Sunday, August 25, 2024

SÔNG MEKONG: ĐI THEO HÀNH TRÌNH TỪ “MẸ CỦA NƯỚC” ĐẾN ‘ĐẤU TRƯỜNG CỦA ĐẬP VÀ TAI HỌA SẮP XẢY RA’

(The Mekong River: Tracing the Journey from “Mother of Water” to ‘Arena of Dams and Impending Disasters’)

Kundan Sagar – Bình Yên Đông lược dịch

Imperial Journal of Interdisciplinary Research – 2016



1. PHẦN GIỚI THIỆU

Sông Mekong là sông dài thứ 12th trên thế giới; khoảng 2.700 miles và có những ảnh hưởng lớn đối với thiên nhiên và xã hội trên bán đảo Đông Dương [1].  Tên “MEKONG” bắt nguồn từ ngôn ngữ Thái, Mae Nam Khong [1].  Nguồn của sông Mekong nằm ở Núi Tibet (Tây Tạng) và được gọi là sông Dza Chu (sông của đá).  Sau khi chảy qua một thung lũng rất hẹp song song với Yangz Jiang và sông Salween, Mekong chảy đến tỉnh Yung-Nan (Vân Nam) của Trung Hoa và được gọi là Lancang Jiang (sông Hỗn loạn) qua Tam giác Vàng, nơi gặp nhau của biên giới Trung Hoa, Myanmar và Lào, Mekong chảy vào cánh đồng Vientiane [2].  Từ ngữ hạ lưu Mekong có nghĩa là phần hạ lưu kể tử điểm nầy.  Khúc cuối cùng là Đồng bằng sông Cửu Long ở Việt Nam (ĐBSCL), phân phối những ảnh hưởng sàng lọc đến nông nghiệp, nhất là ruộng lúa ở đây và cuối cùng đổ ra Biển Đông [3].  Dòng chảy phức tạp nầy và mối liên hệ giữa mỗi quốc gia đã tạo nên lịch sử riêng biệt và mối quan hệ quốc tế của sông Mekong, thí dụ, nhiều loại vấn đề hay cọ xát liên quan đến kinh tế và chánh trị giữa các quốc gia.  Do đó, sông nầy thường được gọi là ‘Danube ở Á Châu’.  Mặc dù lưu vực Mekong nằm trong những khuôn khổ xã hội phức tạp có thể được suy luận từ hệ thống chánh trị như, cộng hòa xã hội, vương quốc, cộng hòa, dân chủ, tuy nhiên, khu vực nầy có nhiều điểm chung hay những liên lạc vì có nhiều chủng tộc giống nhau trong lối sống và văn hóa về hậu cảnh và lịch sử qua biên giới của mỗi quốc gia.

 

Hình 1 Diện tích của sông Mekong

(Ảnh lấy từ Planning Atlas of the Lower Mekong River Basin.

Mekong River Commission, 2011).

 

Lưu vực sông Mekong có thể được chia thành 2 phần: Thượng lưu vực (UMRB) nằm ở Tibet, Myanmar và Trung Hoa (nơi sông được gọi là Lancang Jiang) và Hạ Lưu vực Mekong (LMRB) nằm ở Lào PDR, Thái Lan, Việt Nam và Cambodia [3].  Chu vi của lưu vực sông Mekong (MRB) và bờ biển nằm tiếp giáp với ĐBSCL (Hình 1).  Diện tích lưu vực tổng cộng vào khoảng 795.000 km2, tạo nên một lượng chảy tràn 475.000 triệu m3 trong mùa giông tố [3].  UMRB phần lớn là vùng núi trong khi LMRB là vùng đầm lầy và đồng lụt, bao phủ khoảng 79% toàn thể lưu vực và là phần sai khiến nhất không chỉ về quan điểm kinh tế mà còn về quan điểm môi trường.  Dân chúng của nó, đến một phạm vi nào đó, thuộc tỉnh và tùy thuộc phần lớn vào nông doanh nghiệp hay những hoạt động liên hệ, với lúa như năng suất đáng kể [4].

1.1. Khí hậu và nguồn nứơc của lưu vực Mekong

Khí hậu đóng một phần vô cùng cần thiết trong việc bảo đảm năng suất và sự đa dạng trong lưu vực sông Mekong.  Nó được thúc đẩy bởi một sự pha trộn đáng chú ý của những thành phần thủy khí hậu có đặc tính hoạch định và biến đổi của nhập kiện nước, vận chuyển, và xả ra qua lưu vực của vùng nầy [5].  Sự pha trộn của 2 chế độ mưa giông là động cơ chánh của thủy khí hậu Mekong.  Mưa mùa Ấn Độ Dương xảy ra trong mùa hè ở bắc bán cầu khi sự khác biệt nhiệt độ giữa lục địa và Ấn Độ Dương làm cho không khí có độ ẩm cao đổ mưa trên miền núi của Mekong [5].  Vì thế gió mùa toàn năm có thể được chia làm 2 mùa mưa (tháng 5 đến cuối tháng 9) và khô (tháng 10 đến cuối tháng 4) [6].  Vì thế, khí hậu thay đổi từ nhiệt độ lạnh và bình nguyên ở thượng lưu vực Mekong (UMRB), đỉnh của những ngọn núi cao hơn trong lưu vực ở cao nguyên Tibet trên thực tế có tuyết phủ vĩnh viễn.  Khí quyển mát với mùa hè không hợp lý và mưa thường thấp [7].  Ở các đỉnh thấp hơn ở vùng Yunnan, khí quyển bán nhiệt đới thịnh hành với mưa nhiều hơn (có thể đến 1.700 mm mỗi năm) và đơn thuần là những mùa được bóc rời, tuy nhiên, ở LMRB, khí hậu đến phạm vi lớn lao của gió mùa nhiệt đới [4].  Vì thế, gió mùa tây nam thường bắt đầu trong những tuần lễ cuối của tháng 5 và kéo dài đến đầu tháng 10.  Gió mùa đông bắc bắt đầu vào đầu tháng 11 và kéo dài đến đầu tháng 3.  Mưa trong vùng biến chuyển theo vùng, vì thế mưa ít ở cao nguyên Tibet và nới rộng về phía nam qua MRB, và kinh ngạc nhất ở ĐBSCL, xem Hình 2.  Mưa thay đổi từ 600 đến 3.200 mm mỗi năm.  Nguy ngập giông bão trong mùa mưa có thể mang những lượng mưa lớn trong thời gian dài từ tháng 7 đến tháng 9, mang lại ngập lụt [4].  Ngập lụt trong lãnh thổ Cambodia và Việt Nsm ở MRB thường nặng nề có đến 4 triệu ha vùng đầm lầy của Cambodia và có đến 1,8 triệu ha ở ĐBSCL bị ngập mỗi năm.  Băng giá và tuyết tan chỉ xảy ra ở UMRB, tuy nhiên duy trì tiếp tiếp cận mặt nước ở LMRB trong mùa khô.  Mặc dù nước do băng tan đóng góp chỉ có 16% dòng chảy trung bình hàng năm của sông Mekong ở Kratie, trong mùa khô nó lên đến 40%, trong khi ở thượng lưu, số nước từ băng tan có thể vượt quá 60% của dòng chảy tổng cộng [5,6].  Vì lề lối mưa nầy, sông Mekong có lưu lượng trung bình hàng năm khoảng 475 km3, hay 13.000 m3/sec, đổ vào Biển Đông, khiến cho nó là sông thứ 8th trong các lưu vực sông trên thế giới [8].  Lưu vực sông Mekong gồm có một hệ thống phụ lưu khổng lồ, tạo thành vô số phụ lưu vực.  Những khuôn khổ phụ lưu đáng kể có thể được chia thành 2 nhóm; những phụ lưu cộng thêm vào dòng chảy trong mùa mưa và các phụ lưu với lòng lạch trong vùng thấp làm dịu bớt và ít mưa hơn.

