Monday, March 25, 2024

MEKONG TỪNG CHẢY TỰ DO: MỘT CẢM NGHĨ CÁ NHÂN

(The Mekong Once Flowed Free: A Personal Reflection)

Milton Osbone – Bình Yên Đông lược dịch

Journal of Greater Mekong Studies – April 2019

 

Sông Mekong. [Ảnh: VietnamPlus]

 

Khi tôi viết bài cảm nghĩ nầy hồi cuối tháng 4 năm 2019, đúng 60 năm đã trôi qua kề từ tôi thấy sông Mekong lần đầu tiên khi tôi bay từ Sài Gón, nay là thành phố Hồ Chí Minh, đến Phnom Penh trong năm 1959.  Đó là cao điểm của mùa khô và không khí đầy bụi bặm, vì thế tôi thấy sông ở dưới qua một lớp bụi mù làm mờ màu của nó thành màu xám khaki không rõ rệt khi nó chảy từ phía bắc với những khúc quanh co lớn.  Mặc dù tôi đã biết rõ trước cái nhìn đầu tiên nầy rằng Mekong là một con sông lớn, không có gì đã chuẩn bị cho tôi về kích thước uy nghi của nó.  Và nay, sau rất nhiều năm sống bên cạnh, di chuyển trên, và viết về Mekong, sông tiếp tục là một nguồn quyến rũ vô tận, nhưng cũng là một nguyên nhân để lo lắng sâu xa cho tương lai của nó.

Sống bên cạnh Mekong ở Phnom Penh, tôi trở nên quen biết với những lối thay đổi của nó, và lối thay đổi của sông Tonle Sap, một phụ lưu vô cùng quan trọng của nó, chảy tới lui hàng năm và đến và từ Biển Hồ [hồ Tonle Sap] của Cambodia.  Và rất sớm tôi học được rằng dòng sông hùng vĩ nầy, Mẹ của Nước” trong một diễn dịch thơ mộng của tên nó, khác biệt đáng chú ý với quá nhiều sông lớn khác trên thế giới.  Không những nó vẫn chảy tự do mà không có bất cứ đập nào dọc theo hành trình của nó, hình thái (morphology) khác biệt của nó đã đánh bại tất cả những nỗ lực để dùng nó để vận chuyển đường dài những lượng hàng hóa lớn lao đi khỏi Phnom Penh.  Việc sử dụng Mekong như thế không thể làm được do nhiều ghềnh thác hùng vĩ của thác Khone, nhưng cũng vì sự hiện diện liên tục của những ghềnh thác đã thỉnh thoảng ngắt hành trình của nó.  Chúng bắt đầu trong Cambodia, ở Sambor gần thị trấn Kratie, và tiếp tục cách quãng trong suốt hành trình ở Lào và vào những khúc sông ở Trung Hoa.  Một cách đích thực, khi Đoàn Thám hiểm Mekong của Pháp thăm dó sông trong thập niên 1860s, những thành viên của đoàn sau rốt hủy bỏ việc di chuyển bằng xuồng vì cần phải khuân vác liên tục qua nhiều ghềnh thác lặp đi lặp lại mà họ gặp phải.

Khi tôi nghiên cứu lịch sử của Mekong, tôi thấy rằng trong những năm thực dân đô hộ Cambodia và Lào, có những nỗ lực liên tục để khai thác Mekong cho các mục dích vận chuyển.  Nhưng những nỗ lực nầy thành công rất ít.  Nạo vét nhiều khúc sông để cải thiện thủy vận và xây cất một đường sắt để đi qua vùng thác Khone có thể được xem là “những chiến thằng” đối với thiên nhiên trong thời thuộc địa.  Nhưng nó vẫn mất trên 1 tháng để đi bằng đường sông từ Sài Gòn đến Vientiane, trong một tiến trình liên quan đến việc thay đổi tàu liên tục cũng như dùng đường sắt để đi qua thác Khone.  Xa hơn về phía bắc ở trên Luang Prabang, vẫn còn thấy những dấu hiệu thủy vận với màu xanh đỏ đã phai màu để báo cho biết nơi nào là đường đi an toàn hay nguy hiểm.  Nhưng chúng, cũng thế, vẫn là một cảm nghĩ của hy vọng trong quá khứ thay vì một thành tích thực tiễn trong nỗ lực để sử dụng sông nhiều hơn là vận chuyển người và hàng hóa địa phương.

