(‘The police are watching’: In Mekong countries, eco defenders face rising risks)
Hướng Thiện – Bình Yên Đông lược dịch
Mongabay – 18 December 2023
Sông Mekong ở Viet Nam.
[Ảnh: David McKelvey]
·
Những nhà hoạt động, các phóng viên,
các luật sư môi trường và những người khác đã lưu ý đến những vấn đề môi trường
trong khu vực Mekong nói họ cảm thấy bị đe dọa bởi các chánh phủ độc đoán
·
Những nhà bảo vệ môi trường nói họ
cảm thấy bị canh chừng và rủi ro ngay ở trong nước và ở nước ngoài
· Những rủi ro mà họ đối mặt gồm có bạo lực và giam giữ, cũng như quấy nhiễu được nhà nước hậu thuẫn chẳng hạn như đông lạnh tài sản và những chiến dịch bôi nhọ.
Trong khi tham dự một diễn đàn của Liên Hiệp Quốc (LHQ) gần
đây, Toto, một nhà hoạt động môi trường Lào, có cơ hội để gặp riêng một báo cáo
viên đặc biệt của LHQ. Cuối cùng, ông
quyết định không làm thế.
“Rất vinh hạnh để gặp ông, nhưng nó rất nguy hiểm cho tôi,”
Toto nói, cũng như tất cả các nhà hoạt động ở Mekong được phỏng vấn cho bài nầy
đã yêu cầu được dấu tên để tránh chánh phủ trả thù.
“Tôi sợ gặp ông sẽ làm khó khăn hơn cho cái tôi đang làm hiện
nay,” Toto nói.
Souk, một nhà hoạt động môi trường khác của Lào, cảm thấy ở
cùng thuyền với Toto. Cả hai đều lo sợ
khi họ được yêu cầu tự giới thiệu trong khi tham dự nhiều hoạt động khác nhau ở
diễn đàn LHQ. “Được thấy tham dự các sự
kiện nhân quyền sẽ đặt chúng tôi vào rủi ro,” Souk nói.
Trên giấy tờ, những nghị định thư của LHQ bảo vệ những tham
dự viên ở các diễn đàn nhân quyền LHQ không bị trả thù, nhưng điều nầy không
nhất thiết cung cấp sự an ủi cho những tham dự viên. Những lo ngại của họ phát xuất từ thực tế
khắc nghiệt. Trong tháng 5, một nhà hoạt
động trẻ nổi tiếng ở Lào, Anousa Luangsuphom, bị bắn vào mặt và ngực, gây làn
sóng sửng sốt cho quần chúng ở trong và ngoài nước.
“Tất cả chúng tôi biết rằng chánh phủ của chúng tôi có liên quan trong vụ nầy,” Toto nói.
Lo ngại an
ninh
Trên khắp các quốc gia Hạ lưu Mekong, tiếng nói của các diễn
viên xã hội dân sự càng ngày càng bị cắt bớt và kiểm soát. Các nhà hoạt động, các phóng viên, các luật
sư môi trường và những người khác lưu ý đến những vấn đề môi trường nói với Mongabay họ cảm thấy bị đe dọa bởi các
chánh phủ ngày càng độc đoán.
Ở Lào, Toto và Souk đang chật vật để cân bằng giữa việc nới
rộng công việc và duy trì an toàn của họ.
Nhờ vào liên lạc cá nhân, Toto biết rằng công việc của ông để giúp cho
người dân bị thiệt thòi đối mặt với những vấn đề nhân quyền đã khiến cho ông
được cho vào danh sách của chánh quyền địa phương. Làm việc với nhiều NGOs địa phương và quốc tế
trong thập niên qua, Souk nói có nhiều vùng xám trong công việc của cô, vì NGOs
Lào còn rất xa với độc lập.
“Có nhiều điều không thể đoán trước trong thành phần NGO,”
Souk nói.
Tương tự như các đối tác trong nước láng giềng Việt Nam do
cộng sản cai trị, các NGOs Lào chỉ có thể hoạt động dưới sự kiểm soát hay giám
sát của các cơ quan nhà nước. Nghị định
về Hiệp hội năm 2017 của Lào nói: “chánh phủ chấp thuận việc thành lập chánh
thức các Hiệp hội và chỉ có các cơ quan của chánh phủ mới có quyền chấp thuận
việc thành lập Hiệp hội.”
