Tuesday, August 27, 2024

Giáo sư Võ Tòng Xuân: “Đừng đổ lỗi cho Trung Quốc nữa, chính chúng ta đang cãi trời.”

 

 13.03.2021 - Phạm Thu Hương       


 Soha - Tháng 11 năm 2017, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc quyết định ban hành nghị quyết số 120. Bản nghị quyết còn có tên gọi đặc biệt khác: “Thuận thiên”, về Phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thích ứng với biến đổi khí hậu.

Theo lời kể của vị giáo sư “cây lúa” Võ Tòng Xuân, 2 chữ “thuận thiên” ấy được bắt đầu từ một cuộc trò chuyện ngắn ngủi trên bàn ăn giữa Thủ tướng và ông. Một điều ít ai biết, GS Võ Tòng Xuân đã ấp ủ nó để được “thưa” suốt 30 năm.

4 năm sau cuộc gặp ấy, trong cuộc trò chuyện với chúng tôi, ông lão 80 tuổi tóc bạc phơ vẫn ngày ngày cần mẫn với công việc nghiên cứu, giảng dạy cho hàng nghìn sinh viên nông nghiệp. Và vẫn tự hào khi nhắc về 80 năm cuộc đời trăn trở cho con đường “thuận thiên”…

 


Bắt đầu cuộc trò chuyện này, tôi muốn biết từ khi nào “thuận thiên” xuất hiện trong suy nghĩ của giáo sư, thưa ông?

GS Võ Tòng Xuân: Khi 15.000 hecta vùng đất thấp ngập mặn, lúa chết sạch, Sóc Trăng bà con kêu thấu trời xanh.

Một thời Việt Nam ta tự hào vì 9 con rồng đổ mình ra biển Đông, nhưng đến thập kỷ 1960 con rồng Ba Thắc (Sóc Trăng) thực sự đã chết. Thập kỷ 1980 thì tới lượt con rồng Ba Lai (Bến Tre) mười mấy cây số đều bị lấp, không còn đủ chảy nước chảy thành một lòng sông…

Khi ấy, tôi nói đùa với đồng nghiệp: “Cửu Long mất hai, giờ chẳng lẽ đổi tên đồng bằng ta là Thất Long sao?”. Nhưng nói xong, chỉ thấy nhói tận tâm.



Suốt một thời gian dài từ 2000 đến nay, tôi đã chứng kiến ĐBSCL trải qua những mùa khô và hạn hán khốc liệt như thế đấy! Đi đến đâu, gặp bất kỳ người nông dân nào, cũng chỉ nước mắt và lời kêu than không thể nào đau lòng hơn.

Cho đến một buổi sáng tháng 3/2010, tôi tình cờ đọc trực tuyến trên tờ Bangkok Post bản tin về Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo ngồi giữa thửa ruộng Vân Nam. Xung quanh bốn bề đất nứt như gót chân người, không còn lấy một giọt nước.

Dưới bức ảnh, Thủ tướng Ôn Gia Bảo nhắn: “Tôi không dám vào viếng một nhà nông dân nào. Vô đó, tôi chắc chắn họ không còn nước mời tôi uống”.

Ngày 25/3/2010, tôi đi viếng vùng nhiễm mặn Sóc Trăng cũng thấy tình trạng cạn khô như vậy.

Khi đó tôi mới vỡ lẽ.



Vỡ lẽ về điều gì, thưa ông?

GS Võ Tòng Xuân: Suốt thời gian dài, chúng ta nói, thượng nguồn Trung Quốc xây đập thuỷ điện chằng chịt, chặn đứng nguồn nước Mê Kông gây hạn hán, ngập mặn. Việt Nam, Thái Lan, Campuchia nhiều năm nay vẫn kiện cáo, đòi mở đập để “giải cứu” cây lúa miền dưới.

Nhưng thực tế không phải vậy!

Rõ ràng lúc Việt Nam đang gặp hạn thì trên Vân Nam họ cũng thế! Từ sau năm 2015, mực nước sông Mê Kông mùa khô liên tục rơi xuống còn 1.600 m3 – 1.800 m3/s, trong khi trước đây nó từng đạt 40.000 m3/s vào mùa mưa và 2000 m3/s vào mùa khô.

Chúng ta kiện, chúng ta đòi mở nước nhưng Trung Quốc họ đã không còn đủ nước cho cả đất nước họ nữa rồi. Mà cho là có năm dư, khi xuống tới đường ranh Thái Lan – Lào, hàng ngày hàng nghìn trạm bơm vẫn lấy nước đổ vào cho vùng hạn Đông Bắc Thái Lan thì đến lượt Việt Nam liệu có còn nước không?

Đó là tình hình chung thế giới! Và cái biến đổi khí hậu nó đã xảy ra hàng chục năm nay, trên toàn bộ Trái Đất, chứ đâu phải đến tận bây giờ ông trời mới bắt Việt Nam gồng gánh nỗi đau này?

Có thời điểm vì sợ thiếu lương thực, Bộ Nông nghiệp và Hải Quan đề nghị nước ta tạm ngưng xuất khẩu gạo. Hơn một tháng trời, nước ngoài không đợi được, họ liền quay sang Thái Lan mua gạo.

Lúc đó, tôi lên tiếng khẳng định luôn: “Nước ta không bao giờ thiếu lúa gạo!”.

 


Để chứng minh điều này, tôi đã đi dọc các tỉnh ven biên giới Campuchia. Ở đó, khoảng 1,2 triệu hecta đất vùng nước ngọt quanh năm, nước mặn không thể ngập tới, cây lúa vẫn phát triển tốt, thậm chí còn cho năng suất rất cao.

Chỉ duy khoảng 15.000 hecta ở vùng ven biển của mấy ông nông dân “cãi trời”, chính quyền đã cảnh báo nhưng vẫn chăm chăm làm lúa thì giờ mới than trời kêu đất.

Truyền thông không nhìn thấy được bức tranh toàn cảnh nên đã gây ra rất nhiều hiểu lầm.

