Sunday, March 17, 2024

NHỮNG CON CÁ MEKONG BỊ BỎ QUÊN

(The Mekong’s Forgotten Fishes)

WWF and USAID – Bình Yên Đông lược dịch

2024

 


TÓM TẮT CHO CẤP ĐIỀU HÀNH

Cá sông Mekong không bị bỏ quên bởi người dân sống dọc theo bờ sông, người mà đời sống và cuộc sống quyện với sông và cá ở dưới mặt nước.

Nhưng đó không luôn luôn đúng và cá của Mekong thường nằm ngoài tầm mắt và ngoài tâm trí, nhất là khi nói đến những quyết định to tát về lưu vực.  Phúc trình nầy nằm mục đích giải thích tại sao cá đa dạng của Mekong quan trọng đến thế, những gì chúng ta sẽ mất nếu những quyết định khu vực quan trọng tiếp tục loại chúng ra, và làm thế nào để thích ứng Kế hoạch Phục hồi Khẩn cấp Nước ngọt 6 điểm sẽ đưa đến một tương lai tốt đẹp hơn cho con sông hùng vĩ nầy và hàng trăm triệu người mà nó hỗ trợ và nuôi dưỡng.

Những hệ sinh thái nước ngọt lành mạnh rất cần thiết để duy trì cá Mekong, trong khi dân số cá phát triển mạnh là một chỉ số cho thấy những hệ thống hỗ trợ đời sống nước ngọt đủ lành mạnh để làm trụ cột cho xã hội và kinh tế - vì chúng cung cấp cho chúng ta thực phẩm, nước và những dịch vụ cần thiết.  Nói cách khác, khi cá mạnh khỏe, chúng ta cũng mạnh khỏe – và đó hầu như là trường hợp trong Mekong.

Khi sông Mekong chảy từ nguồn ở Trung Hoa đến biển ở Việt Nam, nó mang nước, chất dinh dưỡng và phù sa.  Dòng chảy liên tục nầy là mạch sống của Mekong, và nền tảng của những hệ sinh thái và đất mà hàng triệu người và một con số chủng loại khác thường dựa vào.  Ở dưới mặt nước, sự nối kết của sông tạo nên một trong những cuộc di chuyển lớn nhất trên Trái đất.

Và nó không chỉ là sự di chuyển hàng năm của cá là khác thường – tính đa dạng sửng sờ của cá cũng thế.  Có 1.148 loại cá được xác nhận trong lưu vực sông Mekong, với nhiều loại chưa được mô tả bởi khoa học và những loại mới vẫn được khám phá thường xuyên.  Cùng với một số đáng kể của cá chép, cá tra và cá rô, Mekong là nơi cư trú của những cá khổng lổ chiếm kỷ lục, gồm có cá tra dầu Mekong và cá đuối nước ngọt khổng lồ - có lẽ là cá nước ngọt lớn nhất trên Trái đất.  Nó cũng kiêu hãnh với hàng trăm loại cá bản xứ và nhiều loại cá kỳ lạ khác thường từ cá chìa vôi (pipefish) đến cá nóc (pufferfish).

Sông Mekong được xem như ‘mẹ của tất cà mọi thứ’.  Về văn hóa, nó có tầm quan trọng chủ yếu đối với toàn thể khu vực Mekong, và cá của nó là một phần cần thiết cho đời sống của người dân trong nhiều ngàn năm.  Một số - như cá tra dầu và cá hô – được tôn kính như những thú vật đặc biệt phải được danh dự và bảo vệ.

Về cuộc sống và an ninh lương thực, cá Mekong đóng góp lớn lao cho người dân sống trong khu vực.  Tổng cộng, lưu vực Mekong sản xuất 15% số cá nội địa bắt được trên thế giới – một con số choáng váng là 2,3 tỉ [triệu] tấn – khiến nó là nền thủy sản nội địa lớn nhất trên hành tinh, trị giá trên 11 tỉ USD một năm trong năm 2015.  Nhưng, cốt yếu, nhiều đe dọa có nghĩa là tương lai của nền thủy sản nầy đang lâm nguy.  Thật vậy, có bằng chứng cho thấy nó đã bắt đầu giảm sút.  Mất tài nguyên không thể thay thế nầy sẽ có những hậu quả tàn phá cho xã hội và kinh tế trên khắp lưu vực – với các cộng đồng địa phương tùy thuộc vào nên thủy sản nầy bị thiệt hại nhiều nhất.

