Monday, December 25, 2023

CƯ DÂN MEKONG Ở CHIANG RAI CHỐNG ĐẬP THỦY ĐIỆN PAK BENG

(Mekong Residents in Chiang Rai Protest Over Pak Beng Hydropower Dam)

CTN News – Bình Yên Đông lược dịch

The Chiang Rai Times – December 17, 2023

 


Các cộng đồng dọc theo sông Mekong trong 4 huyện của Chiang Rai đã bày tỏ lo ngại rằng nhà họ sẽ bị ngập vì việc xây cất đập thủy điện Pak Beng ở Lào.

Họ đang thúc giục chánh phủ nên ngưng một thỏa thuận mua điện 29 năm được ký kết bởi Cơ quan Phát Điện Thái Lan (EGAT) và nhà phát triển đập cho đến khi những lo ngại của họ được giải quyết.

Thông điệp nầy được đưa ra ở diễn đán có tựa đề “Mekong Công bằng cho Niềm tin vào Công lý” được tổ chức vào ngày 9 tháng 12 ở Chiang Rai.  Sự kiện được tham dự bởi dân làng, giới học thuật, các nhà chánh trị địa phương và các đại diện của Tòa Đại sứ Trung Hoa ở Thái Lan.

“Chúng tôi chống lại việc xây đập vì, dựa trên nghiên cứu của chúng tôi, các cộng đồng của chúng tôi sẽ bị ngập.  Đất canh tác của chúng tôi, nhà cửa của chúng tôi và cuộc sống đánh cá của chúng tôi sẽ bị mất,” Thongsuk Inthawong, cựu xã trưởng của làng Ban Huai Luek trong huyện Wiang Kaen, nói.

Ông nói Ban Huai Luek nằm khoảng 315 m trên mặt nước biển.  Nha Thủy lợi báo cáo mực nước sẽ đạt đến 340 m trên mặt nước biển khi đập xả nước, vì thế làng sẽ bị ngập, ông nói.

Dựa trên nghiên cứu của Đại học Chiang Mai, hệ sinh thái sẽ thay đổi khi các cù lao biến mất và có ít cá hơn ở trong sông, ông nói.

“Các dụng cụ đánh cá của chúng tôi không thể dùng được trong tương lai vì không có đủ cá để chúng tôi bắt,” ông nói.

Đập Pak Beng là một hỗn hợp đầu tư giữa Datang Overseas Investment của Trung Hoa và Gulf Energy Development của Thái Lan.  Nó nằm trong huyện Pak Beng, tỉnh Oudomxay ở Lào và cách biên giới Chiang Rai 90 km.

Đập, được bắt đầu xây cất hồi năm ngoái, sẽ là đập lớn thứ 4th trên sông Mekong ở Lào.  Hầu hết điện nó sản xuất sẽ được bán cho EGAT với giá 2,70 baht một đơn vị, với việc bán điện bắt đầu vào năm 2033.

Trong 7 năm qua, các cộng đồng địa phương, các nhóm học thuật và dân sự đã chống lại việc xây cất và đã khiếu nại lên chánh quyền, nhưng họ chưa được trả lời.

“Tiếng nói của chúng tôi chưa bao giờ được chánh quyền nghe.  Chúng tôi là nhóm người sẽ bị ảnh hưởng bởi đập để trao đổi lợi ích cho một số người,” Manop Maneerat, xã trưởng của làng Ban Pak Ing Tai, nói.

Ông không biết làm thế nào mà EGAT đã ký thỏa thuận mua điện trước khi thực hiện đánh giá ảnh hưởng môi trường (IEA).

“Ai sẽ chịu trách nhiệm khi làng của chúng tôi bị ngập?” ông hỏi.



Cư dân Mekong có quyền để bảo vệ các cộng đồng của họ

Các đại diện của Hệ thống người Dân Thái từ Tám Tỉnh, nhóm Cứu lấy Mekong và Ủy viên Nhân quyền Quốc gia (NHRC) khảo sát vùng dọc theo sông ở Ban Sop Kok trong huyện Chiang Saen hôm 14-15 tháng 9 để nghe phản hồi của người địa phương.

Họ lo ngại về rủi ro ngập lụt và những thay đổi mà dự án sẽ mang đến cho cuộc sống của họ và sinh thái địa phương.

Nhóm cũng tham dự một phiên họp với sự tham dự của 60 người gồm có EGAT, Văn phòng Quốc gia Thủy lợi, Văn phòng Quy hoạch và Chánh sách Năng lượng, Nha Hiệp ước và Pháp Vụ, chánh quyền địa phương chẳng hạn như quận trưởng Chiang Saen và Chiang Khong, các xã trưởng và Nhóm Bảo tồn Chiang Khong.

Một đại diện của EGAT nói cơ quan thực hiện thỏa thuận mua điện cho đập Pak Beng hôm 13 tháng 9 để mua điện trong 29 năm.  NHRC đáp lại bằng cách đệ trình một thơ hỏa tốc đến thủ tướng hôm 2 tháng 11, yêu cầu trì hoãn  việc mua điện.

Ủy viên Nhân quyền Quốc gia Preeda Kongpaen nói dân làng có quyền để bảo vệ các cộng đồng của họ, đã hiện hữu 1 trăm năm, dưới hiến pháp.

Montree Chantawong, một nhà nghiên cứu độc lập đại diện cho nhóm Mekong Butterfly, nói việc đồng đầu tư của thành phần tư nhân giữa Thái Lan và Trung Hoa trong dự án đập Pak Beng giúp đẩy mạnh công việc sau khi dự án bị bì hoãn nhiều lần.

“Minh bạch của dự án đã bị nghi vấn khi EGAT thực hiện thỏa thuận mua điện mà không thực hiện một IEA trên lãnh thổ Thái,” ông nói.

