Tuesday, March 5, 2024

TẤT CẢ CÁ CỦA SÔNG MEKONG ĐÃ ĐI ĐÂU?

 (Where have all the Mekong river’s fish gone?)

Tom Fawthrop – Bình Yên Đông lược dịch

The Diplomat – February 29, 2024

 

Các nhà làm chánh sách đã bám lấy điều tưởng tượng rằng thiệt hại cho dân số cá do các dự án thủy điện có thể tránh được – với nhiều hậu quả tàn phá

 

Mekong từng là một dòng sông đầy cá, cung cấp an ninh lương thực cho hàng triệu nông dân nghèo cũng như những trung tâm đô thị.  Ngày nay, dòng sông phong phú đó đã biến mất, được thay thế bởi những ngư dân đáng thương nói rằng họ gặp may mắn nếu họ có thể được một mẻ cá bằng mọi cách, vì càng ngày càng có thêm đập thủy điện đang được xây dựng.

Một bài viết học thuật được duyệt nhóm của Richard Friend et al, “Phát triển Thủy điện và Sao lãng Thủy sản Đánh bắt Nội địa (Hydropower Development and Neglect of Inland Capture Fisheries),” nhìn vào việc làm thế nào mà tầm quan trọng của thủy sản nước ngọt đã bị xem nhẹ và đặt ra ngoài lề một cách đáng buồn bởi những nhà làm chánh sách Mekong.

Friend, một phó giảng sư ở Đại học York và nguyên cố vấn của Ủy hội Sông Mekong (MRC) nói với The Diplomat, “Mặc dù có bằng chứng khoa học chắc chắn về ảnh hưởng tàn phá của các đập đối với thủy sản, không có chuyển dịch trong chánh sách thủy điện.”

 


 Những hệ sinh thái gây kinh ngạc của Mekong, được xếp hạng thứ 3rd trên thế giới về đa dạng sinh học, đã bị áp lực lớn lao từ 12 đập được xây ở Trung Hoa và một chuỗi 9 đập đang được phát triển ở hạ lưu Lào.  Hai đập ở Lào – Xayaburi khổng lồ và Don Sahong – đã hoàn tất cho đến nay.

Câu chuyện từ lâu của MRC trong việc khuyến khích tích cực thủy điện khả chấp như một động cơ của phát triển kinh tế trái ngược rõ rệt với nghiên cứu mới nhất từ Ban Thủy sản của chính MRC, cho thấy rằng thủy sản Mekong đang tụt dốc.

Ấn bản gần đây nhất của MRC “Catch and Culture (Bắt cá và Văn hóa)” nhấn mạnh, “Đặc biệt lo ngại là một số lớn loại di ngư bị đe dọa” dựa trên việc theo dõi cá từ 2018 đến 2022.  “Những loại cá nầy cần di chuyển tự do cả trong chiều đến thượng lưu lẫn hạ lưu để hoàn tất chu kỳ đời sống của chúng.”

Phúc trình tiếp tục: “Nhiều loại cá nầy sống ở nhiều vùng sinh thái trong Mekong đề nghị rằng chúng có thể di chuyển giữa các vùng, một lần nữa nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì sự nối kết theo chiều đài.”  Chướng ngại lớn đối với “nối kết theo chiều dài” (di chuyển bắc-nam) dọc theo Mekong là việc xây dựng các đập lớn.  “Chắn chắn rằng việc di chuyển của một loại hay loại khác rất quan trọng cho đại đa số các loại cá Mekong,” Tiến sĩ (TS) Ian Baird, một chuyên viên thủy sản ở Đại học Wisconsin-Madison [ở Hoa Kỳ], nói.

Nghiên cứu liên quan đến ảnh hưởng của việc phát triển đập đối với đa dạng sinh học cá trong lưu vực sông Mekong, đồng tác giả là Baird và Zeb Hogan, kết luận rằng “ở nhiều nơi trong lưu vực sông Mekong đã bị ngăn đập và nơi đã được theo dõi lâu dài, dữ kiện cho thấy sự phong phú và đa dạng của cá thấp hơn.”  Nhưng liệu lượng thừa thãi nầy của nghiên cứu gần đây sẽ đưa đến bất cứ thay đổi trong chánh sách thủy điện của MRC và một chương trình mới để bảo vệ thủy sản quý giá đã duy trì đến 50 triệu người và cuộc sống của họ.

