(Extreme weather hits coffee growers in Laos)
Patithin Phetmeuangphuan – Bình Yên Đông
lược dịch
MSN - 5 August 2024
Một nông dân trong tỉnh
Salavan, miền nam cao nguyên Bolaven của Lào, hái trái cà phê bằng tay. Được biết vì sản xuất cà phê Arabica, vùng
đối mặt với những thách thức từ những sự kiện thời tiết cực đoan, gây lo ngại
năng suất giảm cho nông dân.
[Ảnh: Patithin Phetmeuangphuan]
Cà phê đã giúp nông dân
trên cao nguyên Bolaven và những nơi khác thoát nghèo, nhưng thời tiết cực đoan
đe dọa năng suất
SALAVAN, LÀO – Cà phê là nguồn thu nhập chánh
đã giúp nhiều nông dân Lào thoát nghèo.
Tuy nhiên, sự tiến bộ nầy đã bị đe dọa bởi sự gia tăng những sự kiện
thời tiết cực đoan đưa đến sản xuất cà phê không ổn định và sụt giảm sản lượng.
Nông dân cà phê Pheuy Thavisak, 33 tuổi, được
bao quanh bởi những đồn điền cà phê từ khi cô được sanh ra trong làng Lao Nga
trên cao nguyên Bolaven – một vùng được biết vì hạt cà phê rất được ưa thích
của nó.
Cô bỏ học trường sơ cấp vì cha mẹ cô không tin
nó mang lợi cho con gái được giáo dục.
Truyền thống chi phối rằng tương lai của cố là
ở nhà, chăm sóc trẻ con, thay vì đi học trong lớp.
Nguồn: Mapbox
Nhưng nhờ số ngưởi thích cà phê gia tăng trên thế giới, Pheuy
và gia đình cô có thể có cuộc sống tươm tất từ doanh nghiệp cà phê, mặc dù cô
không đi học.
Cô yêu đất phì nhiêu của cô trong khi làm việc ngoài đồng cả
đời, nhưng tình yêu nầy đã biến thành lo ngại vì ảnh hưởng tăng tốc của thay
đổi khí hậu.
“Sau khi thu hoạch trong tháng 2, mưa rất hiếm,” Theuy than
thở. “Tôi sợ thu hoạch trong năm tới sẽ
ngắn hơn.”
Làng Lao Nga gồm có 227 gia đình dựa nặng nề vào việc canh tác
cà phê. Những gia đình nầy canh tác một
diện tích tổng cộng khoảng 800 hectares.
Bị ảnh hưởng bởi lề lối thời tiết El Niño, hạn hán và những
đợt nóng trong ½ đầu năm nay cắt thu hoạch cà phê của Pheuy xuống 1,5
tấn/hectare, một sự sụt giảm từ 2,2 tấn hồi năm ngoái. Sự sụt giảm nầy có nghĩa một sự mất mát đáng
kể cho gia đình của cô.
Mặc dù mưa vừa đến Lào gần đây, mất mất trong ½ năm đầu không
thể được đền bù bởi đợt sản xuất cà phê sắp tới – có lẽ sẽ đối mặt với mưa lớn
bất thường do sự đong dưa trở lại của điều kiện La Niña vào cuối năm nay, theo
tiên đoán của Cơ quan Khí tượng Thế giới.
Pheuy Thavisdak, một nông
dân cà phê 33 tuổi, đứng cạnh những cây cà phê trong đồn điền ở Lao Nga trên
cao nguyên Bolaven ở hạ Lào. Cô và gia
đình dựa vào việc canh tác cà phê như nguồn thu nhập chánh. [Ảnh: International
Labor Organization]
Mặc dù ảnh hưởng của thay đổi khí hậu đối với El Niño và La
Niña cần được nghiên cứu thêm, một công bố năm 2020 của Liên hiệp Vật lý Địa
cầu Mỹ nêu lên sự có thể rằng hâm nóng toàn cầu sẽ gia tăng chu kỳ của những sự
kiện cực đoan liên quan với cả 2 lề lối thời tiết.