 

Hình 2 Lượng mưa trung bình hàng năm trong lưu vực sông Mekong (Ảnh lấy từ Planning Atlas of the Lower Mekong River Basin. Mekong River Commission, 2011).

 

1.2. Sông Mekong – Người dân và những tranh chấp xuyên biên giới

Đối với người dân sống trong lưu vực sông Mekong, sông Mekong – mà họ gọi là “Mẹ của Nước” – thì rất nhiều hơn là một tài nguyên thiên nhiên [9].  Sông là tim óc của lục địa Đông Nam Á (ĐNA).  Đối với người dân dựa vào nước. sông là lối sống, là nhà của thần linh, một đấu trường xã hội, nơi đời sống được mở ra, một nguồn không chỉ để sống còn mà còn có ý nghĩa sâu đậm.  Sông nói về quá khứ và tương lai, về những chu kỳ tái diễn vĩnh viễn cùa thiên nhiên, của người dân sống ở thượng lưu và hạ lưu, của sự sống còn, cái đẹp và nguy hiểm.  Mekong kình địch với Amazon như một nền thủy sản nước ngọt lớn nhất trên thế giới và trong cách nầy nó là trung tâm của của cuộc sống và an ninh lương thực của khoảng 65 triệu người ở ½ dưới của sông ở Cambodia, Lào PDR, Thái Lan, và Việt Nam, nơi cá thiên nhiên bắt được và những thú vật ở dưới nước khác cung cấp 40-80% chất đạm động vật trong ẩm thực địa phương [10].  Sự thích ứng rất phức tạp của con người đối với những chu kỳ hàng năm của lũ lụt và hạn hán đã làm cho ĐBSCL là “chén cơm” của ĐNA và là một yếu tố quan trọng của an ninh lương thực toàn cầu [11].  Thiên nhiên không có biên giới chánh trị.  Chu kỳ thủy học tiếp tục bất chấp phân chia ranh giới gia tăng của con người.  Nó không những là một quà tặng của thiên nhiên, mà còn là những ảnh hưởng của các hành động của con người đối vơi môi trường vyo75 ngang các biên giới một cách tự do.  Chất ô nhiễm trong khí quyển có ảnh hưởng xuyên biên giới cũng như những thay đổi tai hại trong phẩm chất của những tài nguyên xuyên biên giới khác chẳng hạn như các con sông quốc tế.  Những chánh sách môi trường trong phạm vi quốc gia không thể giải quyết hoàn toàn những vấn đề liên quan đến tài nguyên xuyên biên giới.  Các con sông quốc tế như Mekong có lẽ là thí dụ hoàn hảo và quan trọng nhất cho vấn đề nầy.  Về phần Ủy hội Sông Mekong (MRC), những vấn đề xuyên biên giới quan trọng trong năm 2010 liên quan đến sông Mekong gồm có lượng nước chảy, và chuyển nước, trữ nước, hay những thay đổi khác đối với chế độ dòng chảy, việc xây đập, dòng chảy theo mùa thay đổi, và quản lý nước được xả ra, ảnh hưởng đối với thủy sản và ảnh hưởng sinh thái.  Sản xuất cá sụt giảm qua đánh cá quá mức, hủy hoại nơi sinh sản hay nơi trú ngụ trong mùa khô, việc xây đập ngăn chận lề lối di chuyển và sinh sản, và bất cứ hoạt động nào ảnh hưởng đến cá trong bất cứ quốc gia nào, ảnh hưởng của diện tích ngập lụt giảm đối với sản xuất cá.

 XIN BẤM "READ MORE" ĐỂ ĐỌC TIẾP


2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:

Những nghiên cứu then chốt đã nhấn mạnh tầm quan trọng của sông Mekong và những biện pháp chống lại cho môi trường và những nơi ưu tiên để quản lý hành động môi trường.  Thách thức to lớn cho tương lai của sông Mekong là có thể đáp ứng với những áp lực gia tăng phát xuất từ tăng trưởng dân số, đô thị hóa, kỹ nghệ hóa, và những nhu cầu gia tăng và thay đổi và vệ sinh, thí dụ.  Đáp ứng với những thách thức nầy đòi hỏi quản lý cẩn thận những đánh đổi không thể tránh được giữa phát triển sông và môi trường, bảo đảm kết quả tích cực để giảm nghèo và tăng trưởng cũng như cho bảo tồn và tính khả chấp.  Tuy nhiên, vì thiếu tài liệu về đường lối liên ngành căn bản để hiểu những tranh chấp xuyên biên giới của sông Mekong và xem xét làm thế nào nhiều đập là một đe dọa đáng ngại đối với đời sống của sông Mekong.  Vì thế, nghiên cứu nầy nhằm để lấp khoảng trống trong tài liệu bằng ý định, bằng cách giữ các câu hỏi nghiên cứu của nghiên cứu hiện nay “ảnh hưởng của các đập trên Mekong như thế nào?”“những hậu quả trong tương lai của đập trong lưu vực Mekong sẽ ra sao?”

