Sunday, December 17, 2023

VIỆT NAM ĐỀ NGHỊ NHIỀU LÃNH VỰC ƯU TIÊN QUAN TRỌNG CỦA HỢP TÁC MEKONG-LANCANG

(Vietnam proposes major priority areas of Mekong – Lancang cooperation)

VOV – Bình Yên Đông lược dịch

7 December 2023

 

Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn phát biểu trong phiên họp Ngoại trưởng của Hợp tác Mekong-Lancang ở Beijing, Trung Hoa ngày 7 tháng 12. [Ảnh: MOFA]

 

VOV.VN – Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn đưa ra những lãnh vực ưu tiên quan trọng của Hợp tác Mekong-Lancang (MLC) tại phiên họp thứ 7th của Ngoại trưởng MLC ở Trung Hoa hôm 7 tháng 12.

Phát biểu tại phiên họp, Sơn xác nhận rằng Việt Nam đánh giá cao và tiếp tục đóng góp tích cực vào việc hợp tác giữa 6 quốc gia MLC.

Ông nói 6 quốc gia MLC cần phát triển nền tảng cho các kỹ nghệ; chuyển dần chế biến và lắp ráp đến nghiên cứu, thiết kế và sản xuất và khuyến khích việc áp dụng và chuyển giao sáng tạo, kỹ thuật.

Các quốc gia cũng cần ưu tiên khuyến khích chuyển sang kỹ thuật số qua đối thoại chánh sách kinh tế số và an ninh mạng; phát triển nhân sự số và những thành phố thông minh; số hóa những doanh nghiệp vi mô, nhỏ và trung bình (MSMEs), và khuyến khích việc xây cất hạ tầng cơ sở số và áp dụng thế hệ kỹ thuật mới trong kỹ nghệ chế biến.

Ông nhấn mạnh sự cần thiết để gắn bó với bảo vệ môi trường và chuyển sang tăng trưởng xanh; và tăng tốc việc hoàn thành và thực hiện Kế hoạch Hành động Hợp tác Nguồn Nước MLC 2023-2027.  Ông đề nghị tăng cường việc phối hợp giữa MLC và Ủy hội Sông Mekong (MRC) cũng như chia sẻ dữ kiện khí tượng, thủy học và điều hành đập.

Ngoài ra, bộ trưởng kêu gọi các quốc gia nâng cao hợp tác mậu dịch; xây dựng các chuỗi cung cấp thông minh; hỗ trợ nối kết giữa MSMEs và các tổ hợp đa quốc gia; và cải tạo môi trường đầu tư.

Các bộ trưởng trong hội nghị rất cảm ơn tiến bộ được thực hiện trong việc hợp tác trong việc quản lý khả chấp nguồn nước của sông Lancang-Mekong, gồm có việc thực hiện một thỏa thuận giữa 6 quốc gia để chia sẻ dữ kiên thủy học quanh năm, cũng như nghiên cứu về tiên đoán lũ lụt và ngăn ngừa thiên tai.

Quỹ Đặc biệt của Hợp tác Lancang-Mekong đã hỗ trợ các quốc gia thành viên trong việc thực hiện trên 700 dự án trong nhiều lãnh vực khác nhau, chẳng hạn như mậu dịch, nông nghiệp, du lịch, quản lý nguồn nước, môi trường, y tế, giảm nghèo và giao quyền cho phụ nữ.

Các bộ trưởng đồng ý cứu xét việc thiết lập Hành lang Sáng tạo Lancang-Mekong và phát triển Vành đai Kinh tế Lancang-Mekong; nâng cao việc áp dụng kỹ thuật cao trong việc phát triển kinh tế; xoay quanh việc nối kết hạ tầng cơ sở; làm dễ dàng mậu dịch và đầu tư; và hỗ trợ việc chuyển sang năng lượng sạch và tăng trưởng xanh.

Các bên xác nhận để tiếp tục ưu tiên hóa hợp tác trong vệc quản lý nguồn nước của sông Lancang-Mekong; tăng tốc việc hoàn thành Kế hoạch Hành động Hợp tác Nguồn Nước MLC 2023-2027; và hỗ trợ Việt Nam để tổ chức Phiên họp Bộ trưởng về Nguồn Nước MLC lần thứ 2nd trong năm 2024.

Sông Mekong có chiều dài tổng cộng 4.350 km, chảy qua 6 quốc gia: Trung Hoa, Myanmar, Lào, Thái Lan, Cambodia và Viêt Nam.  Phần sông chảy trong lãnh thổ Trung Hoa được gọi là Lancang.

Cơ chế Hợp tác Mekong-Lancang được thành lập trong tháng 11 năm 2015, chú trọng đến nối kết, khả năng sản xuất, hợp tác kinh tế xuyên biên giới, nguồn nước, nông nghiệp và giảm nghèo.

No comments:

Post a Comment