Một nghiên cứu gần đây khác đề nghị rằng ảnh hưởng của El
Niño ở Đông Nam Á sẽ mạnh hơn dưới hâm nóng toàn cầu, do nhiệt độ mặt biển bất
thường trong Thái Bình Dương.
Đe dọa nầy có lẽ sẽ giữ lại tiến bộ của Lào trong việc giảm
nghèo và an ninh lương thực, theo phúc trình của Ngân hàng Thế giới, nông dân
trồng cà phê là những người bị ảnh hưởng nhiều nhất.
Sản xuất sụt
giảm
Cao nguyên Bolaven là trung tâm sản xuất cà phê vô cùng quan
trọng của Lào, bao trùm khắp 3 tỉnh phía nam – Salavan, Champassak và
Sekong. Vùng được biết với những nhóm
thiểu số đa dạng và việc canh tác cà phê Arabica nhạy cảm với nhiệt độ cao.
Một phân tích của nhà nghiên cứu ở Đại học Quốc gia Lào cho
thấy rằng khoảng 1.855 gia đình nông dân trồng cà phê trên cao nguyên
Bolaven. Trong năm 2021, các đồn điền cà
phê bao phủ khoảng 83.320 hectares, khiến cho nó là hoa màu được trồng nhiều
thứ 4th sau lúa, bắp và rau cải.
Lào xuất cảng khoảng 30.000 tấn cà phê mỗi năm, phần lớn đến
các quốc gia láng giềng như Việt Nam, Thái Lan và Cambodia cũng như các quốc
gia Âu Châu và Nhật Bản.
Tuy nhiên, ảnh hưởng của thời tiêt cực đoan đang phá hủy khả
năng duy trì hay gia tăng mức sản xuất của Lào.
Phúc trình năm 2019 của Ngân hàng Thế giới nhấn mạnh rằng Lào
đã trải qua 38 sự kiện khí hậu cực đoan từ năm 1996, gây 625 triệu USD thiệt
hại.
Khoảng 71% của những sự kiện nầy xảy ra trong những năm El
Niño và La Niña, đưa đến lũ lụt tàn phá hay hạn hán. Nghiên cứu cũng cho thấy rằng một sự kiện El
Niño tiêu biểu gây “mất mát vừa phải” cho GDP của Lào, trong khi một La Niña
gây ra “những cái lợi vừa phải”, nhưng không đủ để bù lại những ảnh hưởng của
El Niño.
Không ảnh của một đồn điền
cà phê trên cao nguyên Bolaven của Lào.
[Ảnh: International Labor
Organization]
Ảnh hưởng của các sự kiện thời tiết cực đoan tồi tệ thêm bởi
lạm phát ở Lào, đưa đến chi phí canh tác gia tăng cho nông dân trồng cà phê.
Một phúc trình mới trong năm nay cho thấy rằng các nông dân
trồng cà phê nhỏ đã đối mặt với thiếu hụt nhân công vì lạm phát cao, tạo khó
khăn cho doanh nghiệp cà phê đòi hỏi nhiều nhân công trên đồng.
Sivixay Xayyaseng, chủ tịch của Hiệp hội Cà phê Lào, báo cáo
sự sụt giảm tiếp tục trong mức xuất cảng cà phê từ cao nguyên Bolaven.
Năm ngoái, những người trồng cà phê xuất cảng khoảng 24.700
tấn cà phê, thu được gần 60 triệu USD.
Điều nầy đại diện một sự sụt giảm so với những năm trước, với 24.985 tấn
xuất cảng trong năm 2022, 30.000 tấn trong năm 2021 và 35.000 tấn trong năm
2020.
“Xuất cảng cà phê của cao nguyên đã tụt giảm,” Sivixay xác
nhận. “Hạn hán, nóng cực đoan và bệnh
tật đã tàn phá các đồn điền. Nhiều nông
dân đã chuyển sang hoa màu như khoai mì để thu hoạch và có tiền nhanh hơn.”
Việc chuyển nầy, tuy nhiên, đến với cái giá, vì cây rừng bị
đốn để lấy đất trông khoai mì.