Tháng 9/2017, tôi được mời tham dự Hội nghị về Phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu tại Cần Thơ, do Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì. Nhân dịp này tôi mới rút ruột rút gan ra trình bày với Thủ Tướng:

“Nông dân miền Tây mình đang mắc vòng kim cô rất lớn! Thưa Thủ tướng…”

Thủ tướng thấy lạ bèn hỏi lại: “Kim cô gì thầy? Nhờ thầy nói rõ!”

“Kim cô chính là lúa.”.

Tôi giải thích tiếp: “Giờ này chúng ta thặng dư nhiều lúa rồi nhưng Nhà nước cứ buộc nông dân trồng lúa, vùng mặn cũng phải làm. Đó chính là ta đi ngược với thiên nhiên, chống thiên nhiên.”

 


Thủ tướng hỏi: “Chống như thế nào thầy?”

“Ở các vùng mặn, mùa nắng ruộng chỉ có nước mặn, đáng lẽ người ta phải nuôi tôm, nuôi cá, sinh lời… lại bắt người ta trồng lúa. Đó là không thuận thiên…”

Lúc ấy, Thủ tướng vỡ lẽ.

Kết thúc kỳ họp, Thủ Tướng đồng ý dùng 2 chữ “thuận thiên” làm tôn chỉ cho nghị quyết mới.

Tháng 11/2017 thì nghị quyết 120 do Chính phủ ban hành đã nhấn mạnh tầm quan trọng của 2 chữ “Thuận thiên”.

Bởi khi ấy, nếu nông dân tiếp tục “cãi trời”, ĐBSCL sẽ đi vào thế khó. Thuận thiên thì không những biến nguy thành cơ mà còn là cơ hội “vàng” cho Tây Nam Bộ vươn lên làm giàu.


 

Trước Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Giáo sư đã bao giờ đề cập đến con đường “thuận thiên” này lần nào khác?

GS Võ Tòng Xuân:  Thú thật, hơn 50 năm “ăn nằm” với cây lúa, tôi chưa bao giờ thôi nghĩ về nó.

Thời kỳ đất nước giải phóng, chúng ta đề ra chính sách đảm bảo an ninh lương thực, chú trọng việc trồng lúa.

Tại kỳ họp thứ 1 Quốc hội Khóa VII (1981-1987) do Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Văn Đồng chủ trì, Chánh phủ báo cáo đã mở rộng sản xuất lương thực vùng Đồng Tháp Mười và vùng lúa Tứ Giác Long Xuyên.

Đến lúc đại biểu Quốc Hội tham luận, tôi đăng ký xin thưa: “2 vùng vừa báo cáo không chỉ không cho kết quả như ý muốn mà còn làm nãn lòng nhân dân”.

Bởi thời điểm đó, những vùng này đất rất phèn, cây tràm đã sống thành rừng mà giờ ta lại chỉ đạo phá rừng, trồng lúa.

Mọi người cứ nghĩ Nam Bộ “cò bay thẳng cánh” thì đâu đâu cũng trồng lúa được. Không phải! Đó là cưỡng trời, là đi ngược thiên nhiên. Bao nhiêu vốn đầu tư nhưng sẽ không lấy lại được bao nhiêu!

 



Nghe xong, chủ tịch Phạm Văn Đồng nhìn tôi, trách: “Tại sao đến giờ đồng chí mới nói?”.

Lúc đó, tôi thưa: “Dạ! Đây là dịp đầu tiên cháu mới có được môi trường Quốc hội để phát biểu”. Sau đó, ông cười rồi lập tức kêu Ông Phan Xuân Đợt (Bộ trưởng Lâm Nghiệp bấy giờ) và ông Nguyễn Đăng (nguyên Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp) đưa ra phương án, nhanh chóng sửa sai vấn đề này ngay.

Đến cuối năm 1989, nước ta bắt đầu xuất khẩu gạo. Ngặt cái, trồng lúa ở miền Bắc thì cứ như chống giặc vậy! Vụ đông xuân thì chống rét, hạ chống hạn, thu đông thì chống bão lũ… Lúc đó tôi mới thấy sao nông dân mình khổ quá! Suốt đời cứ chống, đi đánh thế thì bao giờ mới có ăn. Tôi liền nghĩ đến phương án giảm trồng lúa.

Năm 1990, tôi đổi tên “Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển lúa” của mình thành “Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Hệ thống Canh tác”. Trong những lần ra nước ngoài, tôi vận động Australia giúp kinh phí chi Viện Lúa Quốc tế (IRRI) và Canada tài trợ chương trình nghiên cứu khoa học. Về nước tôi mời các khoa Nông nghiệp của đại học Việt Nam thành lập Mạng Lưới nghiên cứu hệ thống canh tác xoay quanh cây lúa cho từng vùng. Chủ yếu là để giảm bớt một, hai vụ lúa nhằm luân canh cây trồng khác hoặc nuôi tôm, cá.

Nhưng cuối cùng dự án đó mãi mãi không thực hiện được…

Sang kỳ họp Quốc hội thứ 8, tôi tiếp tục đề cập vấn đề cắt giảm nhu cầu trồng lúa, chuyển sang canh tác cây ăn quả, thâm canh tôm, cá giá trị cao. Lúc đó, một đại biểu Quốc Hội đứng lên phản bác rất gay gắt: “Mình là con người, con người phải ăn cơm ăn gạo, chỉ có con khỉ mới ăn quả”.

Vậy đó, họ nói tôi như thế đó!

Tôi về, đi ra đồng thì ông nông dân vẫn hỏi: “Bây giờ mình dư nhiều gạo, xuất khẩu nhiều quá rồi, sao nhà nước còn khuyến khích trồng lúa?”. Có lúc tôi không biết trả lời họ câu hỏi đó sao cho phải…


Một đời người nghiên cứu về cây lúa nhưng năm lần bảy lượt ông lại ủng hộ quan điểm Việt Nam không nên tiếp tục trồng nhiều lúa. Điều đó có mâu thuẫn quá không, thưa ông?

GS Võ Tòng Xuân:  Đúng! Đúng là có lúc tôi từng mâu thuẫn như thế!