 

Dựa vào kỹ thuật thang cá để làm giảm ảnh hưởng của thủy điện

MRC là một tổ chức liên quốc gia để hợp tác khu vực giữa 4 quốc gia thành viên: Lào, Cambodia, Thái Lan và Việt Nam.  Văn phòng MRC không có quyền kiểm soát, nhưng ảnh ảnh hưởng lấy quyết định với những hướng dẫn, khuyến cáo khoa học, và chiến lược phát triển.

Vai trò của MRC trong ngoại giao nước giúp cho các dự án đập thủy điện với một tiến trình tham vấn vô vị.  Nó được xem một cách rộng rãi bởi các NGOs như một tiến trình không hoàn mỹ sâu rộng không thu hút các cộng đồng ven sông, là những người thua cuộc lớn nhất của việc phát triển đập.

Văn phòng MRC đã giúp hợp pháp hóa các đập thủy điện qua Chiến lược Phát triển Thủy diện Khả chấp của mình, một chiến lược toàn lưu vực được chấp thuận bởi 4 quốc gia thành viên.

Bên trong chiến lược nầy, nhà phát triển đập Xayaburi ở Lào – đập đầu tiên được xây trên hạ lưu Mekong – được khuyến cáo để đối phó với một quyết tâm cùng chống đối trong năm 2011.  Trong tiến trình tham vấn của MRC, nhà phát triển đập Thái được thuyết phục đầu tư vào những kỹ thuật thang cá và phù sa hiện đại, giúp cho dự án cuối cùng được tiến hành.

Nhưng mâc dù sự tin tưởng mạnh mẽ của MRC trong kỹ thuật, lợi ích của những thang cá bị thách thức gần đây bởi một vài cố vấn thủy sản.  TS Eric Baran, một chuyên viên thủy sản Mekong và là một cố vấn thường xuyên của MRC, trình bày trong một diễn đàn cai quản nước trong tháng 7 năm 2023 với tựa đề “Những Hy vọng Sai lầm của Đường di của Cá ở các Đập Lớn trên Mekong (The False Hopes of Fish Passage at High Dams on the Mekong).”  Sau 25 năm nghiên cứu các sông nhiệt đới ở Á Châu, ông kết luận, “ Vẫn không có một trường hợp duy nhất của một đường cá đi thành công và tính khả chấp của dân số (cá)” qua việc sử dụng những thang cá.

Một cố vấn thường xuyên khác của MRC, TS Ian Cows, giám đốc của Viện Thủy sản Quốc tế Hull ở U.K., nói trong Diễn đàn Bên liên hệ Khu vực thứ 12th (12th Regional Stakeholder Forum) của MRC rằng “kinh nghiệm từ phần còn lại của thế giới cho thấy các cơ chế đường cá đi không hoạt động với các đập lớn trên các sông nhiệt đới.”  Mặc dù sử dụng các thang cá ở đập, nhiều ngư dân Thái trong các tỉnh Mekong sống ở hạ lưu của đập Xayaburi nói rằng họ mất 70% số cá đánh được của họ sau khi đập bắt đầu hoạt động trong năm 2019.

Tuy nhiên, MRC chưa bao giờ cập nhật hay tu chính khuyến cáo của mình về những hướng dẫn thủy điện để cảnh báo về việc thiếu bằng chứng khoa học ở phía sau những tuyên bố của nhà phát triển đập về hiệu quả cùa các thang cá.  Philip Hirsch, nguyên giảng sư địa lý nhân văn ở Đại học Sydney [Australia], quan sát một khoảng trống quan trọng giữa vai trò khoa học của MRC và việc cai quản sông của nó.

“Bằng chứng khoa học của thiệt hại do đập gây ra cho cuộc sống của những ngư dân tiểu qui mô thì không thể chối cãi, và những đập như thế khó là nguồn năng lượng khả chấp,” Hirsch nhận xét.  “Cái đang thiếu, và quá hạn từ lâu về phần của MRC, là dùng khoa học được tài trợ của chính mình để đặt câu hỏi đàm luận của thủy điện khả chấp.”

