(Cambodia rulers pin reputation on contentious canal project)
David Hutt – Bình Yên Đông lược dịch
DW – August 8, 2024
Kinh đào Funan Techo sẽ nối sông Mekong ở gần Phnom Penh với 2 cảng nước sâu trên vịnh Thái Lan. [Ảnh: Sovannara]
Khi được xây cất, hầu hết hàng xuất nhập cảng sẽ không còn cần quá cảnh các cảng của láng giềng Việt Nam. Tuy nhiên, kế hoạch kinh đào Funan Techo đầy tranh cãi.
Pháo bông đánh dấu lễ khởi công vào ngày 5 tháng 8 cho kinh đào dài 180 km (112 miles) sẽ được đào qua vùng phía đông của Cambodia, một siêu dự án được chánh phủ cho là cần thiết kinh tế sẽ cho phép quốc gia ‘thở’.
Kinh đào Funan Techo trị giá €1.5 tỉ Bảng Anh ($1.64 tỉ US) sẽ nối sông Mekong ở gần thủ đô Phnom Penh với 2 cảng nước sâu trong vịnh Thái Lan.
“Chúng ta phải xây kinh đào nầy bằng mọi giá,” Thủ tướng Cambodia Hun Manet nói trong lễ khởi công, theo truyền thông địa phương.
Phnom Penh cho là họ có thể hoàn tất dự án vào năm 2028. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều nghi ngờ liệu chánh phủ Cambodia đã bảo đảm được ngân khoàn cần thiết từ Trung Hoa.
Một dự án đầy rủi ro
Những nhà phê bình nói dự án không có nhiều ý nghĩa kinh tế, trong khi các nhà môi trường khẳng định việc chuyển nước ra khỏi sông Mekong có thể gây tai hại đặc biệt cho láng giềng Việt Nam, nhất là trung tâm sản xuất lúa nằm ở phía nam cùa hành trình được đề nghị của kinh. [Lời người dịch: Đúng ra là đông nam]
Cũng có những cáo buộc, một số được rò rỉ từ các viện học thuật của Việt Nam, rằng kinh đào có thể tạo rủi ro an ninh cho Việt Nam nếu Cambodia cho phép ‘người bạn tay sắt” Trung Hoa của họ sử dụng thủy lộ cho hải quân.
Tuy nhiên, dự án đã trở thành một “thương hiệu” của nội các mới của Hun Manet, người kế vị ghế thủ tướng từ cha của ông, Hun Sen, thủ tướng của Cambodia gần 4 thập niên trước khi từ chức hồi tháng 8 năm ngoái.
Hun Sen, vẫn nắm quyền hành lớn lao như chủ tịch của đảng cầm quyền và Thượng viện, loan báo kế hoạch ngay trước khi ông từ chức thủ tướng hồi năm ngoái.
Hệ quả kinh tế và chiến lược
Theo chánh phủ, kinh đào không chỉ làm cho xuất nhập cảng rẻ hơn, mà nó sẽ chấm dứt sự lệ thuộc vào các cảng của Việt Nam qua đó đa số hàng hóa của Cambodia vẫn còn được vận chuyển.
Đầu năm nay, Sun Chanthol, một phó thủ tướng, tuyên bố rằng kinh đào sẽ cắt đường vận chuyển qua các cảng của Việt Nam trên 2/3 và giảm chi phí vận chuyển đến 30%.
Điều nầy sẽ là một mối lợi cho các nhà xuất cảng Cambodia vào lúc hàng hóa của quốc gia đối mặt với cạnh tranh khốc liệt từ các quốc gia chế biến rẻ tiền khác.
Trong những năm gần đây, Cambodia đã xây một cảng nước sâu ở Sihanoukville, một thành phố phía tây nam trên vịnh Thái Lan, và một cảng mới sắp được mở ở Kampot, phía nam của thủ đô.
Tương lai bấp bênh
Nhưng không chắc là công việc sẽ bắt đầu trên Funan Techo. Hầu hết là do chi phí của việc xây cất kinh. Lúc đầu, Phnom Penh cho biết rằng nó sẽ được tài trợ hoàn toàn bởi Trung Hoa như một phần của Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), kế hoạch hạ tầng cơ sở toàn cầu của Beijing (Bắc Kinh).
Nhưng tiền lời từ các công ty quốc doanh Trung Hoa rất lãnh đạm. Theo chánh phủ Cambodia, Tổ hợp Cầu Đường Trung Hoa đã ký kết để tài trợ một phần và xây kinh đào.
Hun Manet nói hôm Thứ Hai rằng 2 lần trả tiền đầu tiên để phát triển kinh đào, từ Prek Takeo đến tỉnh Kep, khoảng 150 km, sẽ được tài trợ phần lớn bởi các công ty của Cambodia, gồm có Cảng Tự trị Sihanoukville và Cảng Tự trị Phnom Penh.