3. PHƯƠNG PHÁP

Nghiên cứu nầy dựa vào “Duyệt xét Nghiên cứu Kết hợp” và “Duyệt xét Lý thuyết”, trong đó dữ kiện và tin tức đã được tổng hợp trong tình trạng kiến thức được tích lũy trên dữ kiện tương tự hay có liên quan đến sông Mekong.  Dữ kiện cho nghiên cứu nầy được rút ra từ một số bài viết nghiên cứu và thống kê được soạn bởi các cơ quan quốc tế.  Dữ kiện phụ lấy từ các phúc trình hàng năm, các bài báo, các bài trên tạp chí, các sách liên hệ các phúc trình được công bố và các trang mạng của các tổ chức quốc tế về sông Mekong có ảnh hưởng đến các quốc gia duyên hà trong lưu vực sông Mekong.  Nghiên cứu nầy được mong đợi sẽ cung cấp một câu trả lời rõ như gương cho câu hỏi “tại sao lưu vực sông Mekong đang biến đổi trong dấu trường của Đập?”

4. LƯU VỰC SÔNG MEKONG: TẠI SAO LÀ MỘT ĐẤU TRƯỜNG CỦA ĐẬP

Sông Mekong và lưu vực thủy địa dư của nó là một trong những cái nôi tự nhiên của nền văn hóa ở bán đảo Đông Dương.  Trong hàng ngàn năm, nó không những là nguồn nước quan trọng nhất bên trong khu vực mà còn là con đường mậu dịch quan trong nhất trong khu vực đầy rừng rậm và núi non, nơi mà ngay cả đường sá do con người xây cũng khó để hình thành [6]  Nhưng ngày nay, tài nguyên thiên nhiên nầy bị kẹt giữa sự đụng độ giữa sự cần thiết của kỹ nghệ hóa và những nỗ lực bảo tồn.  Mekong và những phụ lưu của nó chứa những tiềm năng thủy điện lớn nhất trên thế giới, được ước tính khoảng 28.930 MW ở hạ lưu vực (Lào, Cambodia và Việt Nam) và đến 30.000 MW ở thượng lưu vực, phần lớn trên đất của Trung Hoa [12].  Nguồn năng lượng lớn lao nầy đang châm ngòi cho cuộc đua để xây đập, phần lớn bởi Trung Hoa và Lào.  Nhưng nó cũng nêu lên những lo ngại cho các quốc gia ở hạ lưu – Cambodia và Việt Nam – cũng như của những dân số ở địa phương, vì việc thoát nước của tài nguyên vô cùng quan trọng do sông mang lại.  Mekong và lưu vực thủy địa dư của nó đã có 29 đập thủy điện (xem Hình 4) [13].  Nó là sự tăng trưởng bùng nổ từ năm 1990, khi chúng chỉ có 5, và nó đi đến tăng trưởng nhiều hơn, cả về con số lẫn kích thước của đập [14].  Khác biệt với quá khứ là những dự án mới nầy chú trọng đến dòng chánh Mekong, không phải trên phụ lưu.  Trung Hoa không thôi có 4 đập đang được xây cất trên khúc sông ở thượng lưu, sẽ hoàn tất vào năm 2017, với công suất thiết kế tổng cộng 6.000 MW [15].  Theo phúc trình 2007 của OECD [Organization for Economic Cooperation and Development (Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển)], nếu chiều hướng phát triển hiện nay trong khu vực tiếp tục như nhu cầu điện được mong đợi gia tăng 7% mỗi năm từ 2015 đến 2030, sanh ra một thị trường năng lượng lớn lao – và có tiềm năng có lợi.  Lào được xem như ‘bình điện của ĐNA’ [16].  Ở Trung Hoa, thủy điện được khuyến khích như một giải pháp thay thế có thể có tốt nhất (‘sạch xanh’) cho các nhà máy điện than của họ, và sẽ mở đường để phát triển phía tây, tuy nhiên, ở Thái Lan, những nhà vô địch thủy điện nhấn mạnh đến ‘làm xanh Isan’, vùng đông bắc dễ bị hạn hán, để hợp thức hóa việc phát triển ‘một lưới nước’ ngoạn mục sẽ đưa nước từ Lào, qua dưới dòng chánh Mekong, và, theo những nhà phê bình, không chú ý đến nhu cầu năng lượng được tiên doán trong quốc gia [17].  Ở Cambodia, thủy điện thường được xem như trọng tâm để giải quyết vấn đề cung cấp năng lượng của quốc gia [18].  Việt Nam có ưu tiên cao nhất để bảo vệ ĐBSCL là ‘chén cơm’ của nước nầy.  Có sự bành trướng đáng kể trong kỹ nghệ canh tác lúa trong ½ cuối thế kỷ 20th ở Việt Nam [19].  Tuy nhiên, để hỗ trợ cho kỹ nghệ nầy, những số lượng nước đáng kể cần được chuyển từ Mekong để dẫn tưới ruộng lúa.  Mặc dù điều nầy có thể dễ thực hiện trong mùa mưa. Việt nam cần duy trì một mức tối thiểu dòng chảy trong mùa khô hiện nay vào đồng bằng để ngăn chận nước mặn xâm nhập và cung cấp nước cho thủy nông.  Vì lý do nầy, Việt Nam ưa thích đập trên dòng chánh Mekong vì chúng cung cấp thêm nước trong mùa khô và giảm thiệt hại lũ lụt trong mùa mưa [20].  Tương tự, chánh phủ hoàng gia Cambodia (RGC) đang xây các đập thủy điện ở Kamchay, Stung Atay và Lower Stung Russey Chrum, Kirirom III và Tatay. Với 10 dự án khác đang nghiên cứu khả thi và 13 Biên bản Ghi nhớ được ký kết như ưu tiên nước cao nhất của Cambodia để bảo đảm việc bảo vệ Tonle Sap, cũng được gọi là Biển Hồ, là trung tâm của văn hóa Cambodia [21,22].  Các yếu tố khác chịu trách nhiệm cho việc phát triển đập nhanh chóng như sau:

