Monday, March 25, 2024

ĐỐI VỚI HỒ TONLE SAP VÔ CÙNG QUAN TRỌNG CỦA CAMBODIA, ‘BÌNH THƯỜNG MỚI LÀ KHÔNG CHẮC CHẮN’ CÁC NHÀ NGHIÊN CỨU NÓI

(For Cambodia's Crucial Tonle Sap Lake, 'New Normal is Uncertainty,' Researchers Say)

 

Colin Meyn ad Vicheika Kann – Bình Yên Đông lược dịch

VOA News – March 13, 2024



Người dân mua cá ở bờ sông Tonle Sap trong mùa thu hoạch cá trong làng Toul Ampil ở ngoại ô Phnom Penh, ngày 2 tháng 1 năm 2023.

WASHINGTON and PHNOM PENH – Thay đổi khí hậu và các đập ở thượng lưu, hầu hết được kiểm soát bởi Trung Hoa, đang đe dọa hồ Tonle Sap rộng lớn của Cambodia và những cộng đồng ở chung quanh, đặt nguồn cung cấp chất đạm của quốc gia và hệ thống sinh thái của sông Mekong và vùng phụ cận vào rủi ro.

Thời gian 3 năm kéo dài từ 2019 đến 2021 khô nhất kỷ lục.  Nhịp lũ quan trọng của Tonle Sap có vẻ đang chết, cùng với hầu hết số cá phong phú của hồ.  Nước thường chảy vào hồ Tonle Sap trong 120 ngày trong mùa mưa, làm nó phình ra gấp 6 lần trước khi chảy trở lại vào sông Mekong khi mùa mưa chấm dứt, thường vào cuối tháng 9.  Dao động nầy là nhịp.

Và mặc dù trong 2 năm vừa qua có nhiều mưa hơn, việc bành trướng hồ trong mùa mưa gần bình thường và đảo ngược dòng chảy thông lệ, việc giảm nhẹ tạm thời như thế không thể bù cho những ảnh hưởng lâu dài của hồ đang khủng hoảng, các chuyên viên và viên chức nói với VOA Khmer.

 


“Bình thường mới là không chắc chắn,” Brian Eyler, người cầm đầu chương trình về Đông Nam Á và năng lượng, nước và tính khả chấp của Trung tâm Stimson, nói.  “Rằng tính có thể đoán trước của sự bành trướng truyền thống xảy ra gần như trong mỗi mùa mưa, hay mỗi mùa gió mùa, không thể tin cậy được nữa.”  Trung tâm Stimson có trụ sở ở Washington, D.C.

Lo sợ về hệ sinh thái đang chết đã thu hút sự chú ý quốc tế, vì sự khác biệt của Tonle Sap như một trong những nền thủy sản nội địa phong phù nhất trên thế giới – và như một nguồn của hầu hết chất đạm được tiêu thụ bởi người Cambodia.

Trong 2 năm vừa qua, hồ Tonle Sap đã đạt đến tổng số dòng chảy gần bình thường, theo dự án Theo dõi Đập Mekong (MDM) của Trung tâm Stimson.  Tuy nhiên, trong năm 2022 hầu hết dòng chảy đó đến muộn trong mùa mưa vì mưa lớn, có nghĩa hồ thiếu dòng chảy vào đầu mùa mang phù sa, ấu trùng và chất dinh dưỡng quan trọng cho số cá hàng năm.

Năm rồi có dòng chảy gần bằng trung bình lịch sử, cung cấp một mùa đánh cá kha khá, theo dự án Stimson.  Dữ kiện từ Cơ quan Thủy sản của Cambodia cho thấy 413.200 tấn cá nước ngọt được bắt trong năm 2019, rổi 383,050 trong năm 2021 và chỉ có 368.059 trong năm 2022.  Một phát ngôn viên Thủy sản nói với VOA Khmer rằng 426,750 tấn cá nước ngọt được bắt trong 2023.  Mỗi tấn bằng 1.000 kg.

“Hiện nay, hệ sinh thái của Mekong có vẻ.. không như trước, nhưng nó vẫn còn đó.  Nó chưa hoàn toàn chết,” Eyler nói trong tháng 1 trong một buổi phỏng vấn trên diễn đàn Zoom.

