.

Hiện nay, ngoài dự án Nhiệt điện Vũng Áng 2, Tổng cục Năng lượng đang được Bộ Công Thương giao quản lý và triển khai đàm phán 17 dự án BOT nguồn nhiệt điện khác với tổng công suất khoảng 23.000MW.

Source:

*****



20 nhà máy nhiệt điện cần 45 triệu tấn than để vận hành



Thứ Hai, 14/11/2016  


Ô nhiễm môi trường tại các dự án nhiệt điện than là một trong 8 vấn đề Bộ Công Thương sẽ phải giải trình lên Chính phủ...




Cả nước có khoảng 20 nhà máy nhiệt điện than đang vận hành với tổng công suất đặt máy 13.110 MW, tiêu thụ khoảng 45 triệu tấn than/năm.

Bộ Công Thương vừa công bố kết quả rà soát môi trường tại các nhà máy nhiệt điện trên cả nước.
Theo đó, cả nước có khoảng 20 nhà máy nhiệt điện than đang vận hành với tổng công suất đặt máy 13.110 MW, tiêu thụ khoảng 45 triệu tấn than/năm. Lượng tro xỉ, thạch cao thải ra hơn 15.700 triệu tấn/năm. Dự kiến tới năm 2020 có thêm 12 dự án nhiệt điện than được đưa vào hoạt động và tổng công suất lắp đặt là 24.370 MW.

Theo kiểm tra của Bộ Công Thương, tính đến tháng 11, các nhà máy đã thực hiện việc lập và trình Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Tuy nhiên, một số nhà máy đã đi vào vận hành nhưng chưa có giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường như Vũng Áng, Vĩnh Tân 2, Duyên Hải 1, Formosa Hà Tĩnh. Bộ Công Thương cho biết, các nhà máy đã gấp rút hoàn thành và đã đáp ứng các quy định.
Hiện tại, nước thải công nghiệp, sinh hoạt của các nhà máy được xử lý đạt quy chuẩn về môi trường và hầu hết được tuần hoàn tái sử dụng cho các mục đích khác nhau trong nhà máy. Nước làm mát sau quá trình trao đổi nhiệt để làm mát bình ngưng, được giải nhiệt và xả ra nguồn tiếp nhận như sông hoặc biển và đảm bảo nhiệt độ thấp hơn 400C để không ảnh hưởng tới môi sinh.
Qua kết quả rà soát, Bộ Công Thương cho rằng vẫn còn thiếu nhiều quy định cụ thể về trách nhiệm của các bộ, ngành trong tổ chức thực hiện pháp luật về môi trường, thiếu các văn bản hướng dẫn thi hành.

Riêng đối với lĩnh vực nhiệt điện, một số vấn đề cần giải quyết để đảm bảo việc phát triển nhiệt điện một cách bền vững, gắn với bảo vệ môi trường như công tác phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thẩm định, phê duyệt báo cáo xây dựng công tình bảo vệ môi trường, thiết kế cơ sở của các dự án.
Do đó, Bộ Công Thương dự kiến sẽ áp dụng nhiều biện pháp mạnh để làm rõ trách nhiệm, việc phân công, phân cấp và công tác phối hợp giữa các Bộ/ngành, giữa trung ương và địa phương trong công tác quản lý môi trường của ngành, lĩnh vực.
"Kiên quyết từ chối đầu tư các dự án có công nghệ tiềm ẩn các nguy cơ ảnh hưởng đến môi trường, từng bước đổi mới, cải tiến công nghệ đối với các nhà máy hiện có để giảm phát thải, cải thiện môi trường. Lắp đặt hệ thống giám sát, quan trắc môi trường tự động, kết nối với đơn vị chức năng tại địa phương theo quy định”, Bộ Công Thương khẳng định quan điểm. 

Vấn đề ô nhiễm môi trường tại các dự án nhiệt điện than cũng là một trong 8 vấn đề mà Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Công Thương giải trình trong buổi làm việc của Tổ công tác Chính phủ với Bộ Công Thương ngày 14/11. 

Trong một diễn biến liên quan, 10 tháng năm nay Việt Nam đã nhập khoảng hơn 10 triệu tấn than, cao gấp nhiều lần so với kế hoạch nhập 3 triệu tấn của Bộ Công Thương trong năm 2016.
Theo Tập đoàn công nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam, hiện trong nước còn tồn kho khoảng 11 triệu tấn than.
Trước đó, Bộ Công Thương đã ban hành một danh sách các dự án có nguy cơ ô nhiễm môi trường cao. Trong đó có nhiều dự án nhiệt điện góp mặt trong danh sách này như: nhà máy nhiệt điện Thái Bình 1, Vĩnh Tân 2, Vĩnh Tân 4, Vĩnh Tân 4 mở rộng, Duyên Hải 1, Duyên Hải 3, Duyên Hải 3 mở rộng và Công ty Cổ phần Nhiệt điện Quảng Ninh.

