Ở đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam, sức hấp dẫn của việc di chuyển đến các thành phố càng trở nên mạnh mẽ hơn trong bối cảnh biến đổi khí hậu
Nguồn: https://apnews.com/article
Cù Tuấn, biên dịch
13/3/2024
GOOGLE DRIVE’S LINK by Lymha (To see photos):
https://docs.google.com/document/d/1P5JZfijrqpQiM4NNMy3JAguA2exmydZ-f0rGJigTHiY/edit
CẦN THƠ, Việt Nam (AP) – Đỗ Bảo Trân và Đỗ Hoàng Trung, cặp song sinh 11 tuổi lớn lên trên một ngôi nhà thuyền ọp ẹp ở đồng bằng sông Cửu Long, có những ước mơ. Trân yêu K-pop, xem video vào ban đêm để học tiếng Hàn và rất muốn đến thăm Seoul. Trung thì muốn trở thành ca sĩ.
Nhưng hy vọng của hai đứa trẻ là “không thực tế”, Trung nói: “Cháu biết mình sẽ phải lên thành phố để kiếm sống”.
Những giấc mơ như vậy thường tan biến nhanh ở vùng sông Mekong, nam Việt Nam, một trong những khu vực dễ bị ảnh hưởng bởi khí hậu nhất trên thế giới.
Đối với người nghèo, tương lai là cực kỳ không chắc chắn. Báo cáo về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc năm 2022 cảnh báo sẽ có thêm lũ lụt vào mùa mưa và hạn hán vào mùa khô. Việc khai thác nước ngầm và cát để xây dựng không bền vững đã khiến vấn đề trở nên tồi tệ hơn. Và với mực nước biển dâng cao gặm nhấm rìa phía nam và các con đập bao quanh thượng nguồn sông Mekong, khiến việc canh tác ở vùng đồng bằng màu mỡ này ngày càng khó khăn hơn. Theo báo cáo năm 2020 của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, đóng góp của vùng này vào GDP của Việt Nam đã giảm từ 27% năm 1990 xuống dưới 18% vào năm 2019.
Sức hút của các thành phố, nơi công ăn việc làm tại các nhà máy hứa hẹn mức lương tốt hơn, thường là điều khó có thể cưỡng lại đối với 17 triệu dân trong khu vực sông Mekong này.
Bà mẹ đơn thân của cặp song sinh, Đỗ Thị Sơn Ca, đã lên TP.HCM tìm việc làm ngay sau khi các con chào đời. Cô để lại hai con mình cho mẹ, bà Nguyễn Thị Thủy, 59 tuổi, nuôi nấng. Không đủ tiền thuê đất, gia đình nhỏ này phải sống trên một con thuyền nhỏ kể từ đó.
Bà Thủy thuê một chiếc thuyền nhỏ hơn để bán thịt và bánh bao tại chợ nổi Cái Răng, chợ nổi lớn nhất ở đồng bằng sông Cửu Long. Bà thức dậy trước bình minh để hấp bánh trong chiếc bình kim loại trên lò than hồng rực đặt giữa thuyền, đứng ở mũi thuyền và kéo một đôi mái chèo to bản để đi ra chợ.
Vào những ngày thuận lợi, bà kiếm được khoảng 100 nghìn đồng (4 USD) – gần như không đủ để mua thức ăn. Cặp song sinh đã nghỉ học trong hai năm khi bà của chúng không thể trả học phí và mẹ của chúng, đang vật lộn ở thành phố, cũng không thể giúp gì được. Giờ đây, ngôi nhà thuyền trên sông Hậu, nơi ẩn náu duy nhất của họ, lại đang cần được sửa chữa khẩn cấp với chi phí đắt đỏ và bà Thủy đang tự hỏi làm cách nào để kiếm được 4,2 triệu đồng (170 USD) trước mùa mưa.
“Các cơn bão ngày càng dữ dội hơn”, bà Thủy nói. Vào mùa mưa, mưa lớn khiến bà có thể phải bơm nước với công suất lớn để con thuyền không bị chìm. Lũ lụt buộc bà Thủy phải di chuyển thuyền sang một con kênh lớn hơn để tránh bị va đập nếu bà vẫn neo đậu thuyền sát bờ, nhưng con kênh lớn hơn lại tiềm ẩn những rủi ro vì sóng lớn hơn.