Thời điểm năm 1975, chính sách đảm bảo an ninh lương thực khiến dân ta không có lựa chọn nào ngoài chuyện trồng lúa. Miền Bắc thì tập trung lo đê điều, Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ thì thuỷ lợi, ngọt hoá. Hơn 70% kinh phí nhà nước cấp cho ngành nông nghiệp khi ấy chỉ để xây thủy lợi, làm lúa nước.

Dân phá rừng trồng lúa, thậm chí nhà nào có vườn hoa đẹp phải cuốc lên, có vườn trái cây đều đào gốc, trồng rau, khoai. Nhiều gia đình thèm có một cái cây ăn trái lắm, phải lén đắp mô ở trong ruộng, chỗ này một ít, chỗ kia một ít để có cây nhãn, cây xoài ăn chơi.

Bởi khi ấy, chúng ta còn quá ám ảnh cái đói sau 2 cuộc thế chiến! Cái chính sách an ninh lương thực là cần thiết. Nhưng suốt 30 năm, từ khi chúng ta đủ ăn, dư ăn và xuất khẩu gạo rồi, chúng ta vẫn duy trì chính sách ấy, vẫn trồng lúa mọi nơi, thậm chí còn tốn nhiều tiền để ngọt hóa vùng mặn để trồng thêm.

Nếu tôi vì bản thân mình thì tôi đã nhắm mắt cho qua. Nhưng không phải! Tôi đã chứng kiến nhiều câu hỏi không biết trả lời thế nào từ những nông dân như thế rồi.

Đúng như ý nguyện của Bác Hồ “Nông dân ta giàu thì nước ta giàu”, tôi nghĩ đã đến lúc nhà nước ta, các doanh nghiệp và cả người nông dân đều cần thay đổi.



Con đường thay đổi đó thực hiện như thế nào?

GS Võ Tòng Xuân: Trước đây, người Việt hay có quan niệm: “Không học thì đi làm nông dân”. Bởi ngày xưa, ông bà ta chỉ làm nông theo hình thức tự phát, kinh nghiệm, bắt chước.

Nhưng giờ Việt Nam đã qua cái thời “thất học ra đồng”! Chúng ta có rất nhiều cơ sở để tri thức hoá người nông dân như các nước châu Âu.

Nói vậy không phải là bắt ông nông dân phải đi học đại học, cao đẳng. Mà ông ấy chỉ cần qua các lớp đào tạo do doanh nghiệp, nhà nước địa phương tổ chức nhằm làm sao cho nguyên liệu do nông dân làm ra đạt đủ tiêu chuẩn yêu cầu thì xem như đã qua lớp và được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện “hành nghề ”.

Thứ hai, trong tương lai gần, với tình trạng hạn mặn và sạt lở diễn ra mạnh mẽ ở ĐBSCL như hiện nay, để phát triển toàn diện thì cần phải giảm lúa gạo. Tại vùng ven biên giới Campuchia, là vùng luôn luôn có đủ nước ngọt và không bị nước mặn xâm nhập, thì chúng ta nên thiết kế 1.2 triệu hecta lúa, trồng 2-3 vụ/năm để đảm bảo an ninh lương thực và xuất khẩu một phần.

Còn những tiểu vùng gần biển thì nên trồng lúa vào mùa mưa, mùa nắng có thể kết hợp nước mặn với nước ngọt trộn lại để nuôi tôm, nuôi cá thâm canh hoặc chuyển đổi cơ cấu cây trồng chịu mặn. Vùng giữa thì bắt đầu lên liếp đất để hạn chế nước mặn và có rảnh mương dự trữ nước trong mùa mưa để tưới cho cây trồng trong mùa nắng.

Thứ 3, nhà nước cần nắm được các khuynh hướng nông nghiệp trên thế giới. Từ đó, tạo điều kiện liên kết vùng, nông dân-nông dân (dồn điền -PV), nông dân-doanh nghiệp, doanh nghiệp-doanh nghiệp để sản xuất trên diện tích lớn bằng cơ giới và công nghệ 4.0.

Ngược lại, phía doanh nghiệp phải được đào tạo thành nhà doanh nhân giỏi, là đơn vị tiên phong trong chế biến sản phẩm có thương hiệu, năng nổ khám phá và sẵn sàng tìm đầu ra cho sản phẩm.

 



Cuối cùng là công cuộc chiếm lĩnh thị trường 100 triệu dân trong nước. Sự thật là những năm qua, ngành nông nghiệp đang dần chiếm được tình cảm của người tiêu dùng Việt bởi những sản phẩm an toàn vệ sinh, ngon, hấp dẫn, không kém sản phẩm ngoại nhập.

Vậy trong 3 năm thực hiện nghị quyết 120, con đường “thuận thiên” ấy đã để lại cho chúng ta tín hiệu đáng mừng như thế nào rồi, thưa GS?

GS Võ Tòng Xuân: Nông dân các tỉnh ven biển ĐBSCL đã và đang phấn khởi với những vùng chuyển đổi mà Đảng và Nhà nước quy hoạch mới, hàng ngàn hecta lúa-tôm đã đem lại lợi tức gấp 4-5 lần trồng lúa độc canh trước đây.

Bến Tre ngoài cây dừa đã trồng thêm cây ăn trái như bưỡi, xoài, sầu riêng bằng bón phân hữu cơ sinh học chống mặn tốt. Trên các cánh đồng lúa bát ngát ở Châu Đốc (An Giang), Tháp Mười (Đồng Tháp) cũng bắt đầu nhen nhóm những vườn xoài, chuối. Nhiều doanh nghiệp như Vinamit, vua chuối Út Huy, công ty Cỏ May (Đồng Tháp), Trung An (Cần Thơ),… đã áp dụng nông nghiệp “sạch”, chiếm lĩnh thị trường thế giới bằng con đường “chất lượng thắng số lượng.”

Năm 2020, bất chấp đại dịch Covid-19 chúng ta đã xác lập nhiều kỷ lục khi sản phẩm nông nghiệp Việt Nam đã vươn xa tới gần 190 thị trường thế giới, xuất khẩu nông sản đạt mốc 41,2 tỷ USD, cao nhất từ trước đến nay.