Cá cũng có những đóng góp quan trọng khác, thí dụ như mậu dịch bể nuôi cá – mặc dù trong khu vực Mekong thành phần nầy hầu như không được báo cáo đầy đủ và không được kiểm soát.  Phân tích dữ kiện được công bố, được soạn cho phúc trình nầy, cho thấy có đến 13% (120 loại) loại cá từ Mekong có thể là môt phần của mậu dịch bể nuôi cá ở thời điểm nào đó.  Trị giá kinh tế đầy đủ của mậu dịch khu vực chỉ có thể được phỏng đoán tử tin tức rời rạc, nhưng rõ ràng nó đáng kể: một chợ bán bể nuôi cá ở Thái Lan có doanh thu hàng năm trên 20 triệu USD.  Những cá nầy có thể cung cấp trị giá kinh tế đáng kể nếu các đường lối quản lý khả chấp được thực hiện rộng rãi hơn, góp phần làm thịnh vượng cho người dân ở trong vùng.

Câu cá giải trí chưa phải là một hoạt động lan tràn, nhưng nó cũng có tiềm năng đáng kể cho khu vực nếu được phát triển kỹ lưỡng – Mekong là nơi cư trú của một đa dạng lớn của cá khổng lồ và cá nước ngọt mới lạ sống trong những nơi cư trú xinh đẹp và thay đổi, có thể thu hút người đi câu trên khắp thế giới.  Khi câu cá giải trí được quản lý và theo dõi cẩn thận để tránh những ảnh hưởng tiêu cực tiềm tàng, nó có thể có ích cho cuộc sống, kinh tế và phúc lợi, gồm có câu cá du lịch sinh thái để hỗ trợ cho việc bảo tồn cá.  Có nhiều thí dụ trên khắp toàn cầu để học hỏi, và một thế giới cơ hội đang chờ trong Mekong.

Tuy nhiên, mọi thứ tùy thuộc vào sức khỏe của lưu vực sông Mekong, và ngày nay nó là một điểm nóng của rủi ro và đe dọa.  Bằng chứng chúng tôi có chỉ từng phần, nhưng nó vẫn sửng sốt: 74 loại cá Mekong đã được đánh giá như có nguy cơ tuyệt chủng trên Sách đỏ của các Chủng loại bị Đe doa của IUCN, gồm có 18 loại trong số nầy có Nguy cơ Tuyệt chủng Cao.  Chánh thức, nó có nghĩa là một ước tính 19% của các loại cá Mekong được biết bị đe dọa.  Nhưng dữ kiện tối thiểu và ‘được biết’ ở đây là chìa khóa.  Một phần lớn bất thường của các loại cá Mekong thiếu nghiên cứu và được xếp vào loại ‘Thiếu Dữ kiện’ trong Sách đỏ vì thế có thể nói rằng con số thật sự của các loại cá bị đe dọa trên toàn cầu ở Mekong thì cao hơn 74 rất nhiều.

Vì thế, cái gì là những đe dọa chánh đối với cá Mekong?  Chúng thay đổi từ việc cắt đứt sông Mekong và các phụ lưu của nó bởi các đập thủy điện đến thủy sản được quản lý kém, việc khai thác cát và sạn cho kỹ nghệ xây cất, giới thiệu cá ngoại lai lan tràn, mất nơi cư trú vì hạ tầng cơ sở và biến đất ngập nước cho nông nghiệp và đô thị hóa, và những thay đổi trong phẩm chất nước cũng như thay đổi khí hậu, đang làm tồi tệ những áp lực khác.