Việc rời bỏ sông Mekong đến các thành phố lớn hơn hoặc thậm chí ra nước ngoài để có triển vọng tốt hơn không phải là điều mới. Nhưng số người di cư ròng – sự khác biệt giữa số người di cư khỏi vùng đồng bằng và số người chuyển đến – đã tăng hơn gấp ba lần sau năm 1999. Các chuyên gia cảnh báo rằng lý do khiến người dân quyết định di cư là rất phức tạp và khó biết biến đổi khí hậu có vai trò lớn đến mức nào trong việc này.
Mimi Vu, chuyên gia về buôn bán và di cư tại TP.HCM, cho biết: “Biến đổi khí hậu vừa là chất xúc tác vừa là tác nhân thúc đẩy quá trình di cư”. Bà nói: “Nó đã ảnh hưởng đến sinh kế và làm trầm trọng thêm sự bất bình đẳng ở một khu vực vẫn còn kém phát triển hơn các vùng khác của Việt Nam. Khu vực này thiếu nền tảng phát triển vững chắc như tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cao, khả năng tiếp cận nước sạch thường xuyên và chăm sóc sức khỏe đầy đủ”.
“Mọi thế hệ đều vẫn phải vật lộn kiếm sống”, bà nói.
Và việc chuyển đến thành phố cũng không đảm bảo được điều gì.
Sơn Ca, mẹ của cặp song sinh trên có khởi đầu mới khi chuyển đến TP.HCM. Cô đã tìm được việc làm ở một xưởng may, kết hôn và sinh con. Nhưng cuối cùng cả cô và chồng đều bị sa thải — trong số hàng nghìn công nhân ở Việt Nam bị mất việc vì đơn hàng ở nước ngoài thấp. Kể từ đó họ đã chuyển về sống tại làng quê của chồng. Sơn Ca mới chỉ 34 tuổi, chưa học xong và đang tìm việc làm nhưng không biết tiếp theo sẽ làm gì.
“Gia đình tôi nghèo. Vì thế tôi không nghĩ quá xa về tương lai. Tôi chỉ hy vọng các con tôi có thể được học hành đầy đủ”, Sơn Ca nói.
Hiện tại, cô sẽ không thể giúp đỡ gia đình đóng học phí hay sửa chữa thuyền và cũng không được gặp các con vào dịp Tết Nguyên đán.
Vũ, chuyên gia về di cư, cho biết những công nhân lớn tuổi trở về quê hương sau khi bị sa thải thường là không muốn quay trở lại thành phố nơi họ “đã không còn nhìn đời qua lăng kính màu hồng” bởi cuộc đấu tranh sinh tồn hàng ngày.
Trong số đó có Phạm Văn Sang, 50 tuổi, từng rời quê hương Bạc Liêu đến TP.HCM ở độ tuổi 20 sau khi thời tiết khó lường khiến việc trồng lúa và nuôi tôm không còn khả thi.
Ngày nay, ông Sang và vợ, bà Lương Thị Út, 51 tuổi, quay trở lại sống trong một căn phòng rộng khoảng 100 feet vuông (9,2 mét vuông), chứa đầy những thứ họ cần để vận hành một xe bán bún cho công nhân nhà máy trong thành phố. Ông nói món chính của ông là món bún cá đậm đà hương vị đồng bằng sông Mekong mà theo ông, món này mang đến cho những người công nhân nhà máy vốn thường xuyên nhớ nhà có được “sự thoải mái” với món ăn có hương vị của cuộc sống xưa cũ của họ.
Sang cho biết ông bị ám ảnh bởi những kỷ niệm về quê hương, tuổi trẻ ở quê, nuôi tôm cùng gia đình. Ông nói: “Tôi buồn cho thế hệ con cháu không có tương lai”.
Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt kế hoạch tăng cường nền kinh tế nông nghiệp của khu vực sông Mekong, nơi sản xuất khoảng một nửa sản lượng gạo của cả nước và rất quan trọng để cung cấp lương thực cho các nước khác, như Indonesia và Philippines. Kế hoạch này bao gồm việc thử nghiệm các công nghệ mới để giảm lượng khí thải từ lúa gạo đồng thời tăng sản lượng và lợi nhuận, tạo thêm nhiều ngư trường và vườn cây ăn quả, xây dựng sân bay và đường cao tốc để thu hút đầu tư nước ngoài.
