Dân trí:
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà -
Chủ tịch Ủy ban sông Mê Kông
Việt Nam vừa có chuyến thăm và làm việc với Bộ trưởng
Bộ Tài nguyên và Môi trường, Chủ
tịch Ủy ban sông Mê Kông Lào Sommad Pholsena để
trao đổi về quá trình tham vấn trước
đối với dự án thủy điện Pắc Beng.
Buổi làm việc giữa Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường 2 nước
Việt Nam-Lào vừa diễn ra tại Lào (Ảnh: Bộ TNMT).
Thuê công ty nước ngoài giám sát an toàn công trình
Theo thông tin từ
Bộ Tài nguyên và Môi trường, Đoàn Việt Nam đã trao đổi trên tinh thần chân
tình, cởi mở, tin cậy với các bạn Lào về quá trình tham vấn dự án thủy điện Pắc
Beng với mục tiêu giúp bạn Lào đánh giá tác động toàn diện của công trình thủy
này đối với người dân Lào, thượng nguồn cũng như hạ du, bao gồm Đồng bằng sông
Cửu Long của Việt Nam. Từ đó có những biện pháp giảm thiểu tác động tối ưu nhằm
sử dụng hiệu quả và bền vững nguồn tài nguyên nước lưu vực sông Mê Kông, tăng
cường tình đoàn kết đặc biệt, hữu nghị và truyền thống giữa hai nước.
Đại diện Ủy ban
sông Mê Kông Việt Nam đã báo cáo hai Bộ trưởng nội dung tham vấn trước cũng như
những đề xuất của phía Việt Nam liên quan đến dữ liệu sử dụng, các giải pháp bảo
đảm dòng chảy, phù sa bùn cát, giao thông thủy, đường di chuyển của cá, chất lượng
nước, tác động xuyên biên giới, an toàn công trình.
Đại diện Bộ Năng
lượng và Mỏ của Lào đã nêu các giải pháp đang được thực hiện nhằm hoàn thiện
hơn nữa báo cáo, cũng như để giải quyết những vấn đề các bên liên quan còn quan
ngại như hạ thấp chiều cao của đập, hạ thấp cửa xả phục vụ xả phù sa lơ lửng,
phù sa đáy hồ. Đồng thời mời Công ty Snowy Mountains Engineering Corporation
(SMEC) của Australia vào nghiên cứu bổ sung về số liệu cá di cư và thiết kế đường
cá đi; thuê công ty giám sát của Pháp tham gia giám sát an toàn công trình bên
cạnh sự giám sát của chủ đầu tư.
Bộ trưởng Trần Hồng
Hà khẳng định, Việt Nam hoan nghênh các Bộ, ngành liên quan của Lào đã hợp tác,
cung cấp thông tin cho các bên trong quá trình tham vấn trước đối với dự án thuỷ
điện này trên tinh thần cầu thị, lắng nghe ý kiến của các chuyên gia quốc tế,
các nhà khoa học và các khuyến nghị của Ủy hội sông Mê Kông quốc tế. Từ đó có
những giải pháp kịp thời như bổ sung các nghiên cứu, đánh giá môi trường, động
đất, đánh giá tác động xuyên biên giới và tích cực tham vấn với sự tham gia của
nhiều bên đối với dự án.
Ông Trần Hồng Hà
cũng đề nghị phía Lào bổ sung số liệu, áp dụng các phương pháp khoa học tiên tiến
phục vụ việc dự báo, đánh giá chính xác tác động của công trình, bảo đảm công
trình vận hành an toàn cũng như để điều tiết nước một cách phù hợp, bảo đảm lợi
ích hài hoà giữa các ngành kinh tế của Lào, cũng như việc chia sẻ hiệu quả tài
nguyên nước giữa các nước trong lưu vực, giữ vững các lợi ích về kinh tế, xã hội
và văn hoá của dòng sông Mê Kông.
Theo thông tin từ
Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ trưởng Sommad Pholsena đánh giá cao các nhận
xét, đề nghị của phía Việt Nam và coi đây là những thông tin quan trọng để phía
Lào hoàn thiện báo cáo về dự án thuỷ điện Pắc Beng. Phía Lào khẳng định sẽ phối
hợp với các thành viên khác trong Ủy hội sông Mê Kông quốc tế và Ban thư ký Ủy
hội trong việc tiếp tục hoàn thiện báo cáo, xem xét ý kiến của các bên liên
quan một cách có trách nhiệm nhằm bảo đảm hài hoà lợi ích của các nước ven sông
theo Hiệp định Mê Kông 1995.
Hai bộ trưởng nhất
trí sẽ phối hợp cùng với các nước thành viên khác của Ủy hội và Ban thư ký Ủy hội
sông Mê Kông thông qua một Tuyên bố chung về Tham vấn trước đối với dự án thuỷ
điện Pắc Beng để thống nhất các giải pháp nhằm giảm thiểu tác động của công
trình đối với các quốc gia ven sông, đảm bảo hài hoà các lợi ích về kinh tế, xã
hội và môi trường của các bên và sự phát triển bền vững lưu vực sông Mê Kông.
Hai Bộ trưởng
cũng nhất trí cho rằng các nước trong Ủy hội sông Mê Kông và cơ chế hợp tác Mê
Kông - Lan Thương cần sớm xây dựng cơ chế pháp lý và kỹ thuật để giám sát chung
và chia sẻ thông tin, vận hành, điều tiết các hồ thuỷ điện trong khuôn khổ Ủy hội
và cơ chế hợp tác Mê Kông - Lan Thương.
Hệ thống đập thủy điện trên dòng chính sông Mê Kông (Ảnh: Bộ
TNMT).
Chuyên gia lo lắng
Dự án thủy điện Pắc
Beng cách Thủ đô Viên Chăn hơn 600km về phía thượng lưu, cách biên giới Việt
Nam 1.933km.
Công trình này có
công suất thiết kế 912MW, điện lượng 4,765 GWh chủ yếu xuất khẩu sang Thái Lan
(90%). Đây là công trình đầu tiên trong chuỗi 11 bậc thang thủy diện dòng chính
dự kiến được xây dựng trong vùng hạ lưu lưu vực sông Mê Kông và là công trình
thứ 3 được đề xuất xây dựng sau Xayabuly và Đôn-sa-hông. Chủ đầu tư là Công ty
sản xuất năng lượng quốc tế Datang của Trung Quốc.
Tại hội thảo do Uỷ
ban sông Mê Kông Việt Nam tổ chức cách đây chưa lâu, nhiều chuyên gia khi xem
xét tác động ở các khía cạnh thủy văn-thủy lực, phù sa bùn cát, thủy sản-hệ
sinh thái, chất lượng nước, kinh tế xã hội, giao thông thủy, an toàn đập đều có
thể thấy chủ đầu tư dự án chỉ ưu tiên phát điện kinh doanh, xem nhẹ các vấn đề
bảo tồn hệ sinh thái, môi trường.
Trong số 11 công
trình thủy điện của Lào và Campuchia trên dòng Mê Kông dự kiến làm thì mỗi công
trình có một chủ đầu tư khác nhau làm, mỗi chủ đầu tư lại làm theo các tiêu chuẩn
khác nhau, mạnh ai nấy làm, không đồng nhất.
Các chuyên gia
cho rằng cần đặt ra câu chuyện về hậu quả của chuyện này và vai trò của Ủy hội
sông Mê Kông.
Thế Kha
No comments:
Post a Comment