Sunday, December 10, 2023

CÁC QUỐC GIA MEKONG THÚC ĐẨY GIÚP ĐỠ TÀI CHÁNH Ở COP28

(Mekong countries push for financial help at COP28)

Kannikar Petchkaew – Bình Yên Đông lược dịch

Mekong Eye – 3 December 2023

 

Tham dự viên đến COP28 ở Dubai, United Arab Emirates ngày 30 tháng 11. 

[Ảnh: Stuart Wilson]

 

Một quỹ mất mát hay thiệt hại được đồng ý ở COP28, nhưng tất cả các quốc gia hạ lưu Mekong có đủ điều kiện để nhận tiền hay không?

DUBAI, UNITED ARAB EMIRATES - Ở COP28, các quốc gia hạ lưu Mekong đang tìm kiếm tài trợ, kể cả cho mất mát và thiệt hại, để gia tăng sức chịu đựng khí hậu và thực hiện 0 ròng vào năm 2050.  Nhưng việc hỗ trợ nầy có thể đến với một cái giá, và một cuộc điều tra để chứng minh liệu họ có “dễ tổn thương” hay không?

Từ Thứ Năm, các phái đoàn từ Cambodia, Lào, Thái Lan và Việt Nam đã tích cực tham gia trong thượng đỉnh khí hậu và các sự kiện bên lề ở Dubai để báo hiệu cam kết cắt giảm phóng thích của họ, và sự cần thiết để bảo đãm tài trợ.

Một trong những khí cụ đó là quỹ mất mát và thiệt hai, và hầu hết các quốc gia trên thế giới đồng ý bắt đầu quỹ vào ngày đầu của thượng đỉnh khí hậu.

Quỹ nhằm mục đich trợ giúp các quốc gia đang phát triển “đặc biệt dễ tổn thương” đối với những ảnh hưởng tai hại của thay đổi khí hậu, gồm có những sự kiện thời tiết cực đoan và những sự kiện khởi đầu chậm.  Trên toàn cầu, thay đổi khí hậu đưa đến việc mất mát 6,3% GDP trong năm 2022.

Tuy nhiên, có một câu hỏi chưa được trả lời là quốc gia nào sẽ đủ điều kiện để nhận quỹ, hay làm thế nào để xác định quốc gia nào bị tổn thương – và điều nầy có lẽ là trọng tâm của những thương thảo trong suốt tuần nầy.

Chỉ số Rủi ro Khí hậu Toàn cầu xếp hạng Myanmar (2nd), Thái Lan (9th), Việt Nam (13th) và Cambodia (14th) trong 20 quốc gia hàng đầu trong số 180 quốc gia bị thiệt hại nhiều nhất do thời tiết cực đoan từ năm 2000 đến 2019.

Nhiều tai họa chết người đã được ghi nhận trong khu vực, gồm có bão Nagis trong năm 2008 đã giết chết trên 140.000 người ở Myanmar và lũ lụt nghiêm trong năm 2011 ở Thái Lan đã ảnh hưởng đến 13,6 triệu người.

Nithi Nesadurai, Giám đốc và Phối trí viên Khu vực của Hệ thống Hành động Khí hậu Đông Nam Á (ĐNA), đề nghị toàn thể khu vực của các quốc gia hạ lưu Mekong phải có đủ điều kiện để nhận quỹ mất mát và thiệt hại.

“Khu vực có những quốc gia trong 10 quốc gia hàng đầu trên thế giới đối mặt với những ảnh hưởng khí hậu gat gắt.  Nếu tiêu chuẩn của quỹ là phải chứng minh dễ tổn thương, một số dữ kiện sẽ chứng minh điều đó,” ông nói.

 

Nền nhà nằm dưới nước trong làng Pak Khong Bo, tỉnh Samut Songkhram.  Nó từng là một cộng đồng đánh cá sáng giá nhưng đã bị ngập bởi biển nước vì mực nước dâng lên. [Ảnh: Visarut Sankham]

 

Mặc dù rủi ro cao của ảnh hưởng của thay đổi khí hậu, tuy nhiên, không chắc chắn liệu tất cả các quốc gia hạ lưu Mekong sẽ có thể nhận được quỹ.

