(Sand mining worsens Mekong’s saltwater problem)
Edward Park and Dung Duc Tran – Bình Yên Đông lược dịch
Eco-Business – August 14, 2024
Nhu cầu cát sông có lẽ
không thuyên giảm, nhưng những lề lối hiện nay có ảnh hưởng quan trọng đến
Mekong. [Ảnh: PsamatheM]
Hoạt động lan tràn làm giảm nguồn cung cấp nước ngọt rồi ảnh hưởng đến hoa màu, nước uống và hệ sinh thái
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là một trong những đồng bằng
lớn nhất trên thế giới. Không chỉ là nơi
cư trú của hàng triệu người, nó là một trung tâm nông nghiệp, sản xuất khoảng ½
số thu hoạch lúa của Việt Nam và gần ¾ trái cây, nuôi cá và nhiều sản phẩm thủy
sản.
Nhưng ĐBSCL – và hàng triệu người dựa vào nó – đang bị đe
dọa, từ độ mặn đang gia tăng và hạn hán.
Những nghi phạm được biết rõ: các đập ở thượng lưu, sụt lún
đất và thay đổi khí hậu.
Nhưng có một nguyên nhân đáng kể khác ít được công nhận: khai
thác cát ở đáy sông.
Lề lối nầy không những thay đổi những đặc tính của sông mà
còn làm cho vá đề xâm nhập của nước mặn (hay độ mặn) thêm tồi tệ, nhất là trong
những năm hạn.
Xâm nhập của nước mặn xảy ra khi nước biển đi sâu vào đất
liền, phần lớn trong mùa khô (tháng 1 đến tháng 5) khi dòng chảy của sông giảm.
Hiện tượng nầy tồi tệ bởi một số yếu tố hội tụ.
Sụt lún đất, do việc bơm nước ngầm thái quá, khiến mặt đất hạ
thấp, góp phần có hiệu quả mực nước biển dâng tương đối và làm tăng tính dễ tổn
thương của nước mặn xâm nhập.
Đồng thời, mực nước biển dâng do thay đổi khí hậu thúc đẩy
trực tiếp đẩy nước mặn sâu hơn vào dất liền.
Kỹ nghệ khai thác cát ở ĐBSCL cung cấp cho nhu cầu xây cất ở
trong vùng đã bành trướng với việc đô thị hóa nhanh chóng. Vô số xà lan khai thác cát nằm ở giữa sông
Mekong và dọc theo bờ sông.
Khai thác cát sông làm tăng đáng kể sự xâm nhập của nước mặn
và hạn hán bằng 2 cách.
Thứ nhất, khai thác cát đào sâu thêm đáy sông, hạ thấp mức
căn bản của sông và làm tăng ảnh hưởng của thủy triều, cho phép nước biển xâm
nhập sâu hơn vào đất liền.
Thứ nhì, các đập ở thượng lưu ngăn chận phù sa, và khai thác
cát làm cạn kiệt thêm nguồn cung cấp phù sa ở hạ lưu.
Việc thiếu hụt phù sa làm yếu đi những hàng rào thiên nhiên
của sông chống lại nước mặn, chẳng hạn như ổn định rừng đước và xấy đấp lên đất
vô cùng quan trọng. Các đồng bằng sông
được hình thành bởi sự bồi lắng của phù sa theo thời gian.
Phù sa vô cùng quan trọng để duy trì những phòng thủ tự nhiên
nầy. Không có nó, sông mất khả năng
chống lại sức mạnh của thủy triều và nước biển đánh vào.
Hạn hán trong năm 2016 và 2020 là những trận hạn hán tồi tệ
nhất trong lịch sử gần đây, với nước mặn xâm nhập đến mức chưa từng thấy. Hạn hán 2020 đặc biệt nghiêm trọng, xảy ra
sớm hơn trong mùa và xâm nhập sâu hơn vào đất liền.
Những điều kiện nầy làm cho nông nghiệp bị thiệt hại đáng kể,
thiếu nước ngọt và ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của hàng triệu người.
Hoạt động khai thác cát sông gia tăng trong thời gian nầy làm
cho tình hình tồi tệ.
Xâm nhập của nước mặn làm cho hạn hán thêm tồi tệ. Nó gây thiệt hại cho hoa màu bằng cách hạn
chế khả năng của nước ngọt cho thủy nông và nước uống.
Có một số lề lối khả chấp có thể giảm nhẹ ảnh hưởng của việc
khai thác cát và xâm nhập của nước mặn.
Vệ tinh có
thể giúp như thế nào
Thi hành chặt chẽ việc kiểm soát khai thác cát, cùng với
những hệ thống theo dõi đa dạng, có thể làm giảm sạt lở đáy sông và bảo vệ
sông. Một thí dụ là những hoạt động khai
thác cát được theo dõi bằng ảnh vệ tinh trên khắp đồng bằng gần tức thời.
Đo dạc để phục hồi dòng phù sa, chẳng hạn như các hệ thống
phù sa đi vòng qua các đập, có thể giúp xây lại những rào cản thiên nhiên chông
lại độ mặn xâm nhập.
Những thỏa thuận hợp tác quản lý nước giữa các quốc gia lưu
vực sông Mekong có thể bảo đảm sự phân phối nước công bằng và đập khả chấp.
Khuyến khích những hoa màu chịu mặn và những hệ thống canh
tác kết hợp, chẳng hạn như canh tác lúa-đước-tôm, có thể giúp các cộng đồng
thích ứng và tiên liệu quản lý độ mặn thay đổi.
Mặc dù khai thác cát thường bị bỏ qua trong những thảo luận
về động cơ của hạn hán, nó ảnh hưởng đến sự xâm nhập của nước mặn và sông ở
ĐBSCL rất sâu đậm.
Giải quyết vấn đề nầy qua các lề lối quản lý khả chấp vô cùng
quan trọng để giảm nhẹ tình trạng hạn hán và bảo đảm sức chịu đựng của những hệ
thống nông nghiệp trong vùng.
Hiểu và quản lý tương quan phức tạp giữa những hoạt động của
con người và tiến trình thiên nhiên, chúng ta có thể bảo vệ tốt hơn ĐBSCL và cư
dân của nó tránh đe dọa đang leo thang của hạn hán.
No comments:
Post a Comment