(Tradeoffs Between Climate Mitigation And Adaptation: Dams, Sand, And Substitutes)
Jeff Opperman – Bình Yên Đông lược dịch
Forbes – March 4, 2024
Xe đạp trong nước lụt ở Việt Nam.
Thích ứng và giảm nhẹ là 2 hành động vô cùng quan trọng để thông qua khủng hoảng khí hậu.
Cả 2 là những ưu tiên cấp bách để đầu tư.
Nhưng nếu đầu tư trong một mà hủy hoại cái kia – nếu đầu tư trong giảm nhẹ làm giảm hiệu năng của thích ứng hay, ngược lại, đầu tư trong thích ứng gia tăng phóng thích?
Hiện nay, những nhà làm chánh sách dọc theo sông Mekong đối mặt với một chọn lựa cho thấy sự đánh đổi không thể tránh được nầy. Trong 2 thập niên vừa qua, gần 170 đập thủy điện lớn đã được xây trên sông và các phụ lưu của nó, hàng chục đập nữa đang được xây cất hay đề nghị. Khu vực cần nới rộng sản xuất điện và, để đạt được mục tiêu khí hậu, cũng phải làm như thế qua những kỹ thuật sản xuất carbon thấp.
Thủy điện vẫn là nguồn năng lượng tái tạo và carbon thấp lớn nhất của thế giới (mặc dù sự tăng trưởng lớn lao gần đây trên toàn cầu về gió và mặt trời). Nhưng thực hiện các mục đích giảm nhẹ khí hậu qua thủy điện mang những rủi ro rõ rệt cho thích ứng khí hậu trong lưu vực Mekong – đặc biệt cho Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), một trong những vùng dễ tổn thương khí hậu nhất trên thế giới.
Và mặc dù có những thay thế cạnh tranh khác để giảm nhẹ khí hậu ngoài việc bành trướng thủy điện Mekong, không có những thay thế như vậy trong lưu vực cho tài nguyên cần để thích ứng khí hậu – tài nguyên mà bành trướng thủy điện làm suy thoái.
Ở ĐBSCL, cát là trụ cột của chịu đựng khí hậu
Một chìa khóa để hiểu sự đánh đổi giảm nhẹ/thích ứng nầy – và làm thế nào để thông qua nó – là hiểu biết vai trò mà những dòng phù sa, chẳng hạn như cát, đóng trong sức khỏe của một đồng bằng sông… và làm thế nào các đập có thể bóp nghẹt dòng chảy đó.
Với những thành phố đông đúc dân cư và nông nghiệp vô cùng quan trọng nằm trên mặt biển một vài feet, ĐBSCL bị đe dọa cao bởi sạt lở bờ biển, sụt lún đất, và mực nước biển dâng do thay đổi khí hậu. Và có nhiều thứ khác bị đe dọa: ĐBSCL là nơi cư trú của gần 20 triệu người và hỗ trợ ¼ tổng sản lượng quốc gia (GDP) của Việt Nam. ĐBSCL cũng có đất canh tác phì nhiêu lạ thường, sản xuất trên ½ hoa màu chánh và 90% gạo xuất cảng – đáng kể đối với an ninh lương thực toàn cầu vì quốc gia là nước xuất cảng gạo lớn thứ 3rd trên thế giới và xuất cảng từ đồng bằng chiếm đến 10% số gạo buôn bán trên toàn cầu.
Nhưng phong cảnh đông dân và rất phì nhiêu nầy cũng là một phong cảnh bị bao vây. Nước mặn đang xâm nhập sâu vào ĐBSCL, gây thiệt hại hoa màu, và, trên trung bình, đất có kích thước của một sân banh sạt lở xuống biển mỗi ngày.
Những đầu tư vào thích ứng đang được đổ vào ĐBSCL nhằm để làm giảm việc mất đất nầy. Nhưng những dự án nầy – đê và tường biển – chú trọng đến việc giảm nhẹ tạm thời từ triệu chứng, trong khi bệnh tật bên dưới không được chữa trị và tiến tới mỗi năm. Bệnh tật nằm ở dưới đó là mất phù sa từ sông Mekong.
Mekong, và các sông khác, không chỉ là những dòng nước. Chúng cũng mang những băng chuyền mang phù sa, chẳng hạn như cát, từ núi non ra biển (phù sa đó là lý do mà hầu hết các sông lớn đục ngầu). Khi sông đổ ra biển, chúng bồi lắng hầu hết phù sa của chúng ở đó, tạo nên một đồng bằng. Trong khi các sông tạo nên đồng bằng, các lực khác – sạt lở, nén chặt và, nay, mực nước biển dâng- đang làm việc liên tục để phá chúng xuống. Một đồng bằng tiếp tục nhận cát và phù sa khác có thể cân bằng với những lực nầy. Không được tiếp tục bổ sung, các đồng bằng bắt đầu thu hẹp và chìm xuống biển.