Một nhà cựu ngoại giao của Hoa Kỳ, cũng nói chuyện với tư
cách ẩn danh để tránh bị từ chối vào Việt Nam trong tương lai vì những tuyên bố
truyền thông của ông, nói rằng mặc dù bị áp lực quốc tế, cả Việt Nam lẫn Lào
đều chậm trong việc cải tiến luật lệ của họ về hiệp hội.
Trong khi Toto và Souk chưa đối mặt với đe dọa trực tiếp,
tình hình ở Việt Nam đáng báo động.
Vô địch đoạt giải môi trường Ngụy Thị Khanh bị giam vào tù vì
lý do trốn thuế trong tháng 6 năm 2022.
Khanh được thả trong tháng 5 năm 2023, nhưng chánh quyền Việt Nam tiếp
tục giam những người bảo vệ môi trường nổi tiếng khác. Tháng 9, Hoàng Thị Minh Hồng, giám đốc của
Thay đổi, một tổ chức bất vụ lợi ở thành phố Hồ Chí Minh, bị giam 3 năm tù vì
tội trốn thuế.
Vô địch đoạt giải môi
trường Ngụy Thị Khanh bị giam vì tội trốn thuế trong tháng 6 năm 2022 và được
thả trong tháng 5 năm 2023. [Ảnh: Heinrich-Böll-Stiftung]
Trong cùng tháng, Ngô Thị Tố Nhiên, giám đốc điều hành của
Vietnam Initiative for Energy Transsition (VIET) (Sáng kiến Chuyển đổi Năng
lượng Việt Nam), bị giữ về tội “chiếm hữu tài liệu của cơ quan nhà nước.” Hai cố vấn có hợp đồng cũng bị giữ vì cung
cấp những tài liệu nội bộ của cơ quan tiện ích quốc doanh Điện lực Việt Nam
(EVN) cho Nhiên.
Trong cả 2 trường hợp, cảnh sát ruồng bố các văn phòng và
thẩm vấn những nhân viên hiện tại hay đã nghỉ việc của các tổ chức mà những nhà
hoạt động làm việc với. Cùng lúc, truyền
thông do nhà nước kiểm soát mở ra một chiến dịch để biện minh cho việc bắt bớ.
Khi được hỏi trong một cuộc họp báo về việc bắt bớ, Phạm Thu
Hằng, một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao, nói với các phóng viên, “Chúng tôi
hoàn toàn bác bỏ tin tức sai lạc có dụng ý xấu về việc chóng tội phạm và các
hoạt động ngăn ngừa của Việt Nam cũng như những quan hệ của Việt Nam.”
Cùng lúc, Tô Ân Xô, phát ngôn viên của Bộ Công An, nói sau
khi Nhiên bị bắt, một số phương tiện truyền thông ngoại quốc và các tổ chức lưu
vong “phản động” đã lan truyền tin tức bị bóp méo, cáo buộc Việt Nam bỏ tù các
nhà hoạt động môi trường. “Hoàn toàn
không có sự thật để cáo buộc việc giam giữ các nhà hoạt động môi trường.”
“Ở Lào, chúng tôi chưa bao giờ có thể thấy tin tức về việc
bắt bớ các NGOs Việt Nam,” Souk nói.
“Chánh phủ chắc chắn kiểm duyệt nó.”
Biết được sự kiểm duyệt ở Lào, các nhà hoạt động như Souk và Toto phải
đi theo truyền thông Thái một cách gần gũi, vì ngôn ngữ Lào và Thái có thể hiểu
lẫn nhau.
Trường Mekong ở bắc Thái
Lan chống các dự án thủy điện. [Ảnh: Carolyn Cowan]
Dưới sự canh
chừng
Bin, một luật sư ở Yangon, nói hầu hết luật sư liên quan đến
các hoạt động giúp đỡ pháp lý ở Myanmar đối mặt với những đe dọa, nhất là khi
hỗ trợ cho những cá nhân bị bắt – và nhất là tù chánh trị
“Cảnh sát nay đang canh chừng người dân một cách kỹ lưỡng,”
Bin nói. “Có vô số trạm gác. Người ta luôn luôn chuẩn bị [để] dựng lên các
câu chuyện, trong trường hợp họ bị cảnh sát thẩm vấn.”
