(My magical journey on board a luxury Mekong river cruise)
Claire Boobbyer – Bình Yên Đông lược dịch
The Sunday Times – December 4, 2023
Một chuyến đi tàu giải trí mới qua
Lào đi thong thả qua một thế giới của những lễ nghi cỗ xưa và đới sống nông
thôn truyền thống – với những cái nhìn thoáng qua chú voi con
Một đứa bé phóng xuống, lặn dưới nước, đánh một vòng, và trồi lên để thở.. Được phủ trong nước có màu nâu từ việc tắm bùn, chú voi con Boua sống một đời sống tốt nhất.
Nhỉn chú bé quý giá nầy tắm ở khu trú ngụ rên sông Mekong ở
thượng Lào chỉ cách tàu du lịch của chúng tôi một khoảng đi bộ ngắn. Với 13 tháng tuổi, mẹ của nó. Mae Ping, và bà
cô Mae Nin đi nhón chân xuống dốc rừng dâu tằm giấy, giá tị và me và tản bộ
xuống nước, chúng tôi bị thôi miên.
Đến gần một con voi Á Châu ở Lào không dễ dàng. “Đất của Triệu Voi” hoang đường nầy là nơi cư
trú chỉ có 300 con sống trong rừng và 500 con được nuôi, nhóm sau hầu hết là
những cựu lao động ở các trại đốn gỗ bất hợp pháp. Ở Lào Elephas
maximus đối mặt với một tương lai bấp bênh.
Voi đi thong thả ở vận tốc 7 miles/tiếng đồng hồ, vì thế một
cuộc hành trình trên sông gần với tốc độ của chúng, và sống ở Mekong là một
cách thư giản để thấy góc xa xôi nầy của Lào.
Anouvong xinh đẹp và kết hoa của Heritage Line là tàu du lịch sang trọng
đầu tiên trên khúc sông Mekong ở thượng lưu nầy và với 10 phòng là một chiếc
tàu tuyệt hảo. Đối với chuyến du lịch
mới lạ, nó là người thắng cuộc chắc chắn.
Trong những ngày nóng và ẩm, chúng tôi đi thăm các làng địa
phương và ăn 3 bữa. Có yoga cho những
người dây sớm, spa cho những người muốn tập, uống rượu lúc hoàng hôn và quan
sát văn hóa đọc theo hành trình.
Được đặt tên theo vua cuối cùng Vientiane, thủ đô của Lào,
những chuyến du lịch Anouvong lên xuống từ biên giới Lào ở Huay Xai – 2 tiếng
lái xe từ Chiang Rai ở bắc Thái Lan – trên một hành trình 190 miles mất 4 ngày
qua nhũng dãy núi để đến Luang Prabang.
Từ thị trấn đẹp đẽ nầy với những chùa Phật giáo mạ vàng được xây dựng
trên đất bao quanh bởi nước, một số chuyến du lịch đến Vientiane, nếu mực nước
cho phép.
Anouvong được thiết kế với một cái chào đến thời thuộc địa
Pháp của quốc gia và được trang điểm với mỹ nghệ và mỹ thuật của Lào. Màn màu vàng nhạt được treo ở các cửa sồ từ
trần đến sàn ở bar/phòng khách, lịch sự với sàn giá tị, các bàn mặt đá cẩm
thạch, bàn ghế gỗ và nệm trong hình quả trứng màu xanh, đồng và xanh lá
cây. Lụa, nữ trang và những đồ vật mỹ
thuật được đóng khung, nhung màu xanh đậm và tường phòng và hành lang được
trang trí.
Sông Mekong ở Lào. [Ảnh:
Getty Images]
Phòng đặc biệt của tôi, Nam Khan, rất rộng với một phòng tắm
lớn, bồn nước nóng và bao lơn. Một cái
khảm men mô tả đời sống hàng ngày ở Lào với trâu, dừa, hồ sen và voi được trang
trí trên đầu giường rất dễ chịu – một cái ly khảm nhái lại khung cảnh của Wat
Xieng Thong, ngôi chùa đẹp nhất ở Luang Prabang, nơi các vị vua ngày xưa của
Lào từng lên ngôi.
