Sunday, December 3, 2023

MẶT TỐI CỦA THỦY ĐIỆN

(The Dark Side of Hydropower)

Tobias Landwehr et al. – Bình Yên Đông lược dịch

Pulitzer Center – November 24, 2023

Các đập đang cung cấp nhiều điện tái tạo hơn bao giờ.  Nhưng một cuộc điều tra của SZ với sự hợp tác của Pulitzer Center cho thấy cái giá cao bao nhiêu – và rằng năng suất năng lượng không bảo đảm như được mong đợi.

Hầu như không còn sông dài nào trên thế giới vẫn chảy tự do từ nguồn đến cửa.  Hầu hết nay bị cắt ngang bởi những đập lớn.  Khoảng 10.500 kiến trúc như vậy đang cung cấp điện, khiến cho chúng là nguồn năng lượng tái tạo quan  trọng nhất tính đến nay.  Trái đất của chúng ta cho thấy những đập lớn nhất với trên 100 MW công suất thiết trí trong những lưu vực sông quan trọng.

Các đập thật sự là một phúc lành: Chúng không những sản xuất năng lượng mà còn bảo vệ toàn vùng khỏi bị lụt.  Chúng giúp cho nông dân qua những lúc hạn hán và cung cấp nơi trú ngụ cho cá – tất cả với chi phí tượng đối thấp.  Nhưng cái giá của nó thì cao.

Những vấn đề thường bắt đầu với những phụ lưu, như có thể thấy ở Mississippi.  “Sông Cả” là một trong những lưu vực lớn nhất trên thế giới.  Cùng nhau, nó và các phụ lưu thoát nước cho 1/3 Hoa Kỳ.

Trên một số phụ lưu của Mississippi, đập nầy đến đập khác nối với nhau như một xâu chuỗi ngọc trai.  Chúng được gọi là những chuỗi, một khái niệm cỗ điển của thủy điện.  Chúng rất lý tưởng để sản xuất năng lượng, nhưng biến một dòng sông thành một vùng nước gần như ứ đọng.

Đó là vì các đập chẳng hạn như Gavins Point trên sông Missouri là những kiến trúc khổng lồ - và một sự can thiệp lớn lao đến thiên nhiên.

Hàng tấn phù sa cũng được chận lại với nước: Đá, bùn và cát bị kẹt lại trong các kiến trúc.  Vì các hồ chứa càng ngày càng cạn, năng suất năng lượng giảm.  Mặc dù có nhiều đập đang được xây trên toàn thế giới và khối lượng của hồ chứa nước được xây do đó đang gia tăng, khối lượng hồ chứa thật sự có sẵn của hồ thiên nhiên đang giảm.

Nhưng chưa hết.  Cùng lúc, phù sa thiếu trong sông và đồng bằng, gây ra sạt lở.

Sự bồi lắng xảy ra không thể thấy và không báo trước.  Nó chậm chạp, những thành phần của nó tí hon và nó xảy ra hàng chục đến hàng trăm m dưới mặt nước.

Ngay cả những vệ tinh cũng không thể nhìn vào chiều sâu của hồ chứa.  Nhưng chúng có thể làm cho việc bồi lắng có thể thấy được ở nơi khác: trong những đồng bằng sông, nơi nước trong sông đổ ra biển và tạo thành những vùng kinh tế và tự nhiên đặc thù.

Vì càng ngày càng có ít phù sa đến đó, sóng đang làm sạt lở các đồng bằng – với những hậu quả tàn phá cho người dân và thiên nhiên.

SZ đã phân tích hình ảnh vệ tinh và dữ kiện của 11 đồng bằng và thấy những thay đổi của bờ biển.  Tất cả, ngoại trừ một, bị thu hẹp có thể thấy.

Một thí dụ gây ấn tượng là cửa sông Rio São Francisco ở Brazil, một trong 25 sông dài nhất trên thế giới.  Từ giữa thế kỷ 20th, nhiều đập khổng lồ đã được xây trên hành trình của nó.  Đây là lý do hồ chứa nước Sobradinho được tạo nên, có thể thấy ngay cả từ không gian.

Đồng bằng của Rio São Francisco nằm trên bờ biển đông-bắc của Brazil đã thay đổi lớn lao trong những thập niên kế tiếp, như phân tích của SZ cho thấy.

Vào cuối năm 2022, đồng bằng đã mất 8 km2 đất so với năm 1984.  Diện tích đó gấp đôi English Garden ở Munich.  Cabeço đã chìm xuống biển từ lâu, hải đăng của nó nay đứng ở giữa biển.  Một vụ kiện công ty điều hành các đập đã diễn ra trong nhiều thập niên và có thể tạo một tiền lệ.

Nhưng những vấn đề ở đồng bằng ở Brazil không phải là một trường hợp lẻ loi.  Hiện tượng có thể được quan sát trên khắp thế giới.

Những đập khổng lồ cũng có ảnh hưởng lớn lao đối với con người và thiên nhiên ở Âu Châu, thí dụ trên Rio Ebro, con sông dài thứ 2nd ở Spain.