Tôi nêu lên những câu hỏi nầy với Văn phòng MRC, và hỏi liệu đã đến lúc để tái xét những ảnh hưởng của thủy điện đối với hạ lưu Mekong, hay ngay cả thúc đẩy một cuộc tranh luận về tạm ngưng đập.  Câu trả lời từ Văn phòng là không đáng để cứu xét, chỉ cung cấp giải thích theo thông lệ, “Nỗ lực của chúng tôi tốt hơn nên dành cho việc thăm dò những cách chúng tôi có thể tránh, tối thiểu hóa và giảm nhẹ ảnh hưởng của tất cả phát triển.”  Hiện nay, đập Luang Prabang đang được xây cất, mặc dù có những lo ngại nó sẽ phá hủy Khu Di sản Thế giới có cùng tên.  Sáu đập khác được dự trù bởi chánh phủ Lào.

 

Bỏ qua việc bảo tồn thủy sản

Kể từ năm 2016, khi MRC ước tính trị giá của thủy sản ở hạ lưu Mekong là 11 tỉ USD, hạn hán, các đập, và khai thác cát tất cả đã góp phần vào sự cạn kiệt lớn lao của thủy sản.  MRC luôn luôn nói rằng trong khuyến cáo của mình đến các quốc gia thành viên rằng lợi ích ròng từ thủy điện thì lớn hơn rất nhiều tổng số mất mát của môi trường và thủy sản.  Nhưng điều nầy bị tranh luận bởi một phúc trình nghiên cứu quốc tế về thủy điện và những dịch vụ sinh thái Mekong, cho thấy rằng những mất mát kinh tế từ ảnh hưởng tiêu cực của thủy điện đối với tài ngyên thiên nhiên của sông vượt xa thu nhập từ 11 đập được dự trù trên hạ lưu Mekong.

Một trong các nhà nghiên cứu, kinh trế gia David Wood, một chuyên viên về tài nguyên thiên nhiên, giải thích trong một cuộc phỏng vấn:  “Nếu bạn cộng các mất mát từ thủy sản, phù sa và ảnh hưởng xã hội, chúng lơn hơn rất nhiều lợi ích từ thủy điện.”  Những mất mát tài chánh được kết hợp dựa trên 11 đập được dự trù cộng lại thành to lớn 7,3 tỉ USD.  Những nhà nghiên cứu nầy nói rằng tầm quan trọng của thủy sản bị mất mát luôn luôn bị đánh giá thấp bởi MRC và những nhà làm chánh sách khác, bỏ qua toàn thể các hoạt động tùy thuộc vào một Mekong lành mạnh.

Một quan điểm tương tự khiến cho Cows và Viện Thủy sản Quốc tế Hull thúc giục những nhà làm chánh sách “nâng cao thủy sản trong việc lấy quyết định về nguồn nước và năng lượng và tìm kiếm sự pha trộn năng lượng thay thế tốt hơn” hơn là thủy điện, chẳng hạn như điện mặt trời và gió, trong phần trình bày của ông ở diễn đàn bên liên hệ khu vực trong tháng 6 năm 2022.  Những thay đổi lớn lao trong thị trườn năng lượng thế giới đã giúp cho điện mặt trời và gió trở thành một nguồn thay thế có hiệu quả kinh tế cho thủy điện trong nhiều quốc gia.

Nhưng không có dấu hiệu cho thấy MRC sắp chú ý đến những đề nghị của các cố vấn thủy sản của họ và nâng cao thủy sản đến mức của những cốt lõi chánh sách như năng lượng, thủy điện và hạ tầng cơ sở.  MRC vẫn ám chỉ thủy điện “như một nguồn có hiệu quả kinh tế của năng lượng tái tạo,” mặc dù có bằng chứng rõ rệt chỉ đến những năng lượng thay thế rẻ hơn, theo Cơ quan Năng lượng Tái tạo Quốc tế.

No comments:

Post a Comment