Nhưng sức hấp dẫn của TP.HCM – một đô thị nhộn nhịp với 9,3 triệu dân, trung tâm tài chính của Việt Nam – là địa điểm khó cưỡng đối với nhiều người, đặc biệt là giới trẻ. Trung Hiếu, 23 tuổi, cho biết ngay cả những người ở nông thôn cũng coi việc chuyển lên thành phố, hoặc tốt hơn là chạy ra nước ngoài, là cách thoát nghèo nhanh nhất.
Hiếu sống trong khu trọ tập thể mà anh ở chung với một thanh niên khác ở vùng đồng bằng. Anh làm hai công việc – một ca 12 giờ trong một nhà máy sản xuất các bộ phận dược phẩm, sau đó là hàng giờ ship người và hàng cho một công ty xe ôm công nghệ của Việt Nam. Anh thích đi học và muốn trở thành giáo viên dạy văn, nhưng thu nhập từ trang trại của gia đình anh ở tỉnh Đồng Tháp thuộc lưu vực sông Mekong đã giảm sút trong những năm qua. Khi anh học xong, gia đình phải lựa chọn giữa việc cho anh vào đại học hay để em gái anh tiếp tục đi học.
Hiếu quyết định chuyển lên đi làm ở thành phố để có thể gửi tiền về quê. “Em gái tôi học giỏi ở trường, và tôi rất vui”, anh nói.
Hiếu ban đầu thấy hoang mang và nhớ nhà khi sống ở thành phố, nhưng dần dần thành phố ngày càng thu hút anh. ‘Bạn dần dần thích nghi, và bạn tồn tại’, anh nói. Hiếu đang học cách phát triển mạnh mẽ ở thành phố: làm việc chăm chỉ nhưng cũng cần kết nối và giao tiếp.
Tuy nhiên, Hiếu vẫn hy vọng một ngày nào đó sẽ vào đại học, thực hiện ước mơ trở thành giáo viên và làm việc tại một ngôi trường ở vùng đồng bằng giống như trường anh và chị gái đã học. Hiếu cho biết điều đó sẽ khiến anh cảm thấy gần gũi gia đình hơn.
“Mọi người đều muốn quay trở lại nơi họ sinh ra và lớn lên”, anh nói.
https://vietluan.com.au/114342
In Vietnam’s Mekong Delta, the lure of moving to the city grows even stronger amid climate shocks
By ANIRUDDHA GHOSAL
Updated 8:04 PM CDT, March 12, 2024
XIN BẤM "READ MORE" ĐỂ ĐỌC TIẾP
Pham Van Sang, a food vendor who migrated from the Mekong Delta, prepares a noodle dish at his food stall in Ho Chi Minh City, Vietnam, Monday, Jan. 22, 2024. (AP Photo/Jae C. Hong)
CAN THO, Vietnam (AP) — Dao Bao Tran and her brother Do Hoang Trung, 11-year-old twins growing up on a rickety houseboat in the Mekong Delta, have dreams. Tran loves K-pop, watches videos at night to learn Korean and would love to visit Seoul. Trung wants to be a singer.
But their hopes are “unrealistic,” said Trung: “I know I’ll end up going to the city to try and make a living.”
Such dreams have a way of dissipating in southern Vietnam’s Mekong, one of the most climate-vulnerable regions in the world.
For the poor, the future is especially uncertain. A U.N. climate change report in 2022 warned there will be more floods in the wet season and drought in the dry season. Unsustainable extraction of groundwater and sand for construction have made matters worse. And with rising seas gnawing away at its southern edge and dams hemming the Mekong River upstream, farming in the fertile delta is getting harder. Its contribution to Vietnam’s GDP has dropped from 27% in 1990 to less than 18% in 2019, according to a 2020 report by the Vietnam Chamber of Commerce and Industry.
The call of the city, where factory jobs promise better salaries, is often too hard to resist for the region’s 17 million inhabitants.
