Sunday, December 31, 2023

THỦ TƯỚNG LÝ NHẤN MẠNH VIỆC ĐÀO SÂU PHÁT TRIỂN ĐỂ KẾT HỢP KHU VỰC, HỢP TÁC AN NINH TRONG PHIÊN HỌP LÃNH ĐẠO LMC

(Premier Li stresses deepening devt for regional integration, security cooperation at LMC leaders’ meeting)

Yang Sheng and Hu Yuwei – Bình Yên Đông lược dịch

Global Times – December 25, 2023


Phiên họp Lãnh đạo Hợp tác Lancang-Mekong lần thứ 4th. [Ảnh: Xinhua]

 

Thủ tướng Trung Hoa Li Qiang (Lý Cường) tham dự Phiên họp Lãnh đạo Hợp tác Lancang-Mekong (LMC) lần thứ 4th qua videolink hôm Thứ Hai, với sự tham dự của các lãnh đạo của Cambodia, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam, 5 quốc gia thành viên ASEAN mà sông Mekong chảy qua.  Trung Hoa kêu gọi đào sâu việc phát triển để kết hợp khu vực và hợp tác an ninh để đàn áp gian lận viễn thông trong 6 quốc gia.

Các nhà ngoại giao của 5 quốc gia Đông Nam Á được Global Times tiếp xúc đánh giá cao sự hợp tác với Trung Hoa trong những năm gần đây về mặt chia sẻ nguồn nước sông và ngừa lụt, cải thiện lớn lao cuộc sống của người dân dọc theo sông.  Các chuyên viên nói rằng trong giai đoạn sắp tới, LMC sẽ mang lại thêm cơ hội cho những kỹ thuật tiên tiến, và khu vực sẽ được lợi thêm từ việc hợp tác và tăng cường sự ổn định khu vực.

Li đồng chủ tịch phiên họp với lãnh đạo của Myanmar Min Aung Hlaing.  Thủ tướng Cambodia Hun Manet, Thủ tướng Lào Sonaxay Siphandone, Thủ tướng Thái Lan Sretha Thavisin, và Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính tham dự phiên họp qua videolink, theo China Central Television (CCTV).

Trong phiên họp, Li đưa ra 4 đề nghị để tăng cường hợp tác Lancang-Mekong: Thứ nhất, đào sâu phát triển để nâng cao kết hợp và nối kết, và tăng cường hơp tác về kinh tế, mậu dịch, khả năng sản xuất, nông nghiệp và chế biến thông minh.  Thú hai, để khuyến khích hợp tác xanh và hoàn toàn tôn trọng quyền và quyến lợi chính đáng của tất cả các quốc gia trong việc phát triển và sử dụng nguồn nước hợp lý.

Thứ ba, để tăng cường việc cai quản an ninh và đàn áp mạnh mẽ những hoạt động tội phạm chẳng hạn như bài bạc trên mạng và gian lận viễn thông.  Thứ tư, đào sâu những trao đổi người-với-người và văn hóa và gặt hái những điểm sáng mới trong hợp tác của giới trẻ, những tổ chức nghiên cứu, và chánh quyền địa phương.

Các lãnh đạo của 5 quốc gia đã cảm ơn Trung Hoa về việc đóng góp xuất sắc để khuyến khích hợp tác Lancang-Mekong, và nói rằng 6 quốc gia nên chia sẻ cơ hội và đối phó với những thách thức cùng với nhau, kế hoạch chung cho việc phát triển hợp tác Lancang-Mekong trong tương lai, và tăng cường hợp tác trong mọi lãnh vực để xây dựng vành đai phát triển kinh tế Lancang-Mekong, và xây dựng một cộng đồng chia sẻ tương lai cho các quốc gia Lancang-Mekong, CCTV báo cáo.

Khu vực Lancang-Mekong là một trong những khu vực có tiềm năng phát triển lớn nhất ở Á Châu và xa hơn.

Bắt nguồn từ cao nguyên Qiangha-Xizang ở Trung Hoa, sông bắt nguồn từ Yushu trong tỉnh Qinghai.  Nó được gọi là sông Lancang ở Trung Hoa, và sau khi chảy ra khỏi tỉnh Yunnan, nó được gọi là sông Mekong.  Nó chảy qua Myanmar, Lào, Thái Lan, Cambodia, và Việt Nam, có chiều dài 4.880 km và bao phủ một diện tích 795.000 km2, và nuôi dưỡng 326 triệu người, theo trang mạng chánh thức của LMC Trung Hoa.

 

Không ảnh chụp ngày 11 tháng 3 năm 2021 cho thấy cầu Hữu nghị Cambodia-Trung Hoa thứ 8th bắt ngang sông Mekong nối liền tỉnh Kampong Cham với tỉnh Thoung Khmum ở đông nam Cambodia. [Ảnh: Shanghai Construction Group]

 

Những thành tự có kết quả

Zhou Zhiwei, tổng thư ký của Trung tâm Hợp tác Nguồn Nước Lancang-Mekong, nói với Global Times hôm Thứ Ha rằng từ khi thực hiện Kế hoạch Hành động 5-Năm về Hợp tác Nguồn Nước Lancang-Mekong (2018-2022),  các giới chức nguồn nước của 6 quốc gia thành viên đã tích cực tổ chức và thực hiện trên 50 dự án cuộc sống liên quan đến nước.