4.1. Khai thác đại qui mô và cơn khát năng lượng của nó

Bauxite, một vật liệu vô cùng quan trọng được dùng như một phần của việc sản xuất nhôm, là một trong những khoáng sản quan trọng nhất.  Như được cho thấy bởi USGS [U.S. Geological Survey (Cơ quan Khảo sát Dịa chất Hoa Kỳ)], bauxite trên toàn cầu được đánh giá ở 55-75 tỉ tấn, trong số đó Á Châu chiếm 17% [23].  Vì nhu cầu của nhôm gia tăng, phạm vi của việc khai thác bauxite tổng thể đã kỹ nghệ hóa 6,5% trong thế kỷ qua.  Hiện nay, thị trường nhôm trên thế giới đã di chuyển sang Trung Hoa, nơi rất phổ biến trên danh sách từ A đến Z của hàng hóa kỹ thuật cao, thí dụ, máy bay, phi thuyền không gian, giấy nhôm, xe hơi, v.v. [24].Các quốc gia nhất là Lào, Cambodia và Việt nam rất giàu tài nguyên khoáng sản nầy, nhưng các yếu tố ngăn cấm để duy trì chuỗi giá trị đầy đủ của khai thác bauxite- lọc nhôm và sau cùng chế thành nhôm – thì có sẵn với điện tin cậy và rẻ.  Mặc dù việc khai thác bauxite thật sự và sản xuất alumina không đòi hỏi nguồn năng lượng đáng kể - khoảng 20-30 MW cho mỗi tấn alumina – lò luyên nhôm đòi hỏi một số lượng lớn năng lượng rẻ, hầu hết đến từ thủy điện [25].  Với kỹ thuật tiên tiến hiện nay, lò luyên nhôm đòi hỏi khoảng 14.000 MW để luyện 1 tấn nhôm [25].  Vì Lào và Cambodia sẽ khai thác sông lớn của họ để phát triển thủy điện để xuất cảng sang các quốc gia láng giềng, nó có vẻ có hiệu quả kinh tế để Trung Hoa sử dụng để thanh lọc alumina hay luyện nhôm trong 1 (hay tất cả) của 3 quốc gia Việt Nam và Lào, và đến một mức độ nào đó là Cambodia, đang trải qua một quan tâm chưa từng thấy trong việc khai thác nguồn bauxite của họ.  Vì lò luyên nhôm đòi hỏi một số lượng năng lượng giá rẻ, sẽ đến từ thủy điện, vì thế có một cuộc chạy đua diên cuồng để phát triển các đập thủy điện.

4.2. Hạ tầng cơ sở giao thông

Các quốc gia duyên hà tất cả đang cứu xét những kế hoạch đầy tham vọng cho đường sắt của họ, và Trung Hoa, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam đã đầu tư lớn lao vào các đường sắt mới hay nâng cấp các đường hiện có để gia tăng mậu dịch với nhau [26].  Ở Lào PDR, lân cận với những nền kinh tế tăng trưởng cao cũng giúp bù lại một số bất lợi của việc không có bờ biển.  Cùng lúc, Cambodia, Lào PDR và Việt Nam có lợi từ tài nguyên thiên nhiên phong phú – chẳng hạn như khoáng sản, dầu, và khí đốt – cung cấp một căn bản thiên nhiên cho việc phát triển giao thông đường sắt [27].  Với tất cả những yếu tố nầy, chắc chắn có nhu cầu gia tăng cho một hệ thống giao thông có hiệu quả để cho phép mậu dịch giữa 3 quốc gia thịnh vượng mà không phải bị trì hoãn vì các nút thắt giao thông.  Vì việc phát triển hạ tầng cơ sở giao thông quan trọng chẳng hạn như đường sắt và đường bộ đòi hỏi năng lượng lớn lao, vì thế nó châm ngòi cho sự cần thiết của đập và nhà máy thủy điện.

4.3. Sự cần thiết nước vô độ cho đồn điền cao su

Dữ kiện thống kê của Tổ chức Lương Nông (FAO) cho thấy, trong năm 2023, 6 quốc gia sản xuất cao su thiên nhiên hàng đầu của thế giới là Thái Lan, Indonesia, Việt Nam, Ấn Độ, Trung Hoa và Malaysia và 3 trong số đó nằm trong Phân khu Mekong và vùng Phụ cận [28].  Vì cao su không những cung cấp lợi tức có giá trị cho các tiểu nông, dân làng và chủ nhân sản xuất đại qui mô, và đóng góp vào GDP của quốc gia, nhưng nó cũng được công nhận như “sản phẩm xanh, chẳng hạn như cung cấp những sản phẩm gỗ rất tốt có gia trị kinh tế, rất được ưa thích trên thị trường quốc tế” [29].

Kỹ nghệ cao su thiên nhiên ở Thái Lan là một kỹ nghệ nông nghiệp quan trọng, nông dân trồng cao su có trên 6 triệu người, chiếm khoảng 10% dân số.  Cao su là một trong 10 sản phẩm xuất cảng hàng đầu, vượt qua lúa trong năm 1997 để trở thành sản phẩm thu hoạch ngoại tệ lớn nhất của quốc gia.  Hiện nay diện tích trồng cao su của Thái Lan trên 2 triệu hectares, đứng thứ 2nd sau Indonesia [30].  Từ thập niên 1990s, Việt Nam bành trướng nhanh chóng diện tích đồn điền cao su.  Trong năm 2023, mức sản xuất cao su thiên nhiên từ dưới 100.000 tấn vào đầu thập niên 1990s nhảy vọt đến 949.000 tấn, đứng hàng thứ 2nd trong các quốc gia sản xuất cao su lớn nhất trên thế giới [30].  Cambodia có khoảng 70.000 hectares đồn điền cao su, và 80% là đồn điền quốc doanh.  Theo ước tính của FAO, Cambodia có khoảng 330.000 hectares đất thích hợp cho đồn điền cao su, và tiềm năng sản xuất trên 600.000 tấn [30]

Vì trồng cây cao su cũng cần sự cân bằng đúng cùa nước.  Trong mùa trồng cây, cần phải giữ độ ẩm [31].  Theo kho dữ kiện trên mạng của FAO, dấu chân nước của việc chế biến cao su vào khoảng 12.748 m3/tấn [32].  Để đáp ứng đòi hỏi lớn lao của nước như thế, không có đập nào được tao nên mà không có đồ án chuyển nước quốc tế trong vùng nầy để phục vụ cho việc canh tác hoa màu kỹ nghệ.