Nguyen Thi Thuy, a vendor selling steamed buns on a floating market, ignites a fire on her boat while getting ready for her day’s work in Can Tho, Vietnam, Wednesday, Jan. 17, 2024. (AP Photo/Jae C. Hong)
Nguyen Thi Thuy offers prayers with incense at an altar on her houseboat before beginning her day in Can Tho, Vietnam, Wednesday, Jan. 17, 2024. (AP Photo/Jae C. Hong)
Do Hoang Trung, who lives on a houseboat with his twin sister and their grandmother, sleeps under a mosquito net in Can Tho, Vietnam, Wednesday, Jan. 17, 2024. (AP Photo/Jae C. Hong)
Do Hoang Trung briefly wakes up to the sounds of his grandmother preparing for a day’s work on their houseboat in Can Tho, Vietnam, on Wednesday, Jan. 17, 2024. (AP Photo/Jae C. Hong)
The twins’ single mother, Do Thi Son Ca, left to seek work in Ho Chi Minh City soon after her children were born. She left them with her mother, 59-year-old Nguyen Thi Thuy. Unable to afford rent on land, the small family has lived on a small houseboat ever since.
Advertisement
Thuy rents a smaller boat to sell meat and bean buns at the Cai Rang floating market, the largest of its kind in the Mekong Delta. She rises well before dawn to steam the buns in a metal urn over glowing coals nestled in the middle of the boat, standing in the bow to pull a massive pair of oars to make her way to the market.
Nguyen Thi Thuy, a vendor selling steamed buns, navigates her boat through a river to reach the floating market before sunrise in Can Tho, Vietnam, Wednesday, Jan. 17, 2024. (AP Photo/Jae C. Hong)
On good days she makes about $4 — hardly enough to put food on the table. The twins have already missed two years of school when their grandmother couldn’t pay the fees and their mother, struggling in the city, couldn’t help either. Now their houseboat on the Hau River, their only refuge, is in urgent need of expensive repairs and Thuy is wondering how she’ll find $170 before the rainy season.
Advertisement
“The storms are becoming more violent,” said Thuy. In the rainy season, heavy rains can mean pumping water furiously so her houseboat doesn’t sink. Flooding forces Thuy to move the boat to a bigger canal to avoid a battering if she were to remain anchored at shore, but the larger canal comes with its own risks in the form of bigger waves.
Nguyen Thi Thuy, a vendor selling steamed buns on a floating market, hands two to a tourist visiting from the U.S. in Can Tho, Vietnam, Wednesday, Jan. 17, 2024. (AP Photo/Jae C. Hong)
Nguyen Thi Thuy, a vendor selling steamed buns on a floating market, interacts with a customer after a sale in Can Tho, Vietnam, Wednesday, Jan. 17, 2024. (AP Photo/Jae C. Hong)
Nguyen Thi Thuy, a vendor who sells steamed buns on a floating market, lifts the lid of her steamer to attract tourists in Can Tho, Vietnam, Wednesday, Jan. 17, 2024. (AP Photo/Jae C. Hong)
With the lid of her steamer off, Nguyen Thi Thuy, a vendor selling buns, rushes to a passing tourist boat past another bun vendor on a floating market in Can Tho, Vietnam, Wednesday, Jan. 17, 2024. (AP Photo/Jae C. Hong)
Moving away from the Mekong to bigger cities or even abroad for better prospects isn’t new. But the net outmigration — the difference between people moving out of the delta and those moving in — more than tripled after 1999. Experts caution that the reasons people move are complex, and it’s difficult to know how great a role climate change plays.
“Climate change is both a catalyst and accelerant for migration,” said Mimi Vu, a trafficking and migration specialist based in Ho Chi Minh City. It has hurt livelihoods and worsens inequities in a region that is still less developed than other parts of Vietnam, she said. The region lacks solid development foundations such as high rates of students finishing high school, consistent access to clean water and adequate health care.
Advertisement
“Every generation still struggles,” she said.
And moving to the city doesn’t guarantee anything.
Do Hoang Trung walks along a weathered bridge built with bamboo poles and wooden planks to reach a houseboat he shares with his twin sister and their grandmother in Can Tho, Vietnam, Tuesday, Jan. 16, 2024. (AP Photo/Jae C. Hong)
Nguyen Thi Thuy, left, sits on her houseboat as her twin grandchildren, Do Hoang Trung and his sister, Do Bao Tran, return from school in Can Tho, Vietnam, Wednesday, Jan. 17, 2024. (AP Photo/Jae C. Hong)
Do Bao Tran's pink sandals are placed next to her grandmother's on a weathered bridge that connects the land to their shanty houseboat in Can Tho, Vietnam, Wednesday, Jan. 17, 2024. (AP Photo/Jae C. Hong)
Do Bao Tran, who lives on a houseboat with her twin brother and their grandmother, grabs a cup in the kitchen in Can Tho, Vietnam, Wednesday, Jan. 17, 2024. (AP Photo/Jae C. Hong)
The twins’ mother had a new beginning when she moved to Ho Chi Minh City, finding a job in a clothing factory, marrying and having a baby. But both she and her husband were eventually laid off — among the thousands of workers in Vietnam to lose their jobs because of low overseas orders. They have since moved back to his home village. Ca, 34, never finished school and she is looking for work but does not know what they’ll do next.