Tuy nhiên, mặc dù cường độ của những đe dọa đối mặt với cá Mekong, vẫn còn hy vọng cho tương lai – thật vậy, có nhiều cái để có được từ một đường lối mới.  Điểm tới hạn nhất là các nhà lấy quyết định cần phải bắt đầu đánh giá tầm quan trọng của cá nước ngọt Mekong và bắt đầu đưa chúng và những hệ sinh thái của chúng vào những quyết định về lưu vực – điều nầy sẽ khuyến khích thêm việc phát triển khả chấp và làm trụ cột cho một con đường kinh tế công bằng hơn, sẽ mang lợi cho người dân và thiên nhiên trên khắp vùng.

Tin tức tốt đẹp là động lực để hành động đang được xây.  Các quốc gia Mekong đã ký vào Khuôn khổ Đa dạng Sinh học Toàn cầu Kunming-Montreal (Kunming-Montreal Global Biodiversity Framework) trong tháng 12 năm 2022, gồm có cam kết để bảo vệ 30% ‘các vùng nước nội địa’ (sông, hồ và đất ngập nước ngọt) và phục hồi 30% vùng nước nội địa bị suy thoái.  Thỏa thuận nầy lót đường cho đường lối mới để bảo vệ đa dạng sinh học nước ngọt – một đường lối được nhấn mạnh trong Thách thức Nước ngọt do quốc gia cầm đầu.  Cambodia đã tham gia, và các quốc gia Mekong khác cũng nên trở thành thành viên.

Nhưng bảo vệ và phục hồi những hệ sinh thái chưa đủ.  Cái cần thiết trong Mekong là một Kế hoạch Phục hồi Khẩn cấp cho Đa dạng Sinh học Nước Ngọt (Emergency Recovery Plan for Feshwater Biodiversity) xuyên biên giới – và một đã có sẵn.  Kế hoạch thực tiễn dựa trên khoa học nầy gồm có 6 trụ cột, mỗi trụ cột đã được thực hiện ở nơi khác trên thế giới và có thể được chấp nhận bởi các quốc gia Mekong, hỗ trợ và làm dễ dàng thêm công việc của các cộng đồng, ngư dân và các tổ chức bảo tồn:

1.      Để cho các sông chảy tự nhiên hơn;

2.      Cải thiện phẩm chất nước trong các hệ sinh thái nước ngọt;

3.      Bảo vệ và phục hồi các chủng loại và nơi cư trú quan trọng;

4.      Chấm dứt quản lý tài nguyên không khả chấp;

5.      Ngăn ngừa và kiểm soát sự xâm nhập của các chủng loại ngoại lai; và,

6.      Bảo vệ những sông chảy tự do và tháo bỏ những chướng ngại sông đã lỗi thời.

 

Tất cả các bên liên hệ có quan tâm nên nắm lấy cơ hội nầy để vẽ một con đường mới để phục hồi và bảo vệ Mekong, và sử dụng nó một cách có thể chịu đựng được cho lợi ích của xã hội và kinh tế.  Con đường nầy phải đánh giá đa dạng đáng chú ý của cá nước ngọt Mekong – và phải đưa chúng vào các quyết định phát triển.  Nhưng nó không chỉ là các chánh phủ: thành phần tư nhân, các tổ chức xã hội dân sự và các cộng đồng cũng có vai trò để đóng trong việc bảo vệ và phục hồi những hệ sinh thái và chủng loại.  Thật vậy, đã có một nền tảng mạnh của những đường lối do cộng đồng cầm đầu trong Mekong, nhất là các Vùng Bảo tồn Cá, mà chúng ta cần xây lên.

Các cộng đồng trên khắp Mekong không thể để mất những cá bị bỏ quên của họ hay những hệ sinh thái nước ngọt mà chúng cư ngụ.  Và phúc trình nầy cho thấy họ không phải chịu như thế.  Các quốc gia Mekong phải lấy những quyết định sẽ thúc đẩy việc phát triển khả chấp mà không hy sinh cá nước ngọt và những hệ sinh thái.  Điều nầy sẽ liên quan đến những lựa chọn và đánh đổi khó khăn, nhưng có thể được.  Và liệu nó sẽ lót đường đến một tương lai tươi sáng hơn cho cá nước ngọt và những hệ sinh thái của Mekong – và một tương lai tươi sáng hơn cho người dân và thiên nhiên trên khắp vùng.

No comments:

Post a Comment