Trong thời gian sau Thế Chiến II, đặc tính hầu như chưa đụng tới của Mekong, vẫn chưa có một đập duy nhất dọc theo hành trình của nó, được xem như một cơ hội địa chánh trị trong không khí Chiến tranh Lạnh của thập niên 1950s.  Điều nầy khiến cho nội các Hoa Kỳ cứu xét 1 kế hoạch để phát triển Mekong qua việc xây cất những đập thủy điện, theo một phương thức để phản chiếu công việc của Cơ quan Quàn trị Thung lũng Tennessee (Tennesse Valley Authority (TVA)).  Ở cấp cao nhất ở Washington, quả thật bên trong Hội đồng An ninh Quốc gia (National Security Council), nó được cho rằng xây đập để cung cấp điện giá rẻ sẽ giúp chống lại việc lật đổ của cộng sản.  Nhưng dự án Mỹ nầy được thay thế bởi một phúc trình được công bố bởi nguyên Ủy hội Kinh tế Á Châu và Viễn Đông (Economic Commission for Asia and the Far East (ECAFE)) của Liên Hiệp Quốc trong năm 1957 cũng dự trù xây đập trên Mekong ở Lào và Cambodia.  Khi phúc trình nầy được chấp thuận, các kế hoạch được đưa ra để xây cất 3 đập ở Lào và 1 ở Cambodia.  Một bộ phận giám sát được hiểu như Ủy ban Mekong (Mekong Committee), và vẫn liên kết chặt chẽ với Hoa Kỳ, được thiết lập ở Bangkok.

Australia đóng phần trong kế hoạch được dự trù nầy và trong năm 1960, như một nhà ngoại giao trẻ ở Phnom Penh, tôi tháp tùng kỹ sư Australia đầu tiên trong một chuyến thăm dò vùng chung quanh Kratie cho đập được dự trù ở Sambor.  Chính trong vùng nầy mà toán khảo sát kỹ thuật Australia bắt đầu đánh giá việc xây cất có thể có của một đập trong năm 1961.  Sambor đó lại được thảo luận như một vị trí đập có thể đánh dấu một ghi chú rất cá nhân cho người viết nầy.  Nhưng vào giữa thập niên 1960s, toán khảo sát Australia đã hủy bỏ công việc vì những lo ngại an ninh và tiến gần Chiến tranh Việt Nam.

Được thấy qua hồi tưởng, những kế hoạch đươc đưa ra trong thập niên 1950s và 1960s để xây đập trên Mekong sau khi nó chảy ra khỏi Trung Hoa đáng chú ý vì thiếu lo ngại cho môi trường và người dân có lẽ bị ảnh hưởng bởi việc xây cất chúng.  Một đập được dự trù ở Pa Mong ở Lào sẽ đòi hỏi việc dời chỗ của khỏang 250.000 người, trong khi một đập khác nằm ở ghềnh thác Khemerat ở hạ Lào sẽ làm ngập hoàn toàn thị trấn Savannakhet khá lớn.  Còn nữa, vấn đề liệu số cá vô cùng quan trọng của sông có thể bị ảnh hưởng bởi việc xây cất đập có vẻ được xem như một vấn đề thứ yếu.  Rất dễ để quên rằng thập niên 1960s là một thời kỳ của lòng nhiệt tinh quốc tế với đập – lớn lẫn nhỏ - đưa đến việc xây cất thí dụ như đập Aswan Cao ở Egypt.

Trong 20 năm tới, khi chiến tranh và cách mạng diễn ra ác liệt trên khắp hạ lưu vực Mekong, triễn vọng khai thác sông bằng cách xây các đập thủy điện biến mất.  Trong thời gian nầy, việc tiếp xúc của chính tôi với sông càng ngày càng bị giới hạn vào việc quan sát trong khi bay ở trên nó, và một cái nhìn ngắn trên mặt đất trong một chuyến thăm viếng Cambodia trong năm 1981.

Trong thập niên 1980s, vẫn còn một ít mong đợi rằng có thể phát triển một kế hoạch mạch lạc để khai thác Mekong ở Lào và Cambodia.  Nhưng đối với sự ngạc hiên chung của những người có quan tâm chú trọng đến hạ lưu Mekong, kể cả tôi, nó trở nên rõ hơn trong thập niên 1980s rằng Trung Hoa, hoàn toàn không công bố hoạt động của mình, đã bắt đầu một chương trình xây đập đại qui mô trong tỉnh Yunnan (Vân Nam), nơi sông được gọi là Lancang Jiang.  Việc xây cất đập Trung Hoa đầu tiên bắt đầu ở Manwan (Mạn Loan) trong năm 1984.  Đây là khởi đầu của 1 chuỗi 7 đập trên khúc sông chảy qua Trung Hoa.  Và có thêm 4 đập đang được xây cất và thêm một số không chắc chắn đập được dự trù.  Cần phải có một số thời gian trước khi những hậu quả ở hạ lưu của những đập nầy trở nên rõ ràng; và vẫn còn nhiều vấn đề liên quan đến các đập của Trung Hoa chưa được giải quyết, ít nhất là ảnh hưởng lâu dài ở các quốc gia hạ lưu.