Nhiều loại quả như vải thiều, chôm chôm, thanh long, vú sữa, xoài, nhãn… đã có mặt tại những thị trường khó tính nhất như Mỹ, Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc…, giá trị còn tăng gấp 20-30 lần so với trong nước.

Về gạo, khối lượng gạo xuất khẩu giảm 3,5% nhưng tăng 9,3% về giá trị, trong đó gạo chất lượng cao chiếm 85% gạo xuất khẩu. Một khoảng thời gian, chúng ta đã vượt hẳng qua Thái Lan. Như hôm qua (ngày 22/2), tôi vừa xem giá gạo thì Việt Nam đạt 536 USD/ tấn, cao hơn hẳng nước bạn.

Đó đều là tín hiệu đáng mừng!

Và từ năm 2020 trở đi, với điều kiện thuận lợi của Hiệp định Thương mại tự do EVFTA, CPTPP… nông sản Việt vào thị trường EU không bị đánh thuế, thì chúng ta có quyền hy vọng con đường đến top 15 nền nông nghiệp hàng đầu thế giới.



Ở tuổi 81 này, GS còn điều gì trăn trở cho cuộc sống và nền nông nghiệp Việt Nam?

GS Võ Tòng Xuân: Năm 1991, tôi sang Mỹ, có dịp gặp một vài anh bạn người Việt gốc Hoa làm chủ chuỗi siêu thị Á Châu. Ngồi nghe tâm sự, các anh ấy đều nói:“Bây giờ thầy phải làm thế nào đi thầy? Tụi con thèm bán gạo Việt lắm mà Việt Nam không có giống gạo ngon nào, siêu thị tụi con toàn phải mua gạo Thái Lan”.

Câu hỏi ấy cứ theo tôi mãi!

Năm 2019, khi Hồ Quang Cua – sinh viên của tôi, lai tạo thành công “giống gạo ngon nhất thế giới” ST25, tôi mới có thể tự tin giới thiệu với các siêu thị Á Châu.

80 năm cuộc đời, tôi đã đặt chân đến trên 80 nước để mang về những cải tiến cho nền nông nghiệp Việt Nam. Tôi vui khi hoàn thành được những hoài bão. Nhưng sẽ càng hạnh phúc hơn nhiều nếu đi đâu đâu trên khắp thế giới này tôi đều thấy nông sản Việt Nam, thấy người ta hào hứng lựa chọn nó, tôi hay tưởng tượng đến những nụ cười sung sướng của người nông dân đã và đang sản xuất nguyên liệu an toàn, chất lượng để cung cấp cho nhà doanh nghiệp, cùng nhau làm ra những sản phẩm có thương hiệu nổi trội.

Đó là những người tiếp tay làm nên sự giàu có của chính họ và của đất nước Việt Nam.

Bây giờ, mỗi ngày tôi vẫn làm việc bình thường. Nói chuyện với bạn hôm nay, lát nữa sẽ về Cần Thơ để mai gặp sinh viên. Kế hoạch cuối tuần này thì lên Nhà máy đường Gia Lai tính chuyện hợp tác với người dân tộc tại Huyện Eatun trồng cây mía,… Ngày nào còn sức khỏe và trí óc minh mẫn, ngày ấy tôi sẽ còn truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng cho thế hệ sau bấy lâu.

Như Khổng Tử, Trang Tử, Lão Tử của ngày xưa mong muốn tìm người tiếp nối. Tôi chỉ mong một mai sẽ có đôi mắt thay tôi nhìn ngắm những cánh đồng Việt Nam phát triển thế nào…

Xin cám ơn ông vì những chia sẻ chân thành này…

 

Bài: Huy HậuẢnh: Hải Long

Thiết kế: Trang Đinh

SOURCE:

https://cvdvn.net/2021/03/13/giao-su-vo-tong-xuan-dung-do-loi-cho-trung-quoc-nua-chinh-chung-ta-dang-cai-troi/

GOOGLE DRIVE’S LINK by LymHa:

https://docs.google.com/document/d/1PtTh1FY-PQRqpFny-maAtzwqiQND_Fw0/edit

 

 

Monday, August 26, 2024

Mekong Dam Monitor (Update for August 26-September 1, 2024)

 

Update for August 26-September 1

Notable changes on the Mekong in the last week. Visit the Monitor home for more, including Burmese, 中文, Khmer, ພາສາລາວ, ไทย, and Tiếng Việt translation.

SPOTLIGHT

The Lower Mekong Floodpulse only expanded by 600 square kilometers when it typically expands by several thousand kilometers between early and late August. Much of the poor performance is a result of upstream damming. A normal floodpulse expansion drives robust fisheries and agricultural production in Cambodia and Vietnam. Despite the floodpulse’s poor performance so far, it is still possible to reach a normal expansion of nearly 20,000 square kilometers. A huge pulse of water which originated from flash floods in the upper Mekong is working its way into Cambodia and will cause more expansion over the coming weeks. For the past three years, the floodpulse has peaked in October.  


IMAGE OF THE WEEK

Watch the Songkhram River’s floodpulse

During the wet season, many parts of the Mekong Basin experience seasonal inundation similar to the Tonle Sap Lake. The annual floodpulse in Songkhram River, an undammed Mekong tributary in northeast Thailand, drives local fisheries and provides food and livelihoods for the people living along its 420-kilometer course. Like the Tonle Sap Lake, the Songkhram’s floodpulse has suffered. Recent flooding drove what appears to be a robust floodpulse process during the month of August, although further study is required to confirm this conclusion. This image shows a small portion of the Songkhram River near its mouth. For reference, the image is 50 kilometers wide.

Where is the water?

Last week we tracked a large net cumulative restriction of flow of over 1.3 billion cubic meters of water across 21 dams throughout the basin. Major restrictions came from Nuozhadu (CHN 304 million cubic meters), Nam Ngum 1 (LAO, 300 million cubic meters), Nam Ngiep 1 (LAO, 137 million cubic meters), and Nam Theun 2 (LAO, 143 million cubic meters), Theun Hinboun Expansion (171 million cubic meters), Ubol Ratana (THA, 248 million cubic meters), Yali Falls (VNM, 139 million cubic meters). These restrictions have a devastating effect on the Mekong’s fisheries and agricultural outputs, which rely on high river levels throughout the wet season.