MDM đang tìm cách theo dõi nơi dòng chảy bắt nguồn, nơi nó bị chận lại ở thượng lưu, và làm thế nào những quyết định của từng quốc gia đang ảnh hưởng đến các quốc gia lân cận.

Theo dữ kiện của MDM, tổng số dòng chảy vào Tonle Sap sẽ 12,4% cao hơn trong tháng 9, khi nó đạt đỉnh trong năm 2023, nếu nó không phải nước được giữ lại ở thượng lưu, hầu hết trong các hồ chứa nước của Trung Hoa.

Trong 2 năm qua, Trung Hoa có vẻ giữ ít nước hơn, so với những năm trước, theo dự án theo dõi.  Nhưng không rõ liệu điều đó là họ đang đáp ứng với những lo ngại của các cộng đồng ở hạ lưu hay vì họ cần ít hơn, theo dự án Stimson.

Một hiện tượng các nhà nghiên cứu Stimson đang quan sát kỹ lưỡng là làm thế nào mùa mưa đang thay đổi.  Nó đến muộn hơn và kéo dài hơn những tiêu chuẩn lịch sử, có thể phản ánh thay đổi khí hậu.

“Nếu quả thật điều đó đúng, và [nếu] chúng ta có thể chứng minh, thì có lý do để các đập ở thượng lưu không giữ lại nước vào đầu mùa mưa, và giữ lại nước vào cuối mừa mưa, Alan Basist, chủ tịch của Eyes on Earth và đồng cầm đầu của MDM, nói trong buổi phỏng vấn trong tháng 1.

Tòa Đại sứ Trung Hoa ở Washington nói “việc phát triển hợp lý” của Mekong, Trung Hoa gọi là sông Lancang, là quan tâm chung của tất cả các quốc gia dựa vào nó.

“Trung Hoa luôn luôn kèm sự quan trọng lớn lao vào những lo ngại và sự cần thiết của các quốc gia ở hạ lưu, duy trì liên lạc chặt chẽ với họ, cam kết thực hiện hợp tác về nguồn nước với các quốc gia liên hệ chẳng hạn như chia sẻ dữ kiện thủy học và ngừa lụt và giảm nhẹ hạn hán, phát ngôn viên tòa đại sứ Liu Pengu nói trong một email ngày 26 tháng 2.

Ủy hội Sông Mekong (MRC) là một bộ phận khu vực chánh có nhiệm vụ mang các quốc gia lại với nhau để phối hợp quản lý nước và tham vấn về tiềm năng của những dự án đập mới đối với sông lớn và các phụ lưu của nó.

Trong năm 2020, MRC quy việc bành trướng muộn cho mưa ít trong năm 2019 và việc điều hành các đập thủy điện Mekong ở thượng lưu, 2 ở Lào và 11 ở Trung Hoa.

Nhưng Văn phòng MRC nói trong một email cho VOA Khmer trong tháng 2 rằng còn quá sớm để biết cái “bình thường mới” như thế nào, vì những đợt hạn hán gần đây và “những hoạt động của con người trong lưu vực,” hay làm thế nào những thay đổi nầy sau rốt ảnh hưởng các cộng đồng ở chung quanh.

Mak Bunthoeurn, một quản lý chương trình của Diễn đàn NGO về Cambodia làm việc với các cộng đồng dọc theo Mekong và các phụ lưu ở Cambodia, nói họ đã thấy một ít nguyên nhân để lạc quan, ngay cả với sự gia tăng tương đối gần đây trong tổng số dòng chảy.

Những nhóm vận động làm việc với những cộng đồng nầy muốn có nhiều dữ kiện hơn, nhất là từ Trung Hoa, Mak Bunthoeurn nói thêm trong buổi phỏng vấn Zoom vào cuối tháng 1.  “Tôi đề nghị các chánh phủ sông Mekong phải làm việc với nhau, để hợp tác, để bảo đảm rằng các cộng đồng ở hạ lưu sẽ không bị thiệt hại.”

No comments:

Post a Comment