Mặc dù họ nói IEA đã hoàn tất, nó chỉ được thực hiện ở Lào, ông nói.  Các cộng đồng ở Thái Lan và Lào cả hai sẽ bị ảnh hưởng bởi dự án, ông Montree nói.

Ông Montree nói dự án cũng ảnh hưởng đến an ninh của Thái vì có thêm đất dọc theo sông sẽ bị mất vì bị ngập.

“Tôi thúc giục rằng công việc xây cất nên ngưng lại cho đến khi một IEA được thực hiện ở Thái Lan, và tôi yêu cầu thủ tướng để tạm ngưng bất cứ việc mua điện cho đến khi có kết luận,” ông nói.

Viroj Lakkhanaadisorn, một MP được liệt kê của Đảng Đi Tới (MFP) đối lập, nói đập không chỉ ảnh hưởng đến người địa phương mà còn ảnh hưởng đến giá điện.

“Tại sao EGAT vội vàng ký thỏa thuận trước khi công việc được hoàn tất, và tại sao nó không đợi kế hoạch năng lượng quốc gia mới sẽ được đưa ra vào năm tới?”

“Nếu chúng ta trả cho quá nhiều điện dự trữ, nó sẽ đưa đến giá điện và hóa đơn điện cao hơn mà người dân phải trả hàng tháng,” ông nói.

Được hỏi về khả năng hủy bỏ hợp đồng mua điện, ông Wiroj nói tin tức đầy đủ phải được gởi đến thủ tướng.

Đảng cũng sẽ tiếp tục theo dõi kế hoạch năng lượng quốc gia mới và liệu nó phù hợp với sự cần thêm điện từ dự án đập Pak Beng.  Vấn đề có thể đưa đến một cuộc tranh luận phê bình, ông nói.

Ông thúc giục Ủy ban Chống Tham những Quốc gia (NACC) và Văn phòng Tổng Thanh tra tham gia vào việc điều tra.

Surichai Wankaen, một cựu giản sư của Đại học Chulalongkorn, nói EGAT ký kết hợp đồng mà không thực hiện trước một cuộc điều trần công khai là vấn đề then chốt.

Cơ quan ký một hợp đồng để mua thêm điện vào lúc quốc gia đã có 69% điện dự trữ, ném minh bạch của dự án vào nghi ngờ, ông nói.


Trung Hoa và các quốc gia tiểu vùng Mekong

Li Jijiang, một cố vấn của Bộ phận Chánh trị của Tòa Đại sứ Trung Hoa ở Thái Lan, nói sông Mekong bắt nguồn từ Trung Hoa nơi nó được gọi là sông Lancang.  Nó chảy qua Myanmar, Lào, Thái Lan, Cambodia và Việt Nam.

“Chúng ta chia sẻ cùng một dòng sông trong tiểu khu vực Mekong nầy, vì thế chúng ta có môi liên hệ chặt chẽ,” bà nói.

Hợp tác Lancang-Mekong (LMC) được thành lập trong năm 2016 để nâng cao việc phát triển các quốc gia dọc theo sông.

Bà Li nói trị giá mậu dịch giữa các quốc gia tiểu vùng Mekong và Trung Hoa đã đạt đến 510,17 tỉ USD  trong năm rồi, gấp đôi trị giá mậu dịch của 7 năm vừa qua.  Trung Hoa nhập cảng nhiều sản phẩm nông nghiệp gồm có sầu riêng, nhãn và dừa.

Bà Li nói Trung Hoa đã chấp nhận phản hồi từ người dân sống dọc theo sông để chia sẻ những lo ngại của họ rằng các đập trên Lancang gây ra hạn hán dọc theo vùng hạ lưu của sông.

Chánh phủ Trung Hoa gởi một nhóm chuyên viên nước để làm việc với Ủy hội Sông Mekong và thấy rằng Trung Hoa không phải là nguyên nhân.  Bà nói một lý do là thay đổi khí hậu.  Một trạm đo nước được thiết lập dọc theo sông để trao đổi tin tức giữa Trung Hoa và các quốc gia trong tiểu khu vực Mekong.

“Chúng tôi xây 11 đập trên Lancang và dọc theo Mekong để trả lời vấn đề hạn hán.  Chúng tôi xả nước trong mùa khô và trữ nước trong mùa mưa.  Chúng tôi chú trọng đến mối liên hệ tốt với các quốc gia dọc theo Mekong vì chúng ta uống nước của cùng dòng sông,” bà Li nói.

Pianporn Deetes, giám đốc vận động khu vực của International Rivers, nói Thái Lan hợp tác với Trung Hoa để ký một thỏa thuận mua điện, không chỉ cho đập Pak Beng mà còn cho đập Pak Lay và Luang Prabang nữa.

“Thủy điện trên bề mặt có vẻ rẻ và sạch nhưng trong thực tế, chúng ta trả với sự tàn phá môi trường, các cộng đồng bị ngập, và ảnh hưởng đối với cuộc sống của người dân.”

“Tất cả người Thái cũng mang cái giá bằng cách trả hóa đơn điện cao mỗi tháng,” cô nói.

“Chúng tôi muốn thấy rằng chánh phủ của các quốc gia Mekong biết đến những vấn đề nầy và rằng họ có những biện pháp để cùng nhau giải quyết chúng dựa trên sự thật, kiến thức và sự tham gia của người dân.”

“Chúng tôi hy vọng thấy một kế hoạch phát triển điện có trách nhiệm được đưa ra đối xử các cộng đồng, tất cả người dân và các nhà đầu tư quan trọng một cách công bằng,” cô nói.

No comments:

Post a Comment