Khoái trá cho đến nay.
Bên dưới trần được dán giấy tôi thấy một cái gối lụa và một tấm trải
dưới chân được thiết kế bởi Vải sợi Lào của Carol Cassidy. Cassidy, một thợ dệt và chuyên viên vải sợi
của Lào, mờ một cửa hàng ở Vientiane trong năm 1990. Công việc dệt tay của cô được tìm thấy trong
các nhà thời trang sang trọng trên khắp thế giới. Đối với thiết kề phức tạp trong phòng của
tôi, Cassidy sử dụng thiết kế 200 năm của Tai Lue (một nhóm dân thiểu số ở Lào)
từ một sinh truyền thống, một loại
váy thêu dài. Con số Tai Lue chung quanh
là 126.000, hầu hết ở thượng Lào và là những thợ dệt truyền thống cho hoàng
cung.
Khan Keo, hướng dẫn viên của chúng tôi, là người Tai Lue và
cũng là một cựu sư Phật giáo. Nó phù hơp
vì trạm ngừng đầu tiên từ Huay Xai là Khon Teun, một làng Tai Lue. Những cây đu đủ, me và mít phủ đường đi
của chúng tôi và mùi của ớt phơi khô
tràn đầy không khí. Phụ nữ mặc áo thun
bỏ vào trong sinh quấn chung quanh
chào đón chúng tôi và mời chúng tôi dự lễ baci
trong một nhà ở trong làng. Vỏ dừa được
chất đống cao trên một lò than bốc khói ở bên ngoài.
Phật giáo là tôn giáo chánh thức của Lào, nhưng niềm tin vào
thế giới thần linh có trước khi nó đến quốc gia nầy và kéo dài, bao trùm quốc
gia trong sự suy nghĩ kỳ điệu. Baci đã được dùng từ thế kỷ thứ 8th,
khi Lào thờ phượng thần rừng, nước và trời,” Khan Keo nói với chúng tôi. “Chúng tôi có 32 thần linh sống trong cơ thể
và khi người ta đau ốm, đón một đứa con mới, lập gia đình hay chào đón khách
đến làng, một tu sĩ sẽ cầu thần linh trở lại cơ thể.”
Nhóm chúng tôi gồm có Mỹ, Canad, Anh, và Nga ngồi tréo ngoãi
trên một nền xi măng. Tu sĩ, mặc đồ
trắng và mang một pha brang, một dãy
vải choàng qua vai, một biểu tượng của tôn kính, vượt lên trên chúng tôi. Ông đứng trước một bức tượng có bắp vế cao
rậm lá – một mâm thờ gồm có rượu đế, nhũng ngọn đèn cầy lập lòe, nhũng cái ly
bạc chạm nổi, và những tờ giấy bạc gắn vào chân. Bông vạn thọ (tiêu biểu cho sao sáng) trên
đỉnh của những chóp làm bằng lá chuối.
Ông đọc kinh, cầu nguyện thần linh, và vẫy nước lên chúng tôi
– một sự chào đón dễ chịu trong cơn nóng đang dâng lên. Rồi mỗi dân làng lê chân chung quanh phòng và
buộc dây vải màu trắng vào cổ tay của chúng tôi. “Khi thần linh trở lại, vải trắng được cột
vào cổ tay của chúng tôi để thần linh sẽ ở với cơ thể,” Keo nói.
Trên tàu Anouvong. [Ảnh:
Alexander Stephan]
Phúc lành tĩ mĩ có tác dụng như để vượt qua khó khăn đầu tiên
của nhóm chúng tôi. Khi chúng tôi trở
lại tàu, chúng tôi tụ họp ở bar trong phòng khách, đi đến bằng một cầu thang
đôi uốn cong rất thanh lịch. Chúng tôi
gọi rượu pha đặc biệt First the Heritage, một loại rượu pha của Lào được thêm
gừng và mật ong. Và rồi Basil Smash, một
hỗn hợp của rượu gin và crème de cacao.
