Sunday, August 4, 2024

GIỮA THIÊN NHIÊN VÀ QUỐC GIA

(Between nature and nation)

Visarut Sankham – Bình Yên Đông lược dịch

Mekong Eye - 22 July 2024

 


Một phim tài liệu khám phá cái làm thay đổi dòng chảy của sông Mekong đã làm cho những cù lao trên sông bị tranh chấp chủ quyền

Trên biên giới Thái Lan-Lào, sông Mekong không chỉ là nguồn thực phẩm và cuộc sống của người dân mà còn là biên giới thiên nhiên đánh đấu chủ quyền của mỗi quốc gia.

Tuy nhiên, biên giới thiên nhiên nầy phức tạp hơn nó có vẻ.  Mekong có trên 100 hòn đảo nhỏ, có thể là nguồn xung dột lãnh thổ giữa 2 quốc gia trong gần 1 thế kỷ.

Vấn đề chánh là ai có quyến sử dụng những hòn đảo nầy và nơi chính xác của biên giới giũa 2 nước.

Vấn đề càng phức tạp trong thời gian gần đây khì hình dạng của những đảo nầy đã thay đổi, và một số đã biến mất, do những yếu tố thiên nhiên và con người.

Những hoạt động phát triển như việc xây đập và khai thác cát đã thay đổi dòng chảy của sông, rồi chuyển dòng chảy của phù sa ảnh hưởng đến các đảo, làm phức tạp thêm tình hình.

Những vấn nầy nầy được chú trọng phần lớn trong phim giảng giải Between Nature and Nation (Giữa Thiên nhiên và Quốc gia), khám phá làm thế nào những thay đổi môi trường đã ảnh hướng đến tranh luận về biên giới và thúc đẩy chủ nghĩa quốc gia.

Theo những tài liệu từ giới chức Thái, trên 113 hòn đảo dọc theo biên giới Thái-Lào đã thay đổi, khiến cho thách thức để xác định chủ quyền,

Những thay đổi nầy cũng đưa đến xung đột giữa người dân của 2 quốc gia.  Trước đây, họ chia sẻ trong hòa bình những đảo cho mục dích nông nghiệp.  Nhưng nay, với biến chuyển của đảo, một số người địa phương tuyên bố lãnh thổ mới và tái định nghĩa đường biên giới, đưa đến tranh chấp quyền sở hữu.

Giải pháp có thể nằm trong 1 dạng thỏa thuận mới cho phép người dân cả 2 bên của biên giới có lợi từ đảo, thay vì rào chúng lại chỉ vì lý do yêu nước.

No comments:

Post a Comment