Một thách thức lớn là những đồng bằng không là nơi duy nhất một sông có thể lắng đọng phù sa của nó. Khi dòng sông chảy vào một hồ chứa nước ở phía sau đập, phù sa của nó lắng đọng ở đó, ngăn chận nó di chuyển xa hơn xuống hạ lưu.
Trước khi những thay đổi đại qui mô trong việc làm thế nào người ta quản lý sông, Mekong chuyển đến đồng bằng từ 140 đến 160 triệu tấn phù sa mỗi năm. Khoảng 70% khối lượng đó nay bị chận trong các hồ chứa nước ở phía sau các đập (khai thác cát từ sông và đồng bằng làm tồi tệ sự thiếu hụt nầy).
Các nhà khoa học tiên đoán rằng với quỹ đạo hiện nay, trên 90% của đồng bằng có thể nằm dưới nước vào năm 2100, một tiên đoán lạnh người vì sự đóng góp quá cỡ của đồng bằng vào kinh tế khu vực và an ninh lương thực toàn cầu.
Năm rồi, tôi xem một bản vẽ để cứu ĐBSCL khỏi bị chết đuối. Thực hiện những chiến lược của bản vẽ đó có nghĩa là thay vì mất 90% của đồng bằng vào năm 2100, chỉ có 10% sẽ bị ngập nước (một số mất mát không thể tránh khỏi vì mực nước biển dâng).
Vì thế, ĐBSCL quả thật có hy vọng để thích ứng với thay đổi khí hậu – nhưng chừng nào nó còn tiếp tục nhận phù sa. Không có đầy đủ phù sa, thêm tường biển và bờ đá vào đồng bằng cũng như thêm vỏ sắt cho tàu chiến đang chìm.
Một nhà bị sụp đổ ở ĐBSCL do sạt lở (gần Cần Thơ, Việt Nam). Mất cát và phù sa khác trong sông Mekong đang thúc đẩy sạt lở nầy ở “chén com” của Việt Nam. [Ảnh: AFP]
Tại sao để cho các đập tăng tốc sự mất mát của ĐBSCL khi gió và mặt trời rẻ như thế nầy?
Trong lúc đó, các đập thủy điện vẫn đang được xây cất trên dòng chánh Mekong (ở Luang Prabang, Lào) và trên một của một vài phụ lưu chưa bị ngăn đập vẫn cung cấp phù sa, sông Sekong ở Lào. Mỗi sông nầy, cùng với những đập được đề nghị khác, đưa ĐBSCL đến gần hơn điểm tới hạn không thể đảo ngược và đầy nước.
Không có thay thế cho phù sa Mekong như một nguồn thích ứng. Nhưng có một thay thế cho điện carbon thấp sẽ được sản xuất bởi các đập sẽ ngăn chận thích ứng đối với đồng bằng?
Vâng, và chúng rất nhiều và có thể cáng đáng. Gió và mặt trời đã giảm giá lớn lao và nay là nguồn sản xuất điện rẻ nhất trên hành tinh. Cùng với những cải thiện trong những chọn lựa khác để quản lý và nối kết các lưới điện, các phân tích nay cho thấy rằng khu vực có thể đáp ứng những cần thiết của điện carbon thấp mà không phải xây đập sẽ ngăn chận phù sa nầy. Một phúc trình được công bố trong tháng trước, được tài trợ bởi Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) (và được phát triển bởi hãng cố vấn, IES, và WWF, chủ nhân của tôi), xác nhận rằng những quốc gia trong vùng có thể đáp ứng hoàn toàn sự cần thiết năng lượng được tiên đoán của họ với điện giá thấp và thấp carbon từ các lưới điện chi phối bởi gió và mặt trời – mà không phải xây đập sẽ hủy hoại việc thích ứng của đồng bằng.
ĐNA có thể thực hiện những mục tiêu giảm nhẹ khí hậu trong nhiều cách phù hợp với một đồng bằng chịu đựng hay trong những cách đưa đến sự biến mất của nó. Cánh cửa để chọn giải pháp thừ nhất đang đóng lại một cách nhanh chóng.
Trong bài đăng sắp tới, tôi sẽ nhận xét một tài nguyên thứ nhì đang lâm nguy bởi các đập thủy điện Mekong: thủy sản nước ngọt phong phú nhất trên thế giới, một nguồn thực phẩm khác thường mà, nếu mất đi, sẽ đòi hỏi những nguồn thay thế chất đạm. Những thay thế đó sẽ đòi hỏi việc nới rộng lớn lao đất trong khu vực dành cho hoa màu và gia súc và một gia tăng tương ứng trong phóng thích sẽ hủy hoại những lợi ích giảm nhẹ của đập.
No comments:
Post a Comment