Source: 

*****



Hơn 4.000 người Việt chết mỗi năm vì nhiệt điện than



Thứ Ba, 29/9/2015

 

Trong khi thế giới đang dần chuyển sang năng lượng tái tạo, thì Việt Nam lại đang có những bước đi trái chiều...


Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2 mới đây đã bị người dân phản đối, la ó vì ô nhiễm môi trường từ xỉ than, khói bụi.




Nhóm nghiên cứu của Đại học Harvard đã phát hiện ra rằng, mỗi năm Việt Nam có khoảng 4.300 người chết có liên quan đến nhiệt điện than.
Thống kê trên được đưa ra tại hội thảo “Than và nhiệt điện than: Những điều chưa biết”, do Trung tâm Phát triển sáng tạo Xanh (GreenID) tổ chức sáng 29/9.


Theo Phó giám đốc GreenID Trần Đình Sính, kết quả nghiên cứu “các tác động liên quan đến sức khỏe do gia tăng phát thải từ than” tại Việt Nam do nhóm nghiên cứu của Đại học Harvard lần đầu công bố cho rằng, “nếu các dự án nhiệt điện than đang trong quy hoạch đều được đưa vào vận hành thì con số người chết yểu liên quan đến nhiệt điện than ở Việt Nam có thể lên tới 25.000 người/năm”.
“Trong bối cảnh kinh tế đất nước ngày càng phát triển như hiện nay, số người chết vì nhiệt điện than chắc chắn sẽ có xu hướng ngày càng tăng cao, chưa kể, kèm theo đó là chi phí y tế khổng lồ do sự suy giảm sức khỏe của người dân”, ông Trần Đình Sính nói.

Cũng theo tổ chức này, đến năm 2010, trên toàn thế giới có 3,2 triệu người chết liên quan đến nhiệt điện than. Trong đó, Việt Nam có 31.000 người và riêng khu vực đồng bằng sông Cửu Long là 8.000 người.
Ngoài tác hại đối với con người, nhóm nghiên cứu khẳng định nhiệt điện than cũng đang tác động gây hại cho mùa màng và đất đai. Trong khi đó, hiện khu vực đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long đã có hàng chục nhà máy nhiệt điện than đã và sẽ tiếp tục được xây dựng…
 
Việc phát triển các nhà máy nhiệt điện than thải ra một lượng tro khổng lồ, ước tính khoảng 14,8 triệu tấn mỗi năm từ năm 2020 và lên đến 29,1 triệu tấn mỗi năm từ 2030, gây ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường và sức khỏe cộng đồng.
Lo ngại hơn, theo tổ chức này, trong khi thế giới đang chuyển dần từ việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch sang năng lượng tái tạo, thì Việt Nam lại đang có những bước đi trái chiều. Theo quy hoạch, đến 2030, nhiệt điện than của Việt Nam sẽ chiếm trên 50%. 

Source:
 http://vneconomy.vn/thoi-su/hon-4000-nguoi-viet-chet-moi-nam-vi-nhiet-dien-than-2015092901138761.htm

*****


Bắt tàu chở 1.450 tấn than "lậu"


Phát hiện chiếc tàu vận tải thủy chạy trên sông Đáy có dấu hiệu vi phạm trật tự an toàn giao thông, lực lượng CSGT đường thủy Ninh Bình dừng phương tiện kiểm tra và phát hiện tàu này chở 1.450 tấn than "lậu".
Ngày 21/6, Công an tỉnh Ninh Bình cho biết, Trạm CSGT đường thủy thuộc Phòng CSGT Công an tỉnh vừa phát hiện và bắt một vụ vận chuyển 1.450 tấn than không có giấy từ chứng minh nguồn gốc.
 


Lực lượng CSGT đường thủy Ninh Bình kiểm tra tàu chở than "lậu" trên sông Đáy.

Trước đó, khoảng 9h, ngày 18/6/2017, trong lúc tuần tra kiểm soát trên sông Đáy (địa bàn xã Khánh Tiên, huyện Yên Khánh), Trạm CSGT đường thủy Ninh Bình phát tàu vận tải thủy BKS HNa 0378 do thuyền trưởng Nguyễn Văn Lý (SN 1969, trú huyện Ý Yên, Nam Định) điều khiển, chở than cám có dấu hiệu vi phạm.
Dừng phương tiện kiểm tra, lực lượng CSGT phát hiện tàu chở 1.450 tấn than cám này không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc hàng hóa. Tổ công tác lập biên bản vi phạm, bàn giao vụ việc cho Phòng cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh xử lý theo thẩm quyền.

CSGT Ninh Bình làm việc với thuyền trưởng Nguyễn Văn Lý.

SOURCE:

 
(XIN XEM TIẾP PHẦN 2)



 

No comments:

Post a Comment