Tương tự, một nhà hoạt động trẻ Cambodia báo cáo những lo
ngại về việc leo thang canh chừng các nhà hoạt động trong quốc gia của
anh. Các đồng nghiệp của anh trong một
NGO ở Phnom Penh tổ chức một hội thảo công tác hòa bình về quyền môi
trường. Nhóm tổ chức bị theo dõi bí mật
bởi cảnh sát, thu thập tài liệu huấn luyên từ thùng rác như bằng chứng cho việc
đánh phá của họ.
“Cảnh sát có thể lấy những tài liệu của hội thảo công tác, mà
họ quên thiêu hủy,” nhà hoạt động nói.
“Rồi họ dùng các tài liệu để tố cáo NGO là âm mưu ‘cách mạng.’”
NGO nay đã ngưng hoạt động.
“Cánh mạng là một danh từ rất nhạy cảm hiện nay ở Cambodia,”
nhà hoạt động nói.
Trong một cuộc hội thảo trên mạng gần đây về việc tham gia
của quần chúng trong việc quản lý tài nguyên thiên nhiên, Romchat
Wachirattanakornkul của Văn phòng Cao Ủy Nhân Quyền LHQ nói dữ kiện tổng thể về
việc tấn công chống lại những người bảo vệ quyền môi trường ở vúng Á Châu-Thái
Bình Dương vẫn còn thiếu vô cùng.
Tuy nhiên, các phúc trình từ Forum Asia đã cho thấy những vụ
tấn công chết người và không chết người đối với những người bảo vệ môi trường ở
Á Châu nói chung.
Kiên, một nhà hoạt động môi trường ở Hà Nội, nói có một số
bài báo về các nhà lãnh đạo NGO bị bắt, nhưng không được chú ý bởi các nhân
viên, chưa bị bắt nhưng vẫn đối mặt với nhiều dạng quấy nhiễu.
“Thí dụ, một số nhân viên NGOs thình lình bị phong tỏa các
trương mục ngân hàng một cách vĩnh viễn ngay sau khi NGOs đóng cửa,” Kiên
nói. “Các ngân hàng không thể giúp họ,
vì họ được lệnh của chánh quyền Việt Nam để làm thế.”
Ngoài ra, lãnh đạo cao cấp của một NGO địa phương bị bắt, tất
cả nhân viên toàn thời gian hiện tại và đã nghỉ việc được gọi đến một trạm cảnh
sát địa phương để điều tra các hoạt động của NGO.
“Không có lệnh trên giấy, và tất cả nhân viên ‘được mời’ được
cảnh cáo không được tiếp xúc với truyền thông hay các tòa đại sứ ngoại quốc,”
Kiên nói.
Một nhà hoạt động ghi nhận
gốc cây còn lại của cây mới vừa đốn trong rừng bảo vệ ở miền bắc Cambodia.
[Ảnh: Andy Ball]
Hải ngoại
không an toàn
Souk nói rằng tham gia vào những sự kiện môi trường phải được
thực hiện với sự cẩn trọng, ghi nhận rằng cô cảnh giác những người tham dự Lào
khác nếu cô không biết họ là ai.
“Các đồng nghiệp của tôi đã nói với tôi nhiều câu chuyện của
các viên chức an ninh được gởi đến các sự kiện quốc tế để theo dõi những người
tham dự Lào,” cô nói.
Thar là một người bảo vệ môi trường Myanmar ở hải ngoại. Tổ chức của cô nhận tài trợ từ một tổ chức
quốc tế để hỗ trợ cho những nhà hoạt động gặp rủi ro vẫn còn ở trong
Myanmar. Đối với cô, thách thức quan
trọng đến từ Tây phương, hầu hết là Hoa Kỳ, những người cho muốn có một danh
sách của tất cả người thụ hưởng Myanmar.
Xác nhận những người nhận có tiềm năng gây nguy hiểm cho họ, Thar nói.
“Rất khó để hỗ trợ họ trong khi tiết lộ họ cho người cho,”
Thar nói. “Chúng tôi không chắc ai sẽ
được tiếp xúc với danh sách.”