Chỉ có đồng bằng Nile rộng hơn đồng  bằng Ebro ở Địa Trung Hải.  Nó có thể chứa toàn thể Munich.  Thay vì là một khu đô thị, tuy nhiên, nó là nơi cư trú của một trong những vùng trồng lúa lớn nhất ở Spain: 135.000 tấn/năm trồng trên đồng bằng.  Ngoài ra, nó cũng là một trong những khu bảo tồn chim quan trọng ở Âu Châu nằm ở cuối.

Khu bảo tồn thiên nhiên ở gần tam giác Isla de Buda đặc biệt có nguy cơ biến mất.  Nếu không có những biện pháp đối phó, đồng bằng sẽ không còn hiện hữu trong 20 năm, các nhà hoạt động nói.  So với năm 1984, đồng bằng đã mất 5 km2.

Những vấn đề tương tự cũng rõ ràng ở phía bên kia của thế giới, ở Đông Nam Á (ĐNA).

Mekong chảy qua Trung Hoa, Myanmar, Lào, Thái Lan, Cambodia và Việt Nam.  Kể từ thập niên 2000s, gần 50 đập với công suất trên 100 MW mỗi cái đã được xây trên sông và các phụ lưu của nó.

Nếu chúng chạy với công suất tối đa, chúng có thể cung cấp trên ½ số điện mà Đức cần.  Và nhiều siêu đập mới đang được xây cất từ lâu.

Phía bắc của Lào và phía nam của Trung Hoa đặc biệt được phát triển mạnh mẽ.  Toàn thể các phụ lưu chẳng hạn như Ou ở Lào đã được biến thành chuỗi đập.

Điều tương tự áp dụng cho thượng lưu Mekong ở Trung Hoa, nơi môt số nhà máy thủy điện cao nhất và giàu năng lượng nhất trên thế giới đã được xây.  Phù sa hầu như không được cứu xét.

Ảnh hưởng đối với cửa sông, nơi trên 20 triệu người sinh sống, cũng lớn lao như thế.  Việc canh tác lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long vô cùng quan trọng đối với an ninh lương thực của ĐNA.

Phần trẻ nhất ở cực nam của đồng bằng gồm có tỉnh Cà Mau của Việt Nam.  Nó vẫn còn lớn ra trong thập niên 1990s.

Ngày nay, sạt lở đang gia tăng ở đây. Bờ biển thụt lùi trên 50 m một năm ở một số nơi.  Phía tây của mũi Cà Mau, điểm cuối cùng ở phía nam của Việt Nam, đồng bằng vẫn còn lớn ra – nhưng chậm hơn nhiều so với trước đây.

Đồng bằng chánh ở phía bắc đã lớn lên từ lâu.  Bốn mươi năm trước, chỉ có một đập lớn trên 1 phụ lưu của Mekong.  Sông là một trong những sông chảy tự do lớn nhất trên thế giới.  Vùng bờ biển vô cùng phì nhiêu di chuyển ra biển đến 80 m một năm.  143 triệu tấn đất đến cửa sông mỗi năm, nhiều bằng khoảng 1/5 của tất cả tòa nhà ở New York.

Ngày nay, biển đang làm giảm đồng bằng từ từ.  Mặc dù nhiều đập vẫn còn trẻ, 40 trong số 50 đập bắt đầu hoạt động trong 15 năm qua.  Kết quả là, 1/3 của lượng phù sa ban đầu vẫn đến cửa sông.  Vào năm 2040, tuy nhiên, nó được tiên đoán chỉ còn 3%.

Mặc dù gây ra tất cả những vấn đề nầy, thủy điện là một nguồn năng lượng quan trọng.  Với trên 4.300 TWh [1 TWh= 1 tỉ KWh] một năm, nó cung cấp nhiều điện hơn tất cả các nguồn năng lượng tái tạo khác cộng lại.  Nhưng làm thế nào có thể tránh vấn đề làm cạn hồ chứa nước?

Đã có những biện pháp có thể làm, các nhà nghiên cứu nói.  Thí dụ, phù sa có thể được xả qua các cửa thấp, tuy nhiên, làm giảm năng suất năng lượng.  Hay một phần của sông mang nhiều đất có thể được chuyển đi.  Cũng có thể cho phù sa vào ống (siphon) và chuyển qua đập.  Tuy nhiên, phương pháp nầy không thích hợp cho mọi loại phù sa.

Tuy nhiên, những kỹ thuật nầy hầu như không bao giờ được thực hiện, ngay cả ở những đập mới, kỹ sư thủy lực George Annandale nói.  Lý do chánh là lợi ích kinh tế chỉ trở nên rõ ràng sau 50 đến 80 năm.  “Đó là vấn đề lớn của tôi với phân tích kinh tế của những dự án khổng lồ được giả sử kéo dài nhiều thế kỷ.  Nó là suy nghĩ ngắn hạn cho các dự án dài hạn.”

No comments:

Post a Comment