Sunday, March 31, 2024

CÁC LOẠI CÁ CỦA SÔNG MEKONG ĐANG SUY GIẢM LÀ MỘT ‘TIẾNG CHUÔNG ĐÁNH THỨC CẤP BÁCH’ ĐỂ HÀNH ĐỘNG, CÁC NHÀ BẢO TỒN NÓI

(Mekong River’s declining fish species an ‘urgent wake-up call’ for action, conservationists say)

Tom Fawthrop – Bình Yên Đông lược dịch

South China Morning Post – 22 March 2024

 


·                     Các loại cá có nguy cơ tuyệt chủng cao đang ở bên bờ vực, khi việc xây cất đập dọc theo Mekong cắt đứt hệ sinh thái mà hàng triệu người dựa vào

·                     Các chuyên viên nói các chánh phủ, nhà đầu tư và những cố vấn chánh sách phải tìm một hiệp ước để cứu những chủng loại nầy, và đề nghị những dự án đập nhằm để ‘tạo lợi nhuận cho một vài người’

Các nhà bảo tồn đã đề nghị một kế hoạch phục hồi cuối cùng để cứu đa dạng sinh học “không thể thay thế” của sông Mekong, khi việc xây đập không ngừng nghỉ ở Trung Hoa và Lào làm xáo trộn dòng phù sa và lề lối sinh sản của cá vô cùng quan trọng để giữ cho hàng chục loại cá đang lâm nguy khỏi tuyệt chủng.

Giá trị kinh tế của thủy sản Mekong – qua đó 40 triệu người dựa vào khi nó uốn khúc trên 4.900 km từ nguồn ở Trung Hoa đến Đồng bằng sông Cửu Long ở Việt Nam – cũng tụt xuống khi việc phát triển cắt đứt hệ sinh thái của sông, theo một nghiên cứu gần đây được công bố bởi khoảng 2 chục tổ chức bảo tồn do NGO WWF cầm đầu.

Tổng cộng có 74 chủng loại được liệt kê như có nguy cơ tuyệt chủng trong nghiên cứu “Những Con cá bị Bỏ quên của Mekong và Kế hoạch Khẩn cấp để Cứu Chúng (Mekong’s Forgotten Fishes and Emergency Plan to Save Them).”  Có 18 chủng loại trong Danh sách Đỏ có nguy cơ tuyệt chủng cao, gồm có cá tra dầu và cá đuối nước ngọt khổng lồ - hai loại cá nước ngọt lớn nhất trên thế giới – cũng như cá trê, anabas testudineus, được biết có thể rời nước và “đi” trên mặt đất.

 

Một con cá đuối khổng lồ nặng 300 kg được tìm thấy ở Cambodia. [Ảnh: Handout]

 

“Sự suy giảm báo động của dân số cá trong Mekong là tiếng chuông đánh thức cấp bách cho hành động để cứu những loại cá khác thường nầy – và quan trọng khác thường – là trụ cột không chỉ cho xã hội và kinh tế trong khu vực mà còn cho sức khỏe của hệ sinh thái của Mekong,” Lan Mercado, Giám đốc Khu vực Á Châu-Thái Bình Dương của WWF, nói.  Sự suy giảm rõ rệt trong thủy sản phần lớn được các chuyên viên quy cho 12 đập của Trung Hoa trên sông Lancang (thượng lưu Mekong), và 2 đập ở hạ lưu của Lào – đập Xayaburi do Thái Lan xây và đập Don Sahong do Sinohydro, đại diện cho nhà phát triển Malaysia, xây – đã gây thiệt hại lớn lao cho hệ sinh thái.

Ngư dân trong các tỉnh Mekong ở đông bắc Thái Lan, sống ở hạ lưu từ đập Xayaburi ở láng giềng Lào, nói họ mất đến 70% số cá đánh được kể từ khi dự án thủy điện bắt đầu hoạt động trong tháng 10 năm 2019.

Các lưới cá trống rỗng đã tàn phá nhiều cộng đồng ven sông, cướp đi chất đạm và dinh dưỡng cân thiết của trẻ con, cũng như buộc ngư dân tìm công việc khác.

 

Dân làng Thái bị ảnh hưởng bời việc xây cất đập Xayaburi trên hạ lưu sông Mekong ở Lào tham dự một cuộc biểu tình ở Bangkok ngày 7 tháng 8 năm 2012. [Ảnh: AFP]

 

Sáu bước để cứu cá sông

WWF và các đối tác nói các chánh phủ, các nhà đầu tư vào các đập và những cố vấn chánh sách phải nghĩ ra một thỏa thuận để cứu các chủng loại sông, đề nghị 6 bước, gồm có bảo vệ những sông chảy tự do, phục hồi những nơi cư trú quan trọng chẳng hạn như các đồng lụt và chấm dứt quản lý tài nguyên không khả chấp, nhất là khai thác cát.

Các chuyên viên quy cho việc thay đổi nhanh chóng đối với nơi cư trú của chủng loại cá, đã tiến hóa trong hệ thống sông từ hàng ngàn năm, đối với các đập đổ xuống hệ thống sông, bắt đầu với việc điều hành 12 đập của Trung Hoa trên thượng lưu Mekong và thêm 2 đập đang hoạt động của Lào ở hạ lưu.

“Nghiên cứu đã cho thấy rõ rằng các đập thủy điện đã là lý do chánh yếu làm mất các sông chảy tự do,” Richard Friend, Phó Giảng sư của Đại học York ở Anh, nói với This Week in Asia.