Dự án Lancang-Mekong Sweet Spring (Suối nước Ngọt Lancang-Mekong) đã thực hiện tổng cộng 62 điểm biểu diễn kỹ thuật cung cấp nước nông thôn, cung cấp cư dân địa phương với nước uống an toàn hơn và cũng biểu diễn kỹ thuật cho các quốc gia thành viên, Zhou nói.  Một dự án khác, được gọi là Kế hoạch hành động Lượng định An toàn Đập cho các Quốc gia Lancang-Mekong, đã thực hiện kiểm tra an toàn và biểu diễn trên các đập ở Lào, Thái Lan và Việt Nam.  Những cánh an tòan đã được thiết lập cho đập để phục vụ người dân tốt hơn, Zhou lưu ý.

Trung Hoa cũng hỗ trợ việc thực hiện các dự án theo dõi thủy học và đã xây một trạm trung ương và 25 trạm theo dõi tự động ở Lào.  “Nó sẽ giúp chúng tôi dể hiểu sông hồ tốt hơn, và đáp ứng tốt hơn với những tai họa lũ lụt và hạn hán,” Zhou nói với Global Times.

Đồng thời, lưu ỳ rằng 6 quốc gia của chúng ta đang đối mặt với những thách thức lớn để thực hiện những mục tiêu của Nghị trình Phát triển Khả chấp 2030.  Chúng ta cần phải cộng tác chặt chẽ để khuyến khích hợp tác dưới sự hướng dẫn của Kế hoạch Hành dộng 5-Năm về Hợp tác Nguồn Nước Lancang-Mekong (2023-2027).  “Sáu quốc gia của chúng ta nên cộng tác với nhau để đối phó với nhiều vấn đề nước và thay đổi khí hậu khác nhau để góp phần xây dựng một cộng đồng chia sẻ tương lai trong hòa bình và thịnh vượng giữa các quốc gia Lancang-Mekong,” Zhou nói.

 

Tốt cho tất cả

Các dự án LMC đã mang lại những lợi ích rộng lớn cho Trung Hoa và các quốc gia láng giềng, nhất là về nguồn nước và ngừa lụt.  Các quốc gia sông Mekong gởi các nhà ngoại giao đến viếng thăm tỉnh Yunnan ở tây nam Trung Hoa hồi đầu tháng nầy.  Các nhà ngoại giao ca ngợi cao những thành tích mà LMC đã đạt được những những năm qua và bày tỏ hy vọng để hợp tác thêm.

Qua các dự án của quỹ đặc biệt LMC, việc thiết lập các hệ thống theo dõi lượng mưa và mực nước tự động ở vùng biên giới Myanmar trên sông Mekong cho dự án hệ thống cảnh báo lụt sớm đã thực hiện thành công và đã hoàn tất từ tháng 7 năm 2020 đến tháng 4 năm 2022.

Dựa trên sự thành công của dự án nầy, Myanmar muốn hợp tác với Trung Hoa để đo đạc dòng chảy trong việc nghiên cứu và quản lý nguồn nước vào ảnh hưởng của thay đồi khí hậu đối với quản lý nguồn nước trong 5 năm tới, Win Myat Aung, Cố vấn Giáo dục của Tòa Đại sứ Myanmar ở Beijing, nói trong chuyến thăm Lancang-Mekong năm 2023, kết thức vào giữa tháng 12.

Trong chuyến đi đến tỉnh Yunnan ở tây nam Trung Hoa tụ họp các nhà ngoại giao và đại diện từ Cambodia, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam, Global Times chứng kiến quan tâm mãnh liệt của các nhà ngoại giao ngoại quốc và liên tục ca ngợi các đập của Trung Hoa trên thượng lưu Mekong.  Các đại diện rất ấn tượng khi thấy làm thế nào các dự án thủy điện mang những lợi ích thiết thực cho các quốc gia ở hạ lưu qua ngừa lụt, cung cấp nước, sản xuất điện và bảo vệ sinh thái.

“Thái Lan đã thấy lợi ích của hợp tác Lancang-Mekong,” Wanapol Sangiamsin, phó tổng lãnh sự của Tổng Lãnh sự Hoàng gia Thái ở Kunming, nói trong chuyến thăm viếng.  “Là đồng chủ tịch sắp đến của Hợp tác Lancang-Mekong, Thái Lan mong mõi để cộng tác chặt chẽ với các đồng nghiệp để tiến tới việc thực hiện một cộng đồng hòa bình chia sẻ tương lai, phát triển khả chấp, và thịnh vượng.”  Sau phiên họp lãnh đạo LMC năm nay, Myanmar sẽ trao chức đồng chủ tịch LMC cho Thái Lan.

“Tôi đánh giá cao sự đóng góp tích cực của các quốc gia thành viên, nhất là Trung Hoa, trong việc phát triển Mekong-Lancang, nhất là trong năm 2021 khi nhiều dự án được chấp thuận bởi các lãnh đạo hỗ trợ quỹ đặc biệt LMC, và tôi tin rằng trong những năm sắp tới, các dự án liên quan đến nước sẽ gia tăng sinh lợi, Singhalath Boupha, đệ tam thư ký của Tòa Đại sứ Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào ở Beijing, nói.

No comments:

Post a Comment