Most Impactful Dams

River Levels

River levels along the Thai-Lao border are receding to below normal levels after high from extreme precipitation in August. River levels in Cambodia are increasing from upstream flooding. River levels in northern Laos and Thailand could increase at the end of the week as a result of an incoming tropical storm.

Chiang Saen Gauge
Stung Treng Gauge

Weather & Wetness

Most of the Mekong Basin is falling into extreme wet season drought conditions (red and orange). A few areas of isolated extreme wetness (blue) are likely the result of recent storms.

“Hiệp sĩ” lúa Võ Tòng Xuân

  


Sẽ không đầy đủ nếu gọi GS.TS Võ Tòng Xuân là nhà khoa học cây lúa. Bởi với ông, nghiên cứu không phải để làm dày lý lịch khoa học, mà để giảm đi những khó nhọc của người trồng lúa với những kỳ tích “kinh điển” thế giới. Trong đó không ít lần ông chấp nhận đánh đổi cả sự nghiệp…như vị “Hiệp sĩ” vì người trồng lúa.

“Giải thưởng danh giá này là thành tựu của nhiều thế hệ sinh viên và hàng triệu nông dân trồng lúa Việt Nam đã sát cánh cùng tôi trong nhiều năm qua” - GS.TS Võ Tòng Xuân đã chia sẻ tại lễ nhận giải thưởng VinFuture năm 2023.

GS Xuân là thế đấy, ngay cả khi đứng trên đỉnh vinh quang với tư cách là người Việt Nam đầu tiên được trao tặng giải thưởng VinFuture, ông vẫn luôn nghĩ về người trồng lúa. Người trồng lúa chiếm vị trí quan trọng trong tâm thức làm khoa học của GS Xuân suốt hơn nửa thế kỷ qua. Thậm chí, ông sẵn sàng từ bỏ công việc ổn định tại Viện Nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI) để về Việt Nam giúp nhà nông…

Do nhiều lý do khách quan, khi được học bổng Đại học Nông nghiệp Philippines, GS Xuân đã phải chọn ngành mía đường, nhưng trong lòng ông luôn trăn trở về những hình ảnh “một nắng hai sương” của người trồng lúa ở An Giang quê nhà. Vì thế, năm 1969, sau khi tốt nghiệp Thạc sĩ Nông hóa, ông đã xin vào làm việc tại Viện Nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI) để bổ sung kiến thức cây lúa.

“Đó là cả quá trình của sự kiên trì” - GS Xuân nhớ lại.

 

GS.TS Võ Tòng Xuân trong lần đi cầu khỉ bắc qua kênh nội đồng để khảo sát ruộng lúa.

 

Khi tìm đến Viện IRRI xin dự các lớp huấn luyện lúa, ông bị đòi hỏi “khó hơn lấy sao trên trời” như: giấy giới thiệu từ Chính phủ Việt Nam..., nhưng ông quyết không bỏ cuộc. Sau nhiều lần nài nỉ mà vẫn chưa được nhận lời, ông chuyển sang xin xỏ và tự đưa ra cam kết tự lo chỗ ăn, chỗ ở. Thấy ông thiết tha, Viện IRRI đồng ý cho học... dự thính. Cơ hội rất nhỏ, nhưng quá đủ để ông bắt đầu cho hành trình.

Do Viện mới thành lập, nên nội dung, cơ cấu chương trình huấn luyện chưa chặt chẽ. Trong khi đó, nhờ trước đó được Đại sứ quán Việt Nam tại Philippines mời làm thông dịch cho nhóm cán bộ Việt Nam sang dự khóa huấn luyện “Phương pháp huấn luyện cho người học nghề”, ông nắm được phương pháp dạy nghề tiên tiến từ các chuyên gia Hoa Kỳ. Vì vậy sau ngày học đầu tiên, ông gặp người quản lý góp ý... Bị thuyết phục sau khi nghe ông trình bày, vị này khuyến khích ông viết đề xuất. Bỏ cả đêm ra soạn, hôm sau ông đến sớm nộp trước khi vào lớp học rồi hồi hộp chờ… Cuối ngày, Giám đốc IRIR mời vào và đồng ý nhận ông làm việc ngay hôm sau.

 

Nghiên cứu sinh Võ Tòng Xuân trong thời điểm làm thí nghiệm cho luận án Tiến sĩ tại Nhật Bản. Ảnh NVCC

 

Như cá gặp nước, ông vừa học kinh nghiệm nghiên cứu, sản xuất lúa cao sản và gặt hái thành tựu quan trọng. Trong đó nổi bật là hoàn thành quyển sách đầu tay về cây lúa: “Cẩm nang huấn luyện kỹ thuật trồng lúa cao sản” (IRRI xuất bản). Công việc đang hanh thông thì bất ngờ năm 1971, ông tình nguyện về Việt Nam sau lời mời của GS Nguyễn Duy Xuân - Viện trưởng Đại học Cần Thơ. “Khi nhân duyên hội đủ thì quả thành” - GS Xuân nhớ lại. “Lúc gặp, GS Duy Xuân chỉ nói đúng 1 câu: Đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa gạo nên rất cần nhà khoa học am tường về cây lúa như tôi”.

Như hạt mầm được ươm ủ, chỉ cần có tác nhân là đâm chồi, lập thức GS Xuân về nước. Và đó không phải là lần duy nhất. Tháng 4/1975, sau khi bảo vệ luận án Tiến sĩ tại Nhật Bản, có nhiều sự lựa chọn cho cuộc sống cá nhân, nhưng ông lại chọn đường trở về để phục vụ sự nghiệp trồng lúa và hỗ trợ nhà nông.

“Lúc đó tôi nhận thức đây là cơ hội để nhân nhanh kiến thức tích lũy giúp bà con trồng lúa bớt cực nhọc… nên quyết định về nước không điều kiện”, ông kể.