Chúng tôi ca hát giữa sự trang hoàng thích thú: một ống điếu thuốc phiện
và một số thuốc phiện voi bạc, ra hiệu cho mậu dịch thuốc phiện ngày xưa. Trong thế kỷ qua, người Pháp cai trị nước Lào,
cái túi nhỏ nhất của họ ở Đông Dương, có quá nhiều thuốc phiện nên nó được nói
rằng bạc làm ngập núi non. Ngày nay, hòn
ngọc Mekong có vẻ là những đán bươm bướm.
Những cánh đầy màu sắc của thạch
anh tím, sọc của ngựa rằn, và màu xanh bay nhẹ nhàng chung quanh tàu của chúng
tôi.
Trong một vài ngày sắp tới, Anouvong đi vòng chunh quanh một
khúc cong lớn của sông. Tâm trạng của nó
sẽ thay đổi từng giờ. Nhiều lúc nó là cái hồ của nhà máy xay đứng im và lúc
khác, nước đập vào đá ở dưới mặt nước.
Những xoáy nước tí hon cuốn theo bọt nước và đá lởm chởm văng xé nước
khiến cho tuyền trưởng phải cầm tay lái.
Từ boong tàu, bar, và phòng của tôi, tôi nhìn những cánh rừng
xanh sâu trên đồi, dốc núi đứng nhàu nát và những tảng đá vôi cao khổng
lồ. Nó cảm nhận rất “thế giới đã mất” –
hơn thế vì wi-fi cúi đầu ra vào. Vào
buổi sáng, người địa phương tất tưởi qua lại trên những thuyền đuôi dài, và lúc
hoàng hôn, với bầu trời có những sọc màu hồng, trẻ con trong làng sẽ tung tóe ở
nơi nước cạn.
Giữa việc thăm viếng voi, khám phá làng của dân thiểu số Khum
và Hmong, và các hang động chất đầy hàng
ngàn tượng Phật mạ vàng, chúng tôi ăn tối theo thực đơn phục vụ bởi nhân viên
Lào tuyệt diệu. Những món nổi bật gồm có
laap gà, một món xà lách gà của Lào với hành lá và nước mắm; và cá phi ngon,
được ướp nghệ và gói trong lá chuối.
Nhưng cũng có những chọn lựa ảm đạm, chẳng hạn như món cá tuna sống
không được ưa thích làm bằng cá hồi, và một ngạc nhiên nước đá – nước đá bào
dùng với avocado, xoài, và nước cốt dừa.
Nếp, món ăn quốc gia, cộng với dồi Luang Prabang rất ngon, và món rong
sông Mekong phơi khô muốn ăn hoài được rắc thêm mè và tỏi thì, không may, chỉ
được phục vụ cho bữa ăn trưa cuối cùng.
Một phụ nữ ở Tai Lue dệt
tấm trải giường truyền thống. [Ảnh Getty Images]
Vào buổi sáng cuối cùng, chúng tôi lướt qua những tu viện được dán giấy ở Luang Prabang và đi qua điểm trọng yếu của một bán đảo tí hon – mũi của thị trấn – nhô ra Mekong. Ở đây thần mạnh nhất trong 15 thần nước đã bảo vệ Luang Prabang sống trong một lâu đài bằng kiếng ở dưới nước.
Tôi không biết cái mà những người bảo vệ nầy nghĩ về việc xây
đập đang diễn ra chỉ cách thành phố có 20 mles.
Các nhà phát triển nói rằng sinh thái, đa dạng sinh học và di sản văn
hóa của Luang Prabang sẽ không bị ảnh hưởng khi dự án thủy điện hoạt động vào
năm 2030; những người chống đối tuyên bố rằng dòng nước và số cá của Mekong sẽ
thay đổi. Đập cũng là một đe dọa cho di
sản và trung tâm văn hóa, theo UNESCO, và trên 2.000 người sẽ bị dời chỗ bởi
việc xây cất đập.
Cái đẹp thầm kín của Lào được trải nghiệm trên tàu Anouvong
có thể thay đổi vì việc nầy. Tôi sờ vòng
đeo tay bằng vải và chợt nghĩ cho linh hồn của nơi nầy.
No comments:
Post a Comment