5. ĐẬP: KHAI THÁC MEKONG HAY GIẾT NÓ?

 

Hình 3 các dự án thủy điện hiện có và dự trù trong lưu vực sông Mekong (Ảnh lấy từ Planning Atlas of the Lower Mekong River Basin.  Mekong River Commission, 2011)

 

Đập đang nổi lên dọc theo Mekong.  Người dân ĐNA cần điện sạch – nhưng cá và lúa cũng cần sông không bị ngăn đập cung cấp.  Theo phúc trình năm 2012 của WWF, Mekong là “một trong một vài lưu vực sông lớn chưa được điều chỉnh không thể đảo ngược bởi hạ tầng cơ sở đại qui mô và là sông còn lại cuối cùng vẫn chảy tự do qua 5 quốc gia.  Hệ thống thủy học của Mekong vẫn quân bình động học với sinh thái và khí hậu của lưu vực trong hàng ngàn năm (Nhiều hệ sinh thái lưu vực bị cắt xén, và dựa vào, dao động theo mùa có thể đoán trước của sông).  Trong 15 năm qua, việc phát triển thủy điện đã bắt đầu thay đổi thủy học của lưu vực [12].  Ảnh hưởng cộng dồn của việc xây cất đập thủy điện đối với dòng chánh và các phụ lưu của nó đang biến đổi những đặc tính căn bản của chế độ sông với những hậu quả lan tràn không những cho những hệ thống thiên nhiên, mà còn cho những hệ thống kinh tế và xã hội [33].  Thay đổi môi trường tạo ra do việc phát triển thủy điện sẽ càng ngày càng hạn chế năng suất của đánh cá và nông nghiệp.  Thủy học Mekong thay đổi sẽ làm suy thoái hay làm giảm số tài nguyên nhiên nhiên của lưu vực, chẳng hạn như số cá, chất dinh dưỡng tự nhiên, đất nông nghiệp và đất rừng, tất cả là nhập kiện vô cùng quan trọng của đánh cá hay nông nghiệp.  Đại đa số cùa 60 triệu cư dân của lưu vực dựa vào những tài nguyên nầy để có thực phẩm và an ninh kinh tế [34].

 

Hình 4 Công suất thiết trí của các dự án thủy điện trong Lưu vực sông Mekong (lấy từ Planning Atlas of the Lower Mekong Riber Basin.  Mekong River Commission, 2011)

6. THẢO LUẬN

Mặc dù tất cả các đập được xây cất trên sông Mekong nhấn mạnh đến những lợi ích kinh tế và xã hội trong khi bỏ qua phần lớn bất cứ ảnh hưởng môi trường lâu dài nào.  Vì những đập nầy được thiết kế để thay đổi chế độ dòng chảy thiên nhiên của sông, và vì thế, chúng có ảnh hưởng sâu đậm đến các tiến trình tự nhiên của sông cả ở thượng lưu lẫn hạ lưu của đập.  Ảnh hưởng của các đập đối với các hệ sinh thái của sông Mekong rất nhiều, phức tạp và thay đổi, một số rõ ràng và một số khác khó thấy hơn, nhưng tất cà hầu như có những hậu quả tiêu cực.  Vì đập làm gián đoạn dòng chảy liên tục của nước, bồi lắng phù sa và hình thành hồ chứa nước ở thượng lưu, kết quả là tỷ trọng của nước trong hồ chứa thì cao hơn ở hạ lưu.  Phù sa và chất dinh dưỡng phần lớn được tích lũy ở thượng lưu, trong khi dự trữ ở hạ lưu giảm đáng kể, ngăn cản việc phát triển môi trường và kinh tế của các hệ sinh thái ở hạ lưu.  Việc phát triển thủy điện ảnh hưởng tương phản hiệu năng canh tác bằng cách làm giảm giá trị hay lấy đi những đặc tính khác nhau tạo thành nhập kiện canh tác căn bản.  Có thể cách rõ ràng nhất mà việc phát triển thủy điện giới hạn hiệu năng canh tác là giảm nguồn cung cấp diện tích nông nghiệp.  Ít nhất có 9.000 hectares diện tích canh tác dựa vào bị ngập bởi các đập tiêu chuẩn được đề nghị ở hạ lưu vực [35].  Ngập lụt cực đoan và bất thường có thể đến vì việc phát triển thủy điện cũng có ảnh hưởng nguồn cung cấp của diện tích canh tác hợp lý cũng bị ngập lụt cuốn đi năng suất và thú vật, và có một rung chuyển vững chắc ở Việt Nam rằng phát triển thủy điện có thể khuyên khích gián đoạn nước mặn trong ĐBSCL [36].  Gián đoạn của nước mặn làm tăng độ mặn của vùng làm vườn, ảnh hưởng độ phì nhiêu của đất bằng cách làm giảm sóng đánh vào trong mùa mưa thường cuốn trôi phần lớn muối mỗi năm [38].

