Tuesday, August 6, 2024

Giữa Thiên Nhiên và Quốc Gia

(Between nature and nation)

Visarut Sankham – Bình Yên Đông lược dịch

Mekong Eye - 22 July 2024 

nature and nation

Một phim tài liệu khám phá cái làm thay đổi dòng chảy của sông Mekong đã làm cho những cù lao trên sông bị tranh chấp chủ quyền

Trên biên giới Thái Lan-Lào, sông Mekong không chỉ là nguồn thực phẩm và cuộc sống của người dân mà còn là biên giới thiên nhiên đánh đấu chủ quyền của mỗi quốc gia.

Tuy nhiên, biên giới thiên nhiên nầy phức tạp hơn nó có vẻ.  Mekong có trên 100 hòn đảo nhỏ, có thể là nguồn xung dột lãnh thổ giữa 2 quốc gia trong gần 1 thế kỷ.

Vấn đề chánh là ai có quyến sử dụng những hòn đảo nầy và nơi chính xác của biên giới giũa 2 nước.

Vấn đề càng phức tạp trong thời gian gần đây khì hình dạng của những đảo nầy đã thay đổi, và một số đã biến mất, do những yếu tố thiên nhiên và con người.

Những hoạt động phát triển như việc xây đập và khai thác cát đã thay đổi dòng chảy của sông, rồi chuyển dòng chảy của phù sa ảnh hưởng đến các đảo, làm phức tạp thêm tình hình.

Những vấn nầy nầy được chú trọng phần lớn trong phim giảng giải Between Nature and Nation (Giữa Thiên nhiên và Quốc gia), khám phá làm thế nào những thay đổi môi trường đã ảnh hướng đến tranh luận về biên giới và thúc đẩy chủ nghĩa quốc gia.

Theo những tài liệu từ giới chức Thái, trên 113 hòn đảo dọc theo biên giới Thái-Lào đã thay đổi, khiến cho thách thức để xác định chủ quyền,

Những thay đổi nầy cũng đưa đến xung đột giữa người dân của 2 quốc gia.  Trước đây, họ chia sẻ trong hòa bình những đảo cho mục dích nông nghiệp.  Nhưng nay, với biến chuyển của đảo, một số người địa phương tuyên bố lãnh thổ mới và tái định nghĩa đường biên giới, đưa đến tranh chấp quyền sở hữu.

Giải pháp có thể nằm trong 1 dạng thỏa thuận mới cho phép người dân cả 2 bên của biên giới có lợi từ đảo, thay vì rào chúng lại chỉ vì lý do yêu nước.

 

Trong sự uy nghi đáng sợ của các cống ngăn mặn ở đồng bằng sông Cửu Long

(In Awe of the Mekong Delta's Majestic Sluice Gates)

Paul Christiansen – Bình Yên Đông lược dịch

Saigoneer.com – 23 July 2024

 sg3b

Từ xa, những tháp quan sát bê tông đồ sộ nổi lên dọc theo cây cầu bắt ngang sông Cái Lớn trong tỉnh Kiên Giang giống như các kiến trúc trong tiểu thuyết khoa học giả tưởng, nhưng thật sự chung là một phần của dự án thủy nông lớn nhất của Việt Nam ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Một hàng tháp quan sát không thể xuyên qua có nhiệm vụ chịu đựng quy luật tàn nhẫn đối với vùng ranh giới của sợ hãi sôi sục cướp bóc, thổ phỉ và trộm cướp?  Không, những cống ngăn mặn.

Đi qua vùng nông thôn của tỉnh Kiên Giang, người ta đi qua những vùng ruộng lúa quen thuộc được chấm bởi mồ mả và những con diệc, những mái tôn cũa nhà bệ rạc ló ra trên kinh và sông đi ngang dọc bởi những thuyền đấy trái cây.  Những thị trấn được trang trí bằng hoa với những dấu hiệu của phát triển: các cửa hàng điện thoại di động, các cửa hàng tạp hóa bán xà bông giặt đồ và mì ăn liền, đại lý xe hơi và những bảng quảng cáo phân bón.  Những người bán hàng rong nướng khoai lang.  Các võng treo trong quán cà phê.  Những đối giày lấm bún nằm ở cửa ra vào của những lớp học khắc khổ.  Đây không phải là bối cảnh mà người ta mong đợi cho các dự án hạ tầng cơ sở kiểu mẫu nhất của Việt Nam.

Bắt đầu xây cất trong năm 2019 và khánh thành trong năm 2022, dự án ngăn mặn Cái Lớn-Cái Bé trị giá 3.300 tỉ VND (142,17 triệu USD) gồm có những cửa kéo khổng lồ trên sông Cái Lớn và Cái Bé.  Phù hợp với quan điểm sử dụng đất trong đồng bằng, dự án nhằm để kiểm soát thủy nông và kiểm soát độ mặn của nước cho trên 384.000 hectares đất canh tác và giúp trong việc đáp ứng với thiên tai và thay đổi khí hậu.  Nhiều nhà phê bình cho nó gây thêm thiệt hại cân bằng sinh thái và cho lề lối canh tác không khả chấp trở thành vĩnh viễn.

 sg5b

Cống ngăn mặn Cái Lớn. [Ảnh: Dân Việt]

 

Không phải là một chuyên viên về lãnh vực nầy, tôi nghi ngờ nó là một thí dụ khác của những ý định lịch sử của chúng ta để chinh phục một thành phần khác của thiên nhiên mà chúng ta chưa biết, không nói đến sức mạnh để thu hoạch.  Tốt nhất, nó có thể chận trước những tai họa của sự tham lam được chạm trỗ của chúng ta, và có lẽ sẽ có hại hơn có lợi.  Nhưng tôi không phải là một nhà khoa học, tôi nên mô tả những xúc động.

Sợ hãi, tôi đầy sợ hãi khi đứng bên cạnh tháp quan sát.  Với qui mô và kiểu cách ấn tượng, chúng là một di chúc cho cái người ta có thể thiết kế và xây dựng.  Dự án cũng nói lên kích thước và đa dạng của Việt Nam. Được người dân làm bằng chứng khi tôi chia sẽ hình ảnh của nó.  Họ ngạc nhiên vì sự xuất hiện của nó, sửng sốt vì sự hiện diện của nó.  Miền Tây có nhiều cái đẹp ngạc nhiên tương tự, tôi có thể liệt kê thêm, nhưng hãy để tháp cống ngăn mặn to lớn đứng như bằng chứng duy nhất rằng đồng bằng có nhiều thứ để khám phá nếu bạn sẵn lòng ngao du không định hướng.

 

 

No comments:

Post a Comment