Đoạn thứ nhì của việc phát triển, từ Koh Thom đến tỉnh Kep, Tổ hợp Cầu Đường Trung Hoa sẽ chỉ kiểm soát 49% cổ phần trong công ty kiểm soát, ông nói thêm.’’
Nhiều nhà phân tích cho rằng trị giá €1.5 tỉ thì quá thấp.
“Có một thành ngữ từ Trung Hoa: Ở Trung Hoa, một kinh đào dài 100 km tốn 10 tỉ để xây,” Brian Eyler, giám đốc Chương trình Đông Nam Á của Trung tâm Stimson, nói với DW.
“Vì thế, nếu các nhà đầu tư Trung Hoa nhìn vào dự án nầy, thì có lẽ họ biết chi phí được ước tính quá thấp và có thể bị lạnh cẳng.”
Thêm vào đó, Tổ hợp Cầu Đường Trung Hoa đang có khó khăn trong việc tạo lợi nguận từ lệ phí trên đường cao tốc mà nó xây chạy song song với kinh đào, Eyler ghi nhận.
“Tôi giả sử [Tổ hợp Cầu Đường Trung Hoa] muốn tránh xây một huyết mạch giao thông mới có thể cạnh tranh thu nhập từ đường cao tốc.”
Cũng có câu hỏi về khả năng đứng vững kinh tế của chính kinh đào.
Kinh đào không thể nhận các tàu lớn hơn, vì thế một phần đáng kể xuất nhập cảng cùa Cambodia vẫn sẽ cần được vận chuyển qua các cảng của Việt Nam.
Lo ngại môi trường
Ảnh hưởng môi trường thì quan trọng hơn nhiều. Một số nhóm sinh thái đã kêu gọi chánh phủ Cambodia hoặc ngưng dự án hay suy nghĩ lại cách nó sẽ được xây.
Sông Mekong hỗ trợ đến ¼ số cá nước ngọt đánh được của thế giới và ½ lúa do Việt Nam sản xuất.
Hà Nội đã ra dấu không hài lòng là Phnom Penh chưa công bố đánh giá ảnh hưởng môi trường cho siêu dự án.
Các nhà môi trường lo ngại rằng vì kinh đào được xây ngang đồng lụt đang hoạt động, nó có thể làm cho vùng phía bắc của kinh đào bị rủi ro ngập lụt nhiều hơn trong khi tạo nên một vùng khô ở phía nam của kinh đào ở Cambodia và Việt Nam.
“Chúng tôi hỗ trợ một tiến trình minh bạch và tham gia có thể bảo đảm những bước xã hội-môi trường hợp lý cho một dự án tầm cở nầy,” một phát ngôn viên của EU nói với DW.
“Chúng tôi cũng khuyến khích đàm luận chánh trị ở cấp khu vực liên quan đến ảnh hưởng có thế có của nó, và đặc biệt vai trò của Ủy hội Sông Mekong như một diễn đàn thích hợp để đàm luận kỹ thuật,” phát ngôn viên nói thêm.
Một ‘dự án di sản’
Mặc dù có sự chỉ trích, chánh phủ Cambodia đã quyết định tiến hành dự án. Các phân tích viên nói rằng Hun Manet và cha ông, Hun Sen, đã đặt cược thanh danh của họ vào kinh đào.
“Tổ tiên của chúng ta xây đến Angkor và những đền đài to lớn khác, nhưng không may, chùng ta sử dụng để chia rẽ. Nay, một lần nữa chúng ta đoàn kết, và chúng ta đang xây những thành quả mới,” Hun Manet nói trong tháng 5, theo truyền thông địa phương.
Hun Sen đã đặc biệt tham gia trong kinh đào và đã xem nó như một “dự án di sản”. Lễ khởi công đã được tổ chức hôm Thứ Hai để trùng với ngày sanh của Hun Sen.
“Chánh phủ đã đầu tư đáng kể vốn chánh trị vào dự án, khiến cho nó là một thử nghiệm vô cùng quan trọng của sự lãnh đạo của Manet,” Sophal Ear, phó giảng sư Trường Quản lý Toàn cầu Thunderbird ở Đại học Tiểu bang Arizona, nói với DW.
“Sự thành công hay thất bại của kinh đào,” ông nói thêm, “có lẽ sẽ được xem như một phản ánh khả năng của ông để chuyển giao những dự án hạ tầng cơ sở đầy tham vọng và vượt qua những khung cảnh địa chánh trị phức tạp,” Ear nói, chỉ ra rằng nỗ lực nhiều rủi ro có thể định nghĩa di sản của ông và ảnh hưởng vị thế của Cambodia trong khu vực trong nhiều năm sắp tới.
No comments:
Post a Comment