Khamtun Seevongsa, cầm đầu Nhóm Nhà sản xuất Cà phê
Santiphap, nói những người trồng cà phê càng ngày càng dùng phân hóa học để
nâng cao năng suất trong khi đối mặt với những sự kiện thời tiết cực đoan.
Hỗ trợ cho
nông dân
Theo UNDP, mức phóng thích khí nhà kiếng của Lào chỉ chiếm
0.09% tổng số toàn cầu.’’
Tuy nhiên, Chỉ số Sáng kiến Thích ứng Toàn cầu của Đại học
Notre Dame xếp hạng Lào đứng thứ 121st trong số 185 quốc gia về tính
dễ tổn thương và sẵn sàng để đối phó với thay đổi khí hậu, cho thấy rằng quốc
gia dễ bị tổn thương cao.
Tình trạng nầy khiến cho nhiều người tặng quốc tế cung cấp
ngân khoản và trợ giúp để cải thiện khả năng của Lào trong việc giảm nhẹ và
thích ứng thay đổi khí hậu. Những nỗ lực
nầy gồm có nâng cao tính chịu đựng của nông dân trồng cà phê Lào và chuỗi giá
trị tốt hơn đến việc ngăn ngừa và đối phó với những sốc liên quan đến khí hậu.
Một sáng kiến như thế là dự án cùa Cơ quan Lương Nông (FAO)
nhằm để cải thiện các diễn đàn tiên đoán thời tiết trong thành phần nông
nghiệp. Dự án nầy cung cấp các nông dân
nhỏ hơn tin tức vô cùng quan trọng để dự tính việc sản xuất của họ và thích ứng
với lề lối thời tiết thay đổi.
Tổ chức Lao dộng Quốc tế cũng điều hành một dự án để khuyến
khích quyền lao động và cải thiện cuộc sống của nông dân trồng trà và cà phê và
công nhân trên cao nguyên Bolaven.
Dự án nầy đề cập đến nhiều vấn đề khác nhau, gồm có giáo dục
nông dân và công nhân để bảo vệ họ tránh các hóa chất độc hại và làm thế nào để
thương lượng tập thể để có giá cà phê cao hơn
Du khách tương tác với nông dân địa phương trình bày việc chế biến cà phê và kỹ thuật phơi khô
ở làng Lao Nga ở miền nam cao nguyên Bolaven của Lào.
[Ảnh: Patithin Phetmeuangphuan]
Du khách thử mùi của cà phê rang ở làng Lao Nga ở miến nam cao nguyên Bolaven, Lào.
[Ảnh: Patithin Phetmeuangphuan]
Phụ nữ đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong chuỗi cung cấp cà phê vì họ liên quan chặt chẽ trong việc canh tác và thu hoạch hột cà phê chế biến.
Vansy Senyavong, giám đốc Huy động Phụ nữ để Phát triển, nói rằng tổ chức của cô đã thực hiện nhiều chương trình huấn luyện để nâng cao tay nghề liên quan đến giới tính.
Những chương trình nầy nhằm mục đích bảo đảm phụ nữ có thể quyết định về nông trại, gồm có khi nào đối phó với những sự kiện khí hậu.
“Chúng tôi thu hút họ trong nhiều hoạt động để khuyến khích họ giải quyết những vấn đề bằng cách dùng ý tưởng của họ và cung cấp các giải pháp cho những vấn đề gia đình và cách để vượt qua nghèo khó,” Vansy nói.
“Sự tham gia của phụ nữ trong các hoạt động của chúng tôi đã gia tăng đáng kể khi họ được cung cấp các diễn đàn để nêu lên những ý tưởng và giải pháp của họ.”
“Nay, chúng tôi biết rõ hơn việc hoạch định tài chánh cũng như phối hợp thời biểu làm việc của chúng tôi,” Pheuy nói, người trồng cà phê tham gia trong các hoạt động huấn luyện.
“Chồng tôi để tôi quyết định.
Thỉnh thoảng tôi cảm thấy như tôi là chủ gia đình.”
No comments:
Post a Comment