Sunday, March 17, 2024

UNESCO VẼ BẢN ĐỒ SỨC KHỎE CỦA SÔNG MEKONG VÀ CÁC CỘNG ĐỒNG Ở LUANG PRABANG

(UNESCO maps the health of the Mekong River and its communities in Luang Prabang)

UNESCO – Bình Yên Đông lược dịch

4 March 2024

 

[Ảnh: Wisa Fink]

 

Cải thiện việc theo dõi Mekong và môi trường của Luang Prabang sẽ giúp chánh quyền không những hiểu những điều kiện hiện nay của khu vực mà còn tương lai tiềm tàng của nó

 

Giới chức di sản của Luang Prabang đang cộng tác với UNESCO và  dự án Văn hóa Mekong WELL của Đại học Tiểu bang Michigan để nâng cao việc vẽ bản đồ của sông Mekong trong Luang Prabang, với mục tiêu chánh là để hỗ trợ việc theo dõi và quản lý khu Di sản Thế giới và các cộng đồng của nó.  Những hoạt động cũng được hỗ trợ của Bộ Văn hóa của chánh phủ Pháp qua Trung tâm Di sản Thế giới UNESCO.

Sông Mekong và một phụ lưu của nó, sông Nam Khan, cả 2 chảy qua trung tâm của Di sản Thế giới.  Việc cộng tác hiện nay nhằm để hỗ trợ cho việc theo dõi và quản lý vị trí bằng cách thu thập dữ kiện về các yếu tố môi trường và xã hội, kể cả thay đổi khí hậu, đang ảnh hưởng sự toàn vẹn lịch sử của khu.  Với dữ kiện hạn chế của những yếu tố quan trọng nầy hiện được thu thập, việc cộng tác tìm cách để bảo đảm việc bảo vệ và bảo tồn khu di sản trong dài hạn.

 

[Ảnh: Wisa Fink]

 

Cư dân địa phương cũng như các nhà khoa học đã ghi nhận những thay đổi gần đây của sông.  Theo sau việc hoàn tất đập Xayaburi trong năm 2019 – khoảng 120 km về phía hạ lưu của Luang Prabang – mực nước của sông Mekong đã dâng lên quanh năm, thay vì cho thấy những dao động theo mùa thông thường, đã ảnh hưởng đến việc tiếp xúc của cộng đồng với sông cho những nghi lễ di sản truyền thống chẳng hạn như xây những chùa bằng cát nhiều màu để đón mừng Năm mới của Lào mỗi tháng 4.  Cải thiện chế độ theo dõi sông và môi trường ven sông của Luang Prabang sẽ giúp các giới chức hiểu rõ hơn không những tình hình hiện nay, mà còn những ảnh hưởng tiềm tàng trong tương lai đối với khu di sản từ các yếu tố thiên nhiên chẳng hạn như thay đổi khí hậu, cũng như những yếu tố liên quan đến con người chẳng hạn như Dự án Thủy điện Luang Prabang, được mong đợi hoàn tất trong năm 2027.

Sáng kiến nầy là một phần đáp ứng của Lào PDR với những đề nghị từ Sứ mạng Theo dõi Phản ứng 2022 được thực hiện bởi Trung tâm Di sản Thế giới và ICOMOS, nhằm để hỗ trợ Lào PDR trong việc xác định những ưu tiên để tăng cường việc bảo vệ thị trấn Di sản Thế giới nổi tiếng.  Sứ mạng đã đề nghị rằng hệ thống theo dõi và quản lý cho khu Di sản Thế giới Luang Prabang được nới rộng để bao gồm những khía cạnh khác của di sản là một phần của Giá trị Nổi bật Phổ biến của khi di sản.  Ngoài những kiến trúc truyền thống và thực dân nổi tiếng, Luang Prabang cũng có di sản sống phong phú, cũng như di sản thiên nhiên, cả 2 quyện vào trong di sản được tạo nên của nó.

 


[Ảnh: Wisa Fink]

 

Từ tháng 10 đến tháng 11 năm 2023, giới chức di sản Luang Prabang đã làm việc với Tiến sĩ Wisa Fink, một nhà nghiên cứu liên ngành hàng đầu trong nhóm dự án Văn hóa Mekong WELL để thực hiện tham vấn cộng đồng và hội thảo công tác vẽ bản đồ văn hóa.  Các giới chức địa phương và thành viên của cộng đồng gồm có ngư dân, nông dân, lái đò, thợ đồ gốm và giới trẻ chia sẽ ký ức và quan sát về sông và lối sống ven sông của họ.

Các thành viên của cộng đồng lưu ý rằng sông từ lậu là một nguồn sống của người dân Luang Prabang, vì những thủy lộ nầy đã duy trì đủ loại cá, cũng như rong nước ngọt được dùng làm món ăn ngon như rong biển của địa phương là kaipean.  Bờ sông phì nhiêu cũng thường được dùng để canh tác.  Cư dân trong hội thảo công tác đã quan sát rằng trong nhiều năm, kích thước, tính đa dạng và mùi vị của cá đã thay đổi đáng kể.  Họ cũng lưu ý thêm rằng một sự sụt giảm trong dân số của di ngư.  Tương tự, kai sông, từng có rất nhiều ở trong vùng nước địa phương – nhất là ở Nam Khan – không còn thịnh hành và phải lấy từ những làng khác.  Những lề lối cúng bái liên quan với sông vẫn còn tiếp diễn, chẳng hạn như thủ tục cúng bái thần naga uy lực được nói là sống ở nhiều nơi dọc theo Mekong khi nó chảy qua Luang Prabng, ngay cả thế hệ trẻ hơn ít tham gia vào truyến thống, và những đồng cốt thần linh hiện nay đang già đi.

 

[Ảnh: Wisa Fink]

 

Ngoài việc thu thập dữ kiện dựa trên cộng đồng, dự án cũng được thực hiện một phân tích dữ kiện cần thiết và xác định nhiều nguồn dự kiện, gồm có dữ kiện viễn thám và dữ kiện theo dõi khoa học liên quan đến mực nước được duy trì bởi Bộ Tài nguyên và Môi trường.  Qua việc cộng tác nhiều thành phần trong tương lai, dữ kiện như thế có thể kết hợp vào hệ thống theo dõi cho Luang Prabang qua khuôn khổ của kế hoạch quản lý Di sản Thế giới chánh thức của khu di sản.  Plan de Sauvegard et de Mise en Valeur (Kế hoạch Bảo vệ và làm Nổi bật), và GIS và những tóm tắt di sản kèm theo.  Cùng nhau, tin tức thêm như thế sẽ giúp tăng cường việc bảo vệ lâu dài thị trấn Di sản Thế giới Luang Prabang.

No comments:

Post a Comment