Làm vườn và đánh cá cũng cần cho người địa phương ở nông thôn của Mekong.  Cá, cùng với lúa, hình thành “việc thiết lập an ninh dinh dưỡng trong tất cả ý định và mục đích của tất cả các quốc gia duyên hà” [39].  Bốn quốc gia Hạ Lưu vực đặc biệt ‘bao gồm việc sử dụng cá nước ngọt ngạc nhiên nhất trên hành tinh [34].  Bất cứ sụt giảm trong số cá bắt được sau đó sẽ làm suy yếu công việc và an ninh dinh dưỡng ở gần đó.  Không được tiếp cận với thủy sản đánh bắt và những nguồn dinh dưỡng dồi dào miễn phí, thí dụ, những sản vật miệt rừng và trò giải trí hoang dã, thiếu chất bổ dưỡng lành mạnh là sự thông cảm đáng kể đến những cá nhân nghèo nhất của vùng sông Mekong.  Bổ dưỡng kém nay là việc bình thường trong nhiều vùng ở Cambodia và Lào trong Lưu vực Mekong [34].  Theo phúc trình 2010 của MRC, Lúa “là thức ăn chánh của đa số cư dân trong vùng” và trong Hạ Lưu vực sông Mekong, trên 10 triệu hectares diện tích được phát triển được dùng để trồng nó và vì thế lúa gạo phần lớn được ăn vào buổi chiều trong Lưu vực Mekong, và đóng góp 76% trị giá colorie hàng ngày từ ngày nầy sang ngày khác.  73% của quần chúng năng động về tiền bạc trong Hạ Lưu vực Mekong có liên quan đến một tài sản nước liên quan đến doanh nghiệp vì nghề nghiệp cần thiết của họ kết hợp “canh tác, đánh cá, nuôi thủy sản, chế biến cá thị trường, buôn bán sản sản phẩm lệ thuộc vào nước, chế tạo/sửa chữa, đóng và/hay sửa chữa thuyền bè và công việc canh tác” [34, p. 48].  Việc phát triển thủy điện trong những năm gần đây đã chánh thức ảnh hưởng hiệu năng tài chánh địa phương.  Hầu hết người dân đã đổi nghề vì lợi nhuận giảm của những hệ thống sống ở biển.  “Mức độ lệ thuộc cao của quần chúng đối với tài sản nước cho nghề nghiệp và an ninh dinh dưỡng hàm ý một sự không có quyền hành đối với tính tiếp cận, phẩm chất, và những phẩm chất hỗn hợp giảm” theo một phúc trình của MRC.

7. LƯU VỰC SÔNG MEKONG: VÙNG TAI HỌA SẮP XẢY RA

Chương trình đầy tham vọng để phát triển các đập thủy điện, nhất là các đập được đề nghị trên dòng chánh ở hạ lưu được hỗ trợ mạnh mẽ bởi các chánh phủ lập luận rằng không có giải pháp thay thế để bảo đảm năng lượng và chi tiêu tài chánh công khai.  Vì thế quan tâm sâu sắc trong việc xây cất thủy điện bùng nổ mà không có phân tích sự kiện điều gì là những hậu quả trong tương lai của nhiều đập và chúng đang chờ tai họa sẽ xảy ra.  Có bằng chứng rằng sự suy kém của nông nghiệp và nuôi thủy sản sẽ làm giảm cơ hội cuộc sống và gây ra di cư đến các thành phố.  Việc di cư của người dân có tay nghề hạn chế để có cuộc sống khả chấp ở đô thị sẽ góp phần vào dân số ổ chuột cao hơn, nguồn cung cấp lao động gia tăng nhất là việc làm bán chánh thức và tính dễ tổn thương với thái độ rủi ro [40].  Việc chuyển nước và ngăn chận bằng đập có thể thay đổi căn bản và làm suy yếu chức năng và dịch vụ của hệ sinh thái.  Vì thế sẽ có gián đoạn trong việc cung cấp nước và chất dinh dưỡng qua khung cảnh, sẽ thay thế đồng ruộng và an ninh dinh dưỡng của rừng.  Tình trạng nầy sẽ gia tăng tính dễ tổn thương của người dân và làm giảm sự cư trú của thực phẩm [41].  Rừng và rừng đước đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong điều kiên khí hậu vi mô, thay đồi trong lề lối của chúng có thể đưa đến mưa không thể đoán trước.  Bốc hơi từ các hồ chứa nước lớn có thể đưa đến tai họa như “sóng thần Himalayas” hay sự kiện mưa rất lớn trong thời gian ngắn (cloudburst) trong vùng nầy [42].  Những thay đổi lớn lao trong thái độ của Trái đất và những tiến trình thiên nhiên của nó gây báo động động đất mạnh.  Jean-Philippe Avouac, giám đốc của Tectonics Observatory ở CalTech, Hoa Kỳ và tác giả của nhiều nghiên cứu gần đây, nói rằng Himalayas có thể bị động đất cường độ 8.0 từ đường nứt Ruasi trong tương lai sắp đến.  Cái gì sẽ xảy ra nếu động đất tàn phá như thế xảy ra và quả thật không ai có thể tưởng tượng ảnh hưởng và cường độ của sự hủy hoại?  Điều gì sẽ xảy ra nếu một đập chứa nước thải của mỏ sụp đổ và ngập lụt sau đó tương tự như tai họa ở đập Fundão ở Brazil, xảy ra vào ngày 5 tháng 11 năm 2015, đi trước bởi một loạt động đất cường độ nhỏ [43].  Do thay đổi khí hậu, và việc phóng thích khí nhà kiếng của con người, cộng thêm ảnh hưởng vào vùng nầy [44].  Chắc chắn, những ảnh hưởng nầy không thể giảm nhẹ và có lẽ không thể đảo ngược.