Chính điều này đã giúp ông vượt qua mọi thách thức. Do trường mới thành lập, thu nhập chưa cao, ông phải nhận việc làm thêm để nuôi sống gia đình, nhưng nhiệt huyết cống hiến của ông luôn tràn đầy. Không chỉ phụ trách dạy 7 môn học, hằng năm ông còn phải hướng dẫn 20 sinh viên làm công trình tốt nghiệp. Nhưng ông không chỉ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, mà còn có nhiều sáng kiến mang tính đi đầu trên phạm vi thế giới. Đáng kể là việc soạn giáo trình môn “Phổ triển” - tiền thân của Bộ môn Khuyến nông ngày nay và sáng tạo ra nhiều mô hình “khuyến nông cộng đồng”, được xem là “kinh điển” trên phạm vi toàn cầu.

 

GS. TS Võ Tòng Xuân (trái ảnh) trong những ngày nghiên cứu thực địa cánh đồng tràm tại Đồng Tháp Mười. Ảnh: NVCC

 

Với vốn kinh nghiệm cộng tác với Đài phát thanh Philippines thời sinh viên, ông mạnh dạn đặt vấn đề với Đài phát thanh Sài Gòn xây dựng “Chương trình Gia đình bác Tám”. Trong đó, ông nhận trách nhiệm chuyên môn, kiêm diễn viên. Chương trình phát thanh lúc 5 giờ sáng hằng ngày phổ biến kỹ thuật nông nghiệp thông qua loại hình kịch ngắn hấp dẫn nên có sức cuốn hút rộng khắp, đến mức khi tham gia tiếp quản Đại học Cần Thơ sau ngày thống nhất đất nước, ông Nguyễn Kim Quang (sau đó trở thành Phó Hiệu trưởng đầu tiên của Đại học Cần Thơ) đã hỏi ngay: “GS Võ Tòng Xuân – gia đình bác Tám, còn đây không?”. Chính sự tín nhiệm năng lực này đã tạo cho GS Xuân thuận lợi để khai sinh mô hình khuyến nông mang thương hiệu Võ Tòng Xuân trong việc đánh thắng dịch rầy nâu năm 1976. Đây cũng chính là mấu chốt quan trọng giúp ông vượt qua 1.400 đề cử đến từ 90 quốc gia, vùng lãnh thổ để đạt Giải thưởng VinFuture năm 2023 dành cho nhà khoa học đến từ các nước đang phát triển.

Đầu năm 1976, nông dân đồng bằng sông Cửu Long rơi vào khốn khó khi hầu hết các giống lúa cao sản đương thời như: TN73-2, IR26 bị cháy rầy nâu biotyp 2. Nhiều nơi, nông dân phải bán cả bộ lư, thậm chí cả tủ thờ để cứu lúa nhưng không có tác dụng. Qua liên lạc, ông được Tiến sĩ Gurdev Khush (Viện IRRI) gởi 5gr hạt giống lúa IR36 qua đường bưu điện. Nên nhớ, lúc này giống lúa IR36 cũng được gởi đến nhiều quốc gia, nhưng chỉ ở Việt Nam mới gây được “tiếng vang toàn cầu” nhờ có GS Võ Tòng Xuân.

“Lượng lúa giống nằm gọn trong bao thư. Trong khi đồng bằng sông Cửu Long có hàng ngàn nhà nông cần. Vì vậy, để cứu nông dân, tôi phải nghĩ ra cách nhân giống nhanh nhất” - GS Xuân xúc động nhớ lại. Thế là phương pháp cấy 1 tép/bụi do chính GS Xuân sáng tạo ra đời. Khi cây lúa được 3 nhánh, tiếp tục tách ra, rồi cấy 1 tép/bụi... Với cách làm mới này, chỉ sau 3 tháng, từ 5gr hạt ban đầu, đã thu về 2 tấn giống.

Đến đây, ông lại khai sinh mô hình khuyến nông mà trước đó chưa từng có trên toàn cầu. Đó là thuyết phục lãnh đạo Đại học Cần Thơ chấp nhận “đóng cửa toàn trường” để đưa sinh viên giúp nông dân. Sau khi huấn luyện cấp tốc cho hơn 2.000 sinh viên 03 phương pháp cơ bản: sản xuất mạ, chuẩn bị đất cấy và kỹ thuật cấy lúa 1 tép/bụi, rồi mỗi nhóm mang 01kg lúa giống để cấy ra 1.000m2. Cách này trái với tập quán lâu đời nên vấp phải phản ứng rất quyết liệt. Tuy nhiên khi biết tác giả là “giáo sư của chương trình Gia đình bác Tám” thì nông dân tin tưởng làm theo. Nhờ đó, chỉ trong hai vụ trồng, giống IR36 đã phủ kín khắp các vùng lúa cao sản, nông dân trúng mùa. Trận đánh “giặc rầy nâu” do ông “tổng chỉ huy” không chỉ toàn thắng, mà còn ghi dấu son vào lịch sử khuyến nông thế giới khi được nhiều chuyên gia nông nghiệp xem như sự kiện kinh điển và thường xuyên dẫn chứng tại nhiều hội nghị toàn cầu, châu lục…

GS Sir Richard Henry Friend - Chủ tịch Hội đồng Giải thưởng VinFuture đã nhận định: “Từ giải thưởng của GS Võ Tòng Xuân cho thấy nhà khoa học Việt Nam hoàn toàn có thể sánh ngang với trí tuệ hàng đầu thế giới”.

Năm 2023 nhiều người Việt như nức lòng khi gạo ST25 lần thứ 2 đăng quang giải Gạo ngon nhất thế giới. Cái tên kỹ sư Hồ Quang Cua được nhiều người nhắc đến với tư cách là “cha đẻ” của giống lúa, nhưng ít ai biết rằng chính GS Võ Tòng Xuân - người từng đặt nền móng cho cây lúa xóa đói, lại là người đã đặt nền móng cho giống lúa chất lượng cao để tăng giàu cho người trồng lúa.