“My family is poor. So I don’t think too far ahead. I just hope my children can receive a full education,” she said.
For now she won’t be able to help her family with the school fees or boat repairs and also didn’t see the kids for Tet, the lunar new year festival in Vietnam.
Advertisement
Vu, the migration specialist, said older workers who return to their villages after layoffs often don’t want to go back to a city where they “had their rose-colored glasses pulled off” by the daily struggle.
Nguyen Thi Thuy, a vendor selling steamed buns on a floating market to make ends meet, sits on her houseboat along a river prone to frequent flooding in Can Tho, Vietnam, Tuesday, Jan. 16, 2024. (AP Photo/Jae C. Hong)
Nguyen Thi Thuy, a vendor who sells steamed buns at a floating market, pauses her paddle briefly on her way to the market before sunrise in Can Tho, Vietnam, Wednesday, Jan. 17, 2024. (AP Photo/Jae C. Hong)
That includes Pham Van Sang, 50, who left his native Bac Lieu province for Ho Chi Minh City in his 20s after unpredictable weather made growing rice and shrimp no longer viable.
Today, he and his wife, Luong Thi Ut, 51, live in a room that’s about 100 square feet (9.2 meters), crammed with what they need to operate a food stall for factory workers in the city. Their main offering is a Mekong-style intense fish noodle dish that, he says, brings homesick factory workers “comfort” with a taste of their old lives.
Advertisement
Sang said he’s haunted by memories of home, being young in the countryside, of raising shrimp with his family. “I’m sad for the generation of children and grandchildren who have no future,” he said.
Pham Van Sang, a 50-year-old street food vendor who moved from the Mekong Delta, takes money from his customer in Ho Chi Minh City, Vietnam, Monday, Jan. 22, 2024. (AP Photo/Jae C. Hong)
After wrapping up his work for the day, Pham Van Sang, a street food vendor originally from the Mekong Delta, stands near a small altar honoring his ancestors in his apartment in Ho Chi Minh City, Vietnam, Monday, Jan. 22, 2024. (AP Photo/Jae C. Hong)
Pham Van Sang, a street food vendor and migrant from the Mekong Delta, prepares vegetables for the next day’s business as his wife, Luong Thi Ut, chats via video with their daughter in their apartment in Ho Chi Minh City, Vietnam, Monday, Jan. 22, 2024. (AP Photo/Jae C. Hong)
Vietnam’s government has approved a plan to strengthen the Mekong region’s agricultural economy, which produces about half the country’s rice and is critical to feed other countries, like Indonesia and Philippines, too. The plan includes trying new technologies to reduce emissions from rice while increasing yields and profits, creating more fisheries and fruit orchards, and building airports and highways to lure foreign investment.
But the allure of Ho Chi Minh City — a bustling metropolis of 9.3 million people, Vietnam’s financial engine — is hard to resist for many, especially the young. Even those in the countryside see moving to the city, or better yet moving abroad, as the fastest way out of poverty, said Trung Hieu, 23.
Hieu lives in a dormitory that he shares with another young man from the delta. He works two jobs — a 12-hour shift in a factory that makes pharmaceutical parts followed by hours spent riding his motorcycle for a Vietnamese ride-hailing company. He enjoyed school and wanted to be a literature teacher, but his family’s farm income in Dong Thap province in the Mekong had been decimated over the years. When he finished school, his family had to choose whether to send him to college or allow his younger sister to finish school.
He chose to move to the city so that he could send money back home. “My sister is doing well in school, I’m very happy,” he said.
Hieu initially found the city bewildering and felt homesick, but slowly the city grew on him. ‘You gradually adapt, you survive,” he said. He is learning how to thrive in the city: hard work, but also networking and communicating.
Still, he hopes to someday go to college and fulfill his dream of becoming a teacher, and work in a school in the delta like the ones he and his sister studied in. He said it would make him feel closer to home.
“Everyone wants to go back to where they were born and raised,” he said.
SOURCE:
https://apnews.com/article
No comments:
Post a Comment