8. KẾT LUẬN

Phát tiển đập là một điều nổi bật trong số những quấy rầy của con người gây ấn tượng nhất trong vùng Mekong.  Vì kết quả môi trường do việc ngăn đập mang lại có nhiều mặt cao, có bằng chứng từ nhiều kết quả khác nhau từ nghiên cứu khoa học rằng ngăn chận nước sông hay ảnh hưởng cùa việc phát triển thì trọng yếu dưới ánh sáng của sự kiện rằng tổng số lớn lao của bùn đất và những chất phụ bị ngăn chận trong dự trữ, nâng cao khả năng tạo ra sinh khối của nguồn cung cấp, trong khi nhập kiện bùn đất và chất phụ cho cộng đồng sinh học ở hạ lưu bị giảm, tạo tiềm năng rủi ro của chất dinh dưỡng thấp nhưng cao oxygen ở sâu hơn (oligotrophic) cho cộng đồng sinh học ở hạ lưu.  Tình trạng phúc lợi của cộng đồng sinh học của nguồn cung cấp và ở hạ lưu sau đó bị thay đổi bởi việc phát triển đập.  Nghề nghiệp của quần chúng trong Lưu vực Mekong được nối kết không thể tách rời với tài sản bình thường của khu vực.  Một sự sụt giảm trong hiệu năng đánh cá và doanh nghiệp nông nghiệp sẽ có kết quả thật sự để nuôi dưỡng an ninh tiền bạc của những cá nhân lân cận.  Việc phát triển thủy điện sẽ ngăn chận hầu hết từ việc bảo đảm những trò chơi quần chúng khả năng để lót chúng một cách hợp lý.  Vô số sẽ bị buộc để khám phá công việc chọn lọc, sẽ thường xuyên thúc đẩy thêm sự xóa sạch sinh thái, nhấn mạnh đến tính không khả chấp của việc tiến hành việc phát triển thủy điện.  Cần có một phương pháp liên ngành trong khi lượng định ảnh hưởng của những mạo hiểm cải thiện tài sản bình thường, ảnh hưởng xã hội phần lớn ít được cứu xét.  Khảo sát thích hợp ảnh hưởng sinh thái bỏ qua việc nhận thức ước tính của những tài sản bình thường nầy, trong tình trạng hiện nay của chúng, đối với cư dân của lưu vực,  Mekong không chỉ là một con sông hay tài nguyên thiên nhiên đối với người dân, đây là linh hồn, nguồn sống, cho một số lớn cá nhân,  Vì thế, trong danh nghĩa của phát triển, các chánh phủ không thể cam kết bất cứ sai sót lớn lao với Mekong.  Vì vậy đối với người dân của lưu vực, người làm chánh sách phải đánh vào sự hài hòa mong manh giữa nhu cầu phát triển tài chánh và bảo tồn những đặc tính của tài sản.  Điều nầy chắc chắn bao gồm việc xem xét thêm những chọn lựa hợp lý khác cho những mạo hiểm thủy điện được đề ngh5.  Tôi nghĩ rằng bằng cách khá phá những đường lối và kỹ thuật mới trong thủy điện có thể giúp tối đa hóa kinh tế, năng lượng và lợi ích phát triển rộng lớn hơn của thủy điện trong khi tối thiểu hóa những rủi ro xã hội, môi trường và kinh tế.  Dự án thủy điện Thakho, như một thí dụ, không có đập hay hồ chứa nước và sẽ chuyển nước từ dòng chánh Mekong.  Điều nầy có nghĩa nó sẽ không thay đổi dòng nước, phù sa và chất dinh dưỡng ở hạ lưu hay sẽ ngăn cản việc di chuyển của cá và những sinh vật ở dưới nước khác.  Nếu việc khai thác sông Mekong vẫn như hiện nay, Mekong vô cùng quan trọng cho việc phát triển kinh tế và nguồn của nghề nghiệp cho một số lớn cá nhân, sẽ gặp nguy hiểm trong những thập niên sắp đến.  Để kết luận, Lưu vực sông Mekong cần lưu ý tất cả các quốc gia duyên hà với tất cả cam kết và động cơ thúc đẩy để sử dụng nó một cách công bằng mà không ảnh hưởng nghiêm trọng đến nó.  Sự hợp tác đa phương nầy cũng cần sự tham gia của tất cả các bên liên hệ để đáp ứng sự cần thiết của người nghèo ở phía trước.  Hơn nữa, các dự án phát triển cần có đánh giá ảnh hưởng đối với thế hệ hiện nay và tương lai và môi trường.  Phát triển không nên là cái giá của môi trường.  Chắc chắn là số phận của một trong các sông đáng chú ý nhất trên thế giới nằm trong tay của chúng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]       Osborne, Milton E. The Mekong: Turbulent past, uncertain future. Grove Press, 2000.

[2]       Yamashita Akira, Department of Environment and Natural Resources Management, Can Tho University, Vietnam, Mekong Delta in Viet Nam (http://cantho.cool.ne.jp) (accessed 10th July, 2016)

[3]       Mekong River Commission. Mekong river basin diagnostic study: final report. Mekong River Commission, 1997.

[4]       Hoanh, Chu Thai, H. Guttman, P. Droogers, and J. Aerts. Water, climate, food, and environment in the Mekong basin in southeast Asia: contribution to the project ADAPT: adaptation strategies to changing environments. Final report. No. H041917. International Water Management Institute, 2003

[5]       ICEM. 2013. USAID Mekong ARCC Climate Change Impact and Adaptation Study for the Lower Mekong Basin: Main Report. Prepared for the United States Agency for International Development by ICEM – International Centre for Environmental Management. Bangkok: USAID Mekong ARCC Project. Available online at: www.mekongarcc.net/resource.  

[6]       MRC (2015) Annual Mekong Flood Report 2011, Mekong River Commission, 72 pages, from http://www.mrcmekong.org/assets/Publications/basin-reports/Annual-Mekong-Flood-Report-2011.pdf  

[7]       Liu, H. "Water resources simulation model of the Lancang River (Yunnan Portion)." Towards Cooperative Utilization and Coordinated Management of International Rivers (2001): 208-215.

[8]       Botkosal, Watt. "Water resources for livelihoods and economic development in Cambodia." Centre for River Basin Organizations and Management, Solo, Central Java, Indonesia (2009)

[9]       Lauridsen, Poul Erik. "Transboundary Water Management In The Mekong: River Of Controversy Or River Of Promise?." From Water ‘Wars’to Water ‘Riots’?-Lessons From Transboundary Water Management (2004): 47.

[10]     Olson, David M., and Eric Dinerstein. "The Global 200: a representation approach to conserving the Earth’s most biologically valuable ecoregions."Conservation Biology 12, no. 3 (1998): 502-515.

[11]     Richard Cronin and Timothy Hamlin, “Mekong Turning Point: Shared River for a Shared Future”, January; The Henry L. Stimson Center , 2012, pp 1-2

[12]     Bakker, Karen. "The politics of hydropower: developing the Mekong."Political Geography 18, no. 2 (1999): 209-232...