Chuyện bắt đầu từ năm 1990, sau nhiều lần bày tỏ lo lắng về chất lượng lúa Việt Nam ở tầm trung, khó chen chân vào phân khúc giá cao trên thị trường thế giới, ông đượcđồng nghiệp ở IRRI gởi tặng giống lúa Khao Dawk Mali 105 với thông tin gọn: hạt dài, thơm, ngon cơm... Biết đây là giống lúa triển vọng, ông nghĩ ngay đến Hồ Quang Cua – học trò cũ có niềm đam mê lúa giống ở Sóc Trăng. Không phụ lòng thầy, sau 4 năm mày mò, kỹ sư Cua cho ra đời thế hệ đầu tiên. Với ký hiệu ST, ngay lập tức giống lúa này được người tiêu dùng yêu chuộng vì chất lượng vượt trội và giới nghiên cứu giống quan tâm khi cải thiện thành công lúa “trung mùa” thành lúa cao sản ngắn ngày, nhưng vẫn giữ được mùi thơm, thậm chí là thơm hơn cả lúa bố mẹ khi thành công việc đưa mùi thơm của “nếp cái hoa vàng” thay mùi thơm cũ.

Cứ thế, sau mỗi lần cải tiến, chất lượng lúa ngày càng được cải thiện hơn. Và khi đến dòng thứ 20 thì ST đã vang danh cả nước. Và một lần nữa, người “cha nuôi” Võ Tòng Xuân lại tìm cách hỗ trợ học trò cưng đưa “đứa con tâm huyết” vươn ra khỏi ao làng. Cuối năm 2016, ông đưa đoàn công tác nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng sang Campuchia học kinh nghiệm quốc gia có 3 năm liên tiếp đạt giải Gạo ngon nhất thế giới. Chuyến đi đã giúp ông Cua có thêm động lực để mạnh dạn “ra biển lớn”. Ngay trong lần “đem chuông đánh xứ người” gạo ST đã đạt giải Ba tại cuộc thi “Gạo ngon nhất thế giới năm 2017”. Sang năm 2019, với sự “hộ tống” trực tiếp của GS Xuân, ST25 lần đầu đưa tên Việt Nam lên vị trí quán quân và thành tích này lại tiếp tục lặp lại vào năm 2023.

Sẽ không đầy đủ nếu gọi GS Xuân là nhà khoa học cây lúa. Bởi với ông, nghiên cứu không phải đề làm dày lý lịch khoa học, mà để hướng tới giảm bớt khó nhọc cho nhà nông. Để tạo sức hút cho chương trình khuyến nông cho nhà nông vùng sâu, những ngày đầu thống nhất đất nước, GS Xuân đã sáng tạo ra mô hình “Khuyến nông - văn nghệ”. Với sự kết hợp độc đáo các tiết mục văn nghệ xen với nội dung khuyến nông, trong đó GS Xuân đảm trách nhiệm vụ nhạc công (trống và mandolin), chương trình vừa tạo sân giải trí lành mạnh, vừa chuyển tải thông tin cần thiết giúp nhà nông trồng lúa tốt, đã thu hút nhiều nhiệt tình đón nhận.

Tuy nhiên, với mong muốn “phủ sóng” rộng hơn, đầu năm 1978, ông đã mạnh dạn tìm đến Đài Truyền hình TP HCM đặt vấn đề hợp tác Chương trình Khoa học kỹ thuật nông nghiệp, trong đó ông trực tiếp viết kịch bản, kiêm đóng kịch. Biết được khả năng của GS qua Chương trình Gia đình bác Tám năm xưa, nhà đài đồng ý ngay. Tuy chỉ phát 1 lần/tuần với thời lượng 30 phút, nhưng do được chuyển hóa những kiến thức khoa học thành lời ăn tiếng nói ngày thường nên chương trình nhanh chóng thu hút khán giả đến mức sau này, khi nhắc lại, Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã ví von là “làm ế cả chương trình cải lương” - loại hình giải trí yêu thích của đa số người dân đồng bằng sông Cửu Long.

 

GS.TS Võ Tòng Xuân trực tiếp thăm đồng và kiểm tra sinh trưởng cây lúa 

tại vùng Đồng Tháp Mười thuộc huyện Tân Hồng (Đồng Tháp). 

Ảnh: Thanh Mai

 

Không chỉ dốc hết tâm huyết cho “khuyến nông nhân dân” để nghề trồng lúa của nhà nông phát triển bền vững trong bối cảnh “cung vượt cầu”, GS Xuân đã đưa ngọn gió khuyến nông vào tận hội trường Quốc hội để đòi công bằng cho người trồng lứa trong bối cảnh cây lúa đang có dấu hiệu quá tải trước làn sóng “trồng lúa bằng mọi giá”.

“Tại kỳ họp tháng 6/1980 của Quốc hội, bằng những minh chứng khoa học cụ thể, tôi đã phê phán nhiều địa phương phá rừng tràm để lập các vùng lúa bằng mọi giá. Trong đó đặc biệt nhấn mạnh: Nếu không tuân thủ quy luật tự nhiên, quy luật thị trường, cách làm này không chỉ lãng phí ngân sách, đánh mất môi trường sinh thái mà còn làm nhụt chí người trồng lúa” - GS Xuân nhớ lại. “Khi nói, tôi thấy bên dưới nhiều người bồn chồn, lo lắng ra mặt, vì dám phê trung ương. Tuy nhiên khi phát biểu xong, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm văn Đồng ngoắc lại “trách”: Chuyện rõ ràng, khoa học vậy sao không nói sớm với tôi để bớt lãng phí!”

Thậm chí có nhiều vấn đề, vì quyền lợi nhà nông, ông đã can đảm ngăn lại vào “phút 89”. Đó là sự kiện góp ý dự án Luật Thuế nông nghiệp vào tháng 6/1991. Do bận họp tại Đại học Harvard (Mỹ), GS Xuân về nước thì Quốc hội đã gần đi đến nhất trí với dự án. Thấy có nhiều điểm bất lợi cho nông dân, GS dành trọn đêm nghiên cứu số liệu điều tra nông hộ của 7 vùng sinh thái Việt Nam để chứng minh: Nếu tính thuế theo dự án luật, thì nông dân khó có lãi... “Sáng hôm sau, vào hội trường, sau khi trình bày những số liệu minh chứng cụ thể, tôi đề xuất: Xin Quốc hội không thông qua” - GS nhớ lại. “Sau khi nghe xong, Thủ tướng Đỗ Mười đồng ý rút lại dự án để nghiên cứu tiếp”.