Myanmar, không gởi phái đoàn đến COP28 năm nay, cần nguồn tài chánh nhất vì khả năng thấp để đối phó với ảnh hưởng khí hậu.  Nhưng quốc gia nầy đã bị cấm vận bởi cộng đồng quốc tế từ khi có cuộc đảo chánh đẫm máu trong năm 2021.

Thái Lan cũng là một điểm khó vì kinh tế tiến bộ của nó, khiến cho viện trợ tài chánh quốc tế bị cắt bớt trong 2 thập niên qua.  Nhưng Thái Lan chưa phải là quốc gia giàu có với tài nguyên thích hợp để trang trải tất cả những mất mát khí hậu.

Chỉ một mình Thái Lan đối mặt với 146 khí hậu bất bình thường, đưa đến một mất mát 7,7 tỉ USD từ năm 2000 đến 2019, theo Viện Nghiên cứu Phát triển Thái Lan.

Phirun Saiyasipanich, Giám đốc Nha Thay đổi Khí hậu và Môi trường Thái Lan và một thành viên nổi tiếng của nhóm thương thảo Thái ở COP28, nhấn mạnh rằng việc thảo luận về mất mát và thiệt hại nên chú trọng đến những thứ bị ảnh hưởng nghiêm trọng thay vì chỉ xác định ai bị bất lợi kinh tế.

“Nhóm G77 cộng Trung Hoa, trong đó có Thái Lan, đã thảo luận rằng sáng kiến tài chánh mới nầy phải điều hành một cách công bằng từ đầu.  Tất cả các quốc gia chịu mất mát hay thiệt hại gây ra bởi thay đổi khí hậu phải có quyền tiếp cận quỹ nầy.”

Chủ tịch Ngân hàng Thế giới Ajay Banga nói trong sự kiện bên lề ở COP28 rằng quỹ mất mát và thiệt hại phải hợp lý “từ lúc đầu” của tiến trình và nó có thể có vào lúc nào đó trong năm tới trước khi tiền được đưa ra để giúp cho các quốc gia.

Ngân hàng Thế giới sẽ quản lý quỹ trong 4 năm tời, ông nói, nhưng sẽ không phải để quyết định ai sẽ được tiền.  Điều nầy sẽ được thực hiện bởi một hội đồng cai quản cần được thiết lập và nên có đại diện từ người cho và người nhận.

Hầu hết khoản cho vay

Việt Nam, mặt khác, đã đi trước để bảo đảm 15,8 tỉ USD từ Hợp tác Chuyển tiếp Năng lượng Hợp lý (JTEP) – cơ chế tài chánh được phát động bởi các quốc gia giàu có để giúp các quốc gia đang phát triển cắt việc sử dụng than.

Quỹ, gồm có 98% là nợ, sẽ được trao cho Việt Nam trong 3 đến 5 năm để giúp nước nầy tăng tốc việc chuyển tiếp sang năng lượng tái tạo và thực hiện phóng thích 0 ròng vào năm 2050.  Việt Nam là quốc gia Á Châu đầu tiên đạt được thỏa thuận với JTEP từ khi nó được phát động ở COP26 ở Glasgo.

Vào ngày Thứ Sáu, Thủ tường Phan Minh Chính của Việt Nam, loan báo Kế hoạch Huy động Tài nguyên (RMP) ở bên lề của COP28, cùng với Chủ tịch của Ủy hội Âu Châu Ursula von der Leven.  Kế hoạch xác định các lãnh vực đầu tư ưu tiên qua JTEP và một khuôn khổ để lượng định và theo dõi kết quả hợp lý.

“Chúng tôi mong đợi rằng Việt Nam sẽ có thể huy động trợ giúp quốc tế qua quỹ,” Phạm nói trong khi loan báo.  “Chúng tôi không thể thực hiện các mục đích đầy tham vọng mà không có trợ giúp kỹ thuật và tài chánh của các đối tác quốc tế.”


Thủ tướng Phạm Minh Chính của Việt Nam phát biểu trong Phần Cấp cao cho Lãnh đạo Quốc gia và Chánh phủ ở COP28 ở Dubai ngày 2 tháng 12. [Ảnh: Christopher Pike]

 

Mặc dù quỹ có sẵn, nhiều quốc gia đã nêu lo ngại rằng những khoản cho vay cuối cùng sẽ biến thành nợ tích lũy.