[13]     Osborne, Milton. River at risk: the Mekong and water politics of China and Southeast Asia. Longueville Media, 2004.

[14]     Kesa, Ly. "Hydropower Development, Economic Growth and Social Equality: Mekong Region." (2014).

[15]     Lee, Gary, and Natalia Scurrah. "Power and responsibility: the Mekong river commission and lower Mekong mainstream dams." (2009).

[16]     "Laos hydropower a 'battery' for power-hungry region". BBC News. BBC. 2010-10-12.. (accessed 4th July, 2016)

[17]     Molle & P. Floch (2008). "Mega projects and social and environmental changes: the case of the Thai ‘water grid’". Ambio 37 (3): 199–204.

[18]     C. Graecen & A. Palettu (2007). "Electricity sector planning and hydropower". In L. Lebel, J. Dore, R. Daniel & Y.S. Koma. Democratizing Water Governance in the Mekong Region. Chiang Mai, Thailand: Silkworm Books. pp. 93–125

[19]     Nguyen, Huu Ninh, Kien Trung Vu, and Xuan Niem Nguyen. "Flooding in Mekong River Delta, Viet Nam." Human development report 2008 (2007): 23

[20]     LE Thanh, L. O. N. G. "Vietnamese Water Resources Legislation and Legal Regulation ff Dams: Viewed Through The World Commission On Dams’suggested Policy Framework."

[21]     “Scoping Study of Existing Frameworks Related to the World Commission on Dams Strategic Framework – Cambodia” by Sam Chamreoun, IUCN, p.4

[22]     Hensengerth, Oliver. "Hydropower planning in informal institutional settings: Chinese institutions and the failure of environmental and social regulation in Cambodia." In Evolution of Dam Policies, pp. 273- 306. Springer Berlin Heidelberg, 2014.

[23]     Lazarus, Kate M. “In search of aluminum: China's role in the Mekong region”. Heinrich Böll Stiftung Cambodia, 2009.

[24]     Chalmin, Yves Jégourel-Philippe. "Aluminium and GHG Emissions: Are All Top Producers Playing The Same Game?." (2015).

[25]     Turton, Hal. “The Aluminium Smelting Industry: Structure, Market power, subsidies and greenhouse gas emissions”. Australia Institute, 2002

[26]     “Connecting Greater Mekong Subregion railways: A strategic framework Mandaluyong City,” Philippines: Asian Development Bank, 2010.

[27]     Srivastava, Pradeep, and Utsav Kumar, eds. “Trade and trade facilitation in the Greater Mekong Subregion”. Asian Development Bank, 2012

[28]     John Raintree, “Intercroping with Rubber for Risk Management: Improving Livelihoods in the Uplands of the Lao PDR, NAFRI, NAFES, NUOL, Vientiane”, Lao PDR, 2005

[29]     Joerg Balsiger, Asia-Pacific Forestry Sector Outlook Study: “The Utilization, Processing and Demand for Rubber wood as a source of Wood Supply”, FAO Forestry Planning and Statistics Branch, Rome, Italy, 2000

[30]     Rantala, Laura. "Rubber plantation performance in the Northeast and East of Thailand in relation to environmental conditions." University of Helsinki(2006).

[31]     Majumder A, Datta S, Choudhary B. K, Majumdar K. “Do Extensive Rubber Plantation Influences Local Environment? A Case Study From Tripura, Northeast India”. Curr World Environ 2014;9 (3). doi : http://dx.doi.org/10.12944/CWE.9.3.25  

[32]     Mekonnen, Mesfin M., and Arjen Y. Hoekstra. "The green, blue and grey water footprint of crops and derived crop products." Hydrology and Earth System Sciences 15, no. 5 (2011): 1577-1600.

[33]     Snidvongs, A., and S. K. Teng. "Global International Waters Assessment, Mekong River, GIWA Regional assessment 55." Retrieved December 75 (2006).

[34]     Mekong River Commission. "Strategic Environmental Assessment of Hydropower on the Mekong Mainstream." (2010).

[35]     McCartney, M. P., C. Sullivan, and M. C. Acreman. "Ecosystem impacts of large dam. Background Paper Nr. 2. Prepared for IUCN/UNEP/WCD." (2001).

[36]     McCartney, Matthew. "Living with dams: managing the environmental impacts." Water Policy 11, no. S1 (2009): 121-139.

[37]     Högskolan i Kalmar, and Global Environment Facility. “GIWA Regional Assessments: Mekong River. Vol. 55”. University of Kalmar, 2006.

[38]     Weatherbee, Donald E. "Cooperation and conflict in the Mekong River Basin." Studies in Conflict & Terrorism 20, no. 2 (1997): 167-184.

[39]     Sarkkula, Juha, Marko Keskinen, Jorma Koponen, Matti Kummu, Jeff E. Richey, and Olli Varis. "Hydropower in the Mekong region: what are the likely impacts upon fisheries?." Contested waterscapes in the Mekong Region: Hydropower, livelihoods and governance (2009): 227-249.

[40]     Larsen, Jacqueline Joudo. "Migration and people trafficking in southeast Asia." Trends and issues in crime and criminal justice” 401 (2010): 1.

[41]     Dugan, Patrick J., Chris Barlow, Angelo A. Agostinho, Eric Baran, Glenn F. Cada, Daqing Chen, Ian G. Cowx et al. "Fish migration, dams, and loss of ecosystem services in the Mekong basin." Ambio 39, no. 4 (2010): 344-348.

[42]     Pandey, Vinay K., Ajai Mishra, and Shashank S. Mishra. "Climate Change And Mitigation Measures For The Hydrometerological Disaster In Himachal Pradesh, India-In Light Of Dams."

[43]     Agurto Detzel, H., M. Bianchi, M. Assumpção, M. Schimmel, B. Collaço, C. Ciardelli, J. R. Barbosa, and J. Calhau. "The tailings dam failure of 5 November 2015 in SE Brazil and its preceding seismic sequence."Geophysical Research Letters (2016).

[44]     Asian Development Bank. Climate risks in the Mekong Delta: Ca Mau and Kien Giang provinces of Viet Nam, Mandaluyong City, Philippines: Asian Development Bank, 2013

No comments:

Post a Comment