“Đe dọa lớn nhất là thủy điện”: 1 trong 5 loại cá Mekong đối mặt với tuyệt chủng

Các dự án thủy điện phá vỡ dòng chảy của sông, ngăn chận việc di chuyển của phù sa vô cùng quan trọng nuôi dưỡng sông và những vùng lân cận, cũng như ngăn chận các loại di ngư ở phía sau bức tường đập, mặc dù có những nỗ lực của những nhà xây đập để thiết kế ‘những thang cá’ đột phá để cho phép chúng đi qua.

Dữ kiện kinh tế của Bộ phận Thủy sản của Ủy hội Sông Mekong (MRC) cho biết số cá đánh được hàng năm của 4 quốc gia hạ lưu Mekong là Cambodia, Lào, Thái Lan và Việt Nam, có trị giá 11 tỉ USD trong năm 2015.  Con số đó sụt xuống 3 tỉ USD trong vòng 5 năm từ việc cạn kiệt của số cá.

Mặc dù MRC nói chuyện thường xuyên với các nhà phát triển đập, các bên liên hệ từ các cộng đồng đánh cá và các nhóm bảo tồn hiếm khi được mời đến bàn.

“Rất đáng kể khi ngư dân bị loại ra, và MRC chưa bao giờ tham vấn họ,” Friend nói, người cũng là một cựu cố vấn của MRC.  Bản vẽ phục hồi cá khẩn cấp cũng kêu gọi quy hoạch bao gồm, với sự tham gia đầy đủ cùa chuyên viên và các cộng đồng đánh cá địa phương.

“Chuyển biến: chia sẻ dữ kiện cho sông dài nhất Đông Nam Á bắt đầu mạnh mẽ

Chánh phủ Cộng sản của Lào không có bờ biển, đã hô hào để năng cao kinh tế của quốc gia một phần bằng cách trở thành “Bình điện của Á Châu”, được kết hợp với các kế hoạch thủy điện do Thái, Trung Hoa và Nam Triều Tiên phát triển.  Nhưng những câu hỏi về nhu cầu điện được sản xuất đang chồng chất.

Thái Lan đang mua điện của đập Xayaburi của Lào, và sẽ là khách hàng chánh của 7 đập nữa đang được dự trù đặt một chướng ngại cho việc thực hiện bất cứ kế hoạch mới nào để bảo tồn thủy sản.

“Thái Lan có nguồn cung cấp điện thâng dư lớn lao, với một mức dự trữ 45% trong năm 2023,” Gary Lee, phối trí viên khu vực Mekong của International Rivers (Sông ngòi Quốc tế), nói.  “Động cơ then chốt không phải là nhu cầu năng lượng và an ninh, nhưng thay vào đó là tạo lợi nhuận cho một vài người bằng cái giá của nhiều cộng đồng Mekong dựa vào sông.”

Trong trường hợp của đập Luang Prabang hiện đang được xây cất, chánh phủ Lào đã bác bỏ một đề nghị của các chuyên viên Liên Hiệp Quốc để ngưng việc xây cất vì nó có thể gây nguy hiểm cho Khu Di sản Thế giới UNESCO và ven sông được bảo vệ.

MRC không có quyền kiểm soát và quyền phủ quyết giữa các quốc gia thành viên có những ưu tiên kinh tế khác nhau mặc dù chia sẻ tài nguyên sông.  Nhưng, trong sự vắng mặt của một bộ phận khác để quản lý sức khỏe của sông, những nhà phê bình MRC thúc giục một đường lối đặt chân trước  để bảo vệ môi trường thay vì làm dễ dàng cho các nhà phát triển.

“Các đập thật sự không khả chấp.  Đã quá trễ để MRC sử dụng khoa học được quần chúng tài trợ của chính mình để nghi vấn về thủy điện khả chấp,” Philip Hirsch, một chuyên viên về Mekong và nguyên giảng sư của Đại học Sydney, nói với This Week in Asia.

 

Đập Xayaburi.  Những ngư dân nói đập nầy trên hạ lưu Mekong đã hủy hoại số cá đánh được của họ. [Ảnh: Handout]

 

Cambodia có thể là một điểm sáng, các nhà vận động nói, sau khi nước nầy bác bỏ 2 đập quan trọng dọc theo khúc sông từ biên giới Lào đến tỉnh Kratie qua một tuyên cáo trong năm 2020 để ngưng xây đập.

Các nhà bảo tồn đã ca ngợi quyết định của Cambodia để bảo vệ vùng đa dạng sinh học quan trọng toàn cầu, có khoảng 80 cá heo Irrawaddy và 41 loại cá có nguy cơ tuyệt chủng cao.

“Tin tức tốt là nó không quá trễ để phục hồi Mekong, và mang cá của nó trở lại từ bờ vực,” Zeb Hogan, một nhà sinh học cá, một nhà thám hiểm và nhà nghiên cứu hàng đầu của dự án nghiên cứu Wonders of the Mekong (Những Kỳ quan của Mekong), đã tài trợ cho phúc trình.

Nhưng vì thiếu sự cấp bách từ cộng đồng quốc tế đã cảnh báo các nhà nghiên cứu, nói rằng thời gian gần hết nhanh chóng để duy trì một dòng sông lành mạnh.

“Hãy tưởng tượng những chống đối nếu ruộng lúa đang nuôi dưởng 40 triệu người đang biến mất!  Tôi đoán rằng đó là một phần của vấn đề của những nhà lấy quyết định,” Richard Lee, người cầm đầu Thủy sản Nước ngọt của WWF, nói.  “Thủy sản của Mekong không thể thay thế được.  Không phải lúc để la hét ở địa phương, khu vực và toàn cầu về thủy sản đang biến mất của Mekong?”

 

No comments:

Post a Comment