Vào tháng 4, Dương Văn Thái, một nhà bất đồng chánh kiến và
người tị nạn nổi tiếng được công nhận bởi UNHCR, được báo cáo bị bắt cóc ở
ngoại ô Bangkok. Vào cuối năm 2021, Cơ
quan Tị nan LHQ chỉ trích mạnh mẽ chánh phủ Thái đã trục xuất những nhà hoạt
động Cambodia trở lại quê hương, nơi họ bị bắt giam ngay sau đó.
Ploy, một nhà hoạt động ở Thái Lan, nói các nhà hoạt động lưu vong ở trong một tình thế bấp bênh vì không có luật lệ nhất định để bảo vệ họ. “Thật vậy, có một số rất hạn chế sáng kiến để hỗ trợ cho các cộng đồng lưu vong,” Ploy nói.
Không dễ nói
ra
“Nhiều NGOs nay lấy một đường lối chống lại rủi ro,” Martin,
một cố vấn Âu Châu ở Lào, nói.
Đầu năm nay, Martin đóng góp trong một phúc trình về đốn gỗ
bất hợp pháp ở Lào cho một phúc trình nghiên cứu toàn cầu được công bố ở
Đức. Ông nói nơi làm việc trước đây của
ông, một NGO quốc tế có trụ sở ở Vientiane, yêu cầu ông làm thế một cách ẩn danh
để tránh gây khó chịu cho chánh quyền Lào.
Martin quy cho điều nầy là tự kiểm duyệt, ví một phúc trình tương tự
được trình cho các viên chức Lào mà không có vấn đề gì khi Martin làm việc cho
một cơ quan cao cấp nhà nước ở Vientiane.
“Xếp của tôi chỉ không tin,” Martin nói.
Một luật sư Thái ở Chiang Mai có kinh nghiệm về nhiều trường
hợp môi trường nói NGOs đã chọn chiến trường một cách cẩn thận vì lo sợ trả thù
của chánh quyền Thái. Nơi làm việc trước
của cô, vận động cho quyền môi trường, đã đối mặt với quấy nhiễu từ chánh
phủ. “Xếp của chúng tôi nói với chúng
tôi nên câm miệng để chánh phủ Thái không đóng cửa chúng ta,” luật sự nói, nay
đang làm việc như một cố vấn pháp lý độc lập.
Tất cả các quốc gia ở Hạ lưu Mekong đều hạn chế tự do báo chí
tới mức độ nào đó, theo Reporters Without Borders (Phóng viên Không Biên giới),
đã khảo sát 180 quốc gia cho phúc trình mới nhất. Những can phạm tệ hại nhất là Việt Nam (được
xếp hạng 178th), Myanmar (173rd) vào Lào (160th). Thái Lan và Cambodia được xếp hạng 106th
và 147th, theo thứ tự. Ngoài
ra, những người bảo vệ môi trường thấy càng ngày càng khó để làm việc trên
mạng, vì cũng có sự thoái lui trong tự do trên mạng. Theo phúc trình “Tự do trên Mạng” năm 2022,
internet ở Thái Lan, Việt Nam, Lào và Myanmar được xếp hạng “không có tự do”
trong khi Cambodia được xếp hạng “tự do một phần.”
Một cố vấn Âu Châu ở Lào
đóng góp vào một phúc trình về đốn gỗ bất hợp pháp ở Lào cho một phúc trình
nghiên cứu toàn cầu, nói ông được yêu cầu dấu tên để tránh gây khó chịu cho
chánh quyền Lào. [Ảnh: Rhett A. Butler]
Maria, một cố vấn Tây phương về những vấn đề môi trường ở
Myanmar có trụ sở ở một quốc gia Hạ lưu Mekong, nói rằng là một nhân viên quốc
tế, cô đối mặt với ít rủi ro hơn các nhà hoạt động Myanmar, và vì thế có thể và
sẵn lòng hơn để tham dự các sự kiện quốc tế và làm hết sức để nói thay cho họ.
Tuy nhiên, cô nói cô lo ngại cho những hậu quả tiềm tàng cho
chính tình trạng của mình khi nói ra.
“Tôi sẽ mất việc, và visa củ tôi,” Maria nói. thêm rằng cô
đang cứu xét để thay đổi công việc đầy rủi ro của cô.
No comments:
Post a Comment