 

GS.TS Võ Tòng Xuân chia sẻ với nông dân vùng Tứ giác Long Xuyên về giống lúa hạt tròn. 

Ảnh: Thanh Mai

 

Thậm chí, khi mắt thấy tai nghe người dân khố khó vì cơ chế bao cấp lạc hậu, ông đã dũng cảm “xé rào” và ông suýt đánh đổi cả sự nghiệp làm khoa học của mình. Chuyện xảy ra vào dịp 2/9/1980. Đã 45 năm trôi qua, nhưng GS Xuân vẫn xúc động khi nhắc đến thời khắc ông và nhiều cộng sự là lãnh đạo Đài Truyền hình TP HCM (ông Huỳnh Văn Tiểng), Đài Truyền hình Cần Thơ (ông Lưu Thành Tâm) và Ủy ban Phát thanh - Truyền hình Việt Nam (ông Trần Lâm) suýt bị kỷ luật do đã “chạm” vào chủ trương hợp tác hóa nông nghiệp, vốn được xem như biểu tượng ưu việt...

“Năm 1979, khi nghiên cứu việc trồng lúa toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long, nhóm làm việc chúng tôi nhận thấy khó đưa tiến bộ khoa học vào đồng ruộng... Do chính sách hợp tác hóa nông nghiệp đã nảy sinh hệ lụy “cha chung không ai khóc” làm giảm năng suất lao động, kèm hãm đồng đất và hệ lụy là đất rộng cò bay thẳng cánh, nhưng nông dân chẳng những không đủ lúa để làm nghĩa vụ lương thực, mà cũng không đủ để ăn hằng ngày...”, GS Xuân nhớ lại.

Tuy nhiên, qua hướng dẫn của ông, một số tập đoàn sản xuất - điển hình nhất là Tập đoàn Sản xuất số 9 ấp Lung Đen, xã Kế An, huyện Kế Sách (Hậu Giang - nay là Sóc Trăng) thực hiện sản xuất theo kiểu “khoán sản phẩm”. “Sau khi được GS Xuân bày cách, hướng dẫn, chúng tôi âm thầm trả đất về chủ cũ, lập tức lúa thóc đầy bồ”, ông Trần Văn Minh - nguyên Tập đoàn trưởng Tập đoàn Sản xuất số 9 nhớ lại. Từ kết quả này, nhân dịp kỷ niệm Quốc khánh 2/9, tổng kết nông nghiệp 5 năm thống nhất đất nước, GS mạnh dạn đưa mô hình “khoán” này lên chương trình truyền hình. Bị chạm “nọc”, lãnh đạo Ban Hợp tác hóa Trung ương lập tức gửi công điện đến các tỉnh cho rằng đây là mô hình “phản động”...

“Ngay buổi sáng hôm sau, anh Hai Chung - Võ Văn Chung - nông dân Tiền Giang cộng tác rất nhiệt tình với tôi từ năm 1977, đón xe đò lên Cần Thơ để bí mật kêu tôi... bỏ trốn, vì lãnh đạo tỉnh bảo chú Ba (GS Xuân) đã phạm tội phản động...” - GS Xuân bồi hồi. “Về mặt khoa học, thực tiễn thì không ngại. Còn mình làm vì dân mà nếu có bị “chụp mũ”, mất hết sự nghiệp cũng không có gì hối tiếc”.

Với suy nghĩ đó, GS Xuân đã không chọn bỏ trốn… May mắn là tại phiên họp tháng 4/1981, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã thừa nhận “tồn tại” của mô hình hợp tác hóa và nhận ra những điểm mạnh của mô hình “khoán sản phẩm” rồi ban hành Chỉ thị số 100. Sau này, nhiều người gọi là “khoán 100”, được xem là sự cởi trói đồng đất, mở ra cuộc cách mạng lúa gạo ngày nay.

Giờ đây bước sang tuổi 85, sau lần trải qua bạo bệnh, sức khỏe giảm nhiều, nhưng trong ông vẫn nóng hổi nhiệt huyết vì nhà nông. “Tôi dành toàn bộ số tiền thưởng gần 6 tỉ đồng để lập Quỹ học bổng chăm lo con em nhà nông” - GS Xuân khiến tôi bất ngờ với tâm thức vì nông dân đến trọn đời người của mình. Theo đó, 2/3 hỗ trợ vào Quỹ học bổng Võ Tòng Xuân do các cựu sinh viên của ông chung tay sáng lập vào dịp kỷ niệm 55 năm thành lập Trường Nông nghiệp Cần Thơ (1968-2023) với mục đích hỗ trợ sinh viên viên đam mê ngành Nông nghiệp. Phần còn lại lập Quỹ hỗ trợ cho sinh viên tình nguyện học ngoại ngữ để dạy chương trình song ngữ tại các trường tiểu học, đặc biệt là các trường vùng nông thôn… Như vậy ngay cả khi không còn băng đồng, lội ruộng, không còn “trà đá” chuyện trồng lúa với nông dân, GS Võ Tòng Xuân vẫn vươn sự chăm lo của mình đến nhà nông và cả thế hệ tương lai của họ với tâm thế mới: làm ruộng với tri thức mới và nói được cả tiếng Tây, chìa khóa để mở cửa tri thức thời hội nhập toàn cầu.

Phóng sự của THANH MAI

Ảnh: THANH MAI

Clip: THANH MAI - TUYẾT HẰNG

Đồ họa: AN NHIÊN

 

SOURCE:

https://laodongcongdoan.vn/hiep-si-lua-vo-tong-xuan-103101.html

GOOGLE DRIVE’S LINK by LymHa:

https://docs.google.com/document/d/1Qn7ZrwwIxNic-zJV6mmUavyOsBb0vUN9/edit#heading=h.gjdgxs

.