Điều nầy khiến cho nhiều quốc gia đang phát triển cảm thấy do dự để nhận thêm tiền cho những sáng kiến chuyển sang xanh, nhất là sau khi đại dịch Covid-19 đã đánh vào kinh tế trên toàn thế giới và buộc nhiều công ty phải mượn thêm.

Nợ công ở Việt Nam là 34% GDP, không được xem là rủi ro, thao Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).

Mặt khác, nợ công của Thái Lan vào khoảng 61% GDP và có lẽ sẽ đến 70% khi quốc gia nầy đã mượn từ kế hoạch cứu trợ Covid019 của mình, khiến cho phái đoàn Thái đứng vững để ưu tiên hóa việc tìm kiếm trợ cấp.

Giải pháp được thị trường thúc đẩy

“Chúng tôi sẽ đề nghị những dự án cần sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế để nâng cao thị trường tín dụng carbon và những biện pháp khác, gồm có khuyến khích xe điện, canh tác lúa methane thấp và trang trại điện mặt trời nổi,” Phirun của nhóm thương thảo của Thái Lan ở COP28 nói.

Thị trường carbon là một khí cụ được các tổ chứa tài chánh quốc tế ưa chuộng, vì nó được xem như một giải pháp được thị trường thúc đẩy để huy động tài chánh từ quốc gia giàu cho các quốc gia nghèo hơn trong khi tránh qua thách thức trong việc hứa tiền từ các quốc gia giàu hơn.

Nó cũng được xem là một thay thế không thể tránh cho một số quốc gia do dự để vay nợ để chuyển tiếp xanh.  Tuy nhiên, thách thức vẫn còn về việc làm thế nào để bảo đảm trách nhiệm và minh bạch của thị trường carbon – và đây là một trong những vấn đề then chốt đang được thảo luận ở COP28.

“Chúng tôi sẽ không cho phép tẩy xanh nhưng làm việc với các cộng đồng và địa phương để chắc rằng nó không chỉ làm ra tiền cho một số người nhưng đem lợi cho tất cả,” Phirun nói.  “Chúng tôi sẽ không chú trọng đến bất cứ một khía cạnh nào mà toàn thể.  Nếu không, chúng tôi sẽ không thực hiện được mục tiêu nào.”

Trong số các quốc gia hạ lưu Mekong, Thái Lan là tiến bộ nhất trong việc thiết lập thị trường carbon.  Nó đã phát động hệ thống mậu dịch phóng thích tự nguyện làm dễ dàng cho trên 360 dự án điều hành bởi viên chức chánh phủ, cộng đồng và thành phần tư nhân.

Tuy nhiên, một số cộng đồng địa phương đã chỉ trích kế hoạch vì tham gia không thích hợp, nhất là trong các dự án trồng rừng chồng chéo với các nhóm canh rừng cộng đồng mà nhiều người dựa vào để sinh sống.

Họ lo ngại rằng các dự án tín dụng carbon sẽ vi phạm quyền sử dụng tài nguyên trong rừng của họ và đẩy họ ra khỏi rừng.

Tara Buakamsri. Giám đốc Quốc gia Thái Lan cho Greenpeace ĐNA, thúc giục chánh phủ và các thành phần liên hệ ưu tiên hóa việc chấm dứt từng giai đoạn nhiên liệu hóa thạch, một trong những cách hữu hiệu nhất để cắt phóng thích, thay vì đặt tất cả hy vọng vào thị trường carbon.


Những nhóm dân sự xã hội đã tổ chức một cuộc triễn lãm tạm thời ở Expo City Dubai ở Untied Arab Emirates để khuyến khích việc kết hợp nhân quyền vào những thương thảo ở COP28. [Ảnh: Christopher Edralin]

 

“Anh cần phải bảo đãm rằng thị trường sẽ có lợi ích thật sự cho thế giới và người dân, không phải những lái buôn carbon trục lợi… Nếu không, thị trường carbon sẽ là một dạng thuộc địa mới,” Tara nói.


No comments:

Post a Comment