Cái rõ ràng ngay lập tức là tốc độ xây đập của Trung Hoa.  Trong một thí dụ nổi bật, tôi viếng thăm vị trí cùa đập được dự trù ở Jinghong (Cảnh Hồng) ở cực nam của tỉnh Yunnan trong năm 2004 khi công việc xây cất chỉ mới bắt đầu.  Nhưng đập Jinghong được hoàn tất 4 năm sau.  Tốc độ của việc xây đập nầy rất ấn tượng vì nó làm nhỏ đi kích thước và tốc độ của đập xây ở Xiaowan (Tiểu Loan) nơi việc xây cất bắt đầu trong năm 2002 và được hoàn tất trong năm 2010.  Xiaowan là một đập khổng lồ với tường vòng cung cao 292 m, khiến cho nó là đập cao thứ 2nd thuộc loại nầy trên thế giới.

Khi Trung Hoa lao vào chương trình xây đập lớn lao của mình và khi một nền hòa bình bên ngoài đã trở lại Việt Nam, Lào và Cambodi, các kế hoạch một lần nữa xuất hiện để thành lập một bộ phận có trách nhiệm cho việc phát triển Mekong vì nó chảy qua Lào, Thái Lan, Cambodia và Việt Nam.  Vào ngày 5 tháng 4 năm 1995, 4 quốc gia nầy ký văn bản của một Thỏa ước để Phát triển Khả chấp Lưu vực Sông Mekong và cùng lúc thiết lập Ủy hội Sông Mekong (MRC) như một bộ phận có trách nhiệm thực hiện thỏa ước.  Sự kiện quan trọng nầy xảy ra vào đúng lúc tôi lao vào một quyển sách có thể được mô tả như một “tiểu sử” của sông. (Nó được xuất bản lần đầu trong năm 2000 với một phiên bản được cập nhật trong năm 2006.)

Việc đi qua chỉ một thời gian ngắn cho thấy rõ rằng việc ký kết Thỏa ước Mekong và việc thành lập MRC không phải là câu trả lời cho những thách thức quan trọng liên quan đến việc phát triển trong tương lai của Mekong như nhiều quan sát viên đã hy vọng.  Để bắt đầu, cả Trung Hoa lẫn Burma (nay là Myanmar) không ký vào thỏa ước 1995.  Trong trường hợp của Burma, điều nầy không quan trọng nhiều vì địa hình có nghĩa là chỉ có tương đối ít nước chảy vào Mekong từ quốc gia nầy.  Nhưng sự kiện Trung Hoa không phải là thành viên, quả thật vẫn là, một giới hạn trong hoạt động của MRC mặc dù thỏa thuận trễ của Trung Hoa để chia sẻ dữ kiện thủy học, và việc thành lập gần đây của diễn đàn Hợp tác Lancang-Mekong (Lancang-Mekong Cooperation (LMC)).

Nhưng quan trọng hơn sự vắng mặt của thành viên Trung Hoa trong MRC là sự thiếu sót căn bản trong bản chất của thỏa ước 1995 – một thiếu sót, đó là, đối với những người cố gắng để ngăn chận đập đang được xây trên khúc sông ở hạ lưu Mekong.  Ngược với sự mong đợi của nhiều quan sát viên, MRC không có quyền quyết định liệu hay mỗi quốc gia có thể, hay không thể, xây đập trên Mekong.  Qua tin tức đặc quyền, tôi biết rằng việc cứu xét lúc đầu quả thật cung cấp cho MRC những quyền hạn bắt buộc đó để nó có thể xác định liệu đập có thể hay không thể được xây trên sông.  Nhưng trong phân tích sau cùng, tất cả các bên của thỏa thuận đồng ý chống lại những quyến hạn bắt buộc nầy.  Đáng tiếc, sự kiện là MRC thiếu quyền hạn nầy không được hiểu bởi nhiều nhà phê bình của bộ phận.  Điều nầy có nghĩa là trong 2 thập niên vừa qua, MRC là cái đích của những chỉ trích thiếu thông tin, nhất là từ giới học thuật và những bình luận gia của tổ chức NGO đã bỏ qua việc nghiên cứu chi tiết trong văn bản của thỏa thuận.

Trong bối cảnh nầy mà chánh phủ Lào đã nắm lấy cơ hội được cung cấp bởi điều khoản thật sự của thỏa thuận để xây 2 đập trên sông ở Xayaburi và Don Sahong và dự tính xây thêm ít nhất 1 đập – và có thể 2 đập nữa – trong lãnh thổ của mình.  Liệu được mong muốn từ quan điểm môi trường hay không, và tôi đã sẵn sàng để công nhận rằng tôi thuộc những người lo ngại chết người về ảnh hưởng cùa đập Don Sahong đối với số cá, chánh phủ Lào không hành động ngoài các điều khoản của thỏa ước 1995.  Như Thứ trưởng Năng lượng và Hầm mỏ của Lào, Virapjonh Viravong, đã tuyên bố chính xác thay vì chua chát rằng, Thỏa ước Mekong 1995 “không phải là một cơ chế để chấp thuận hay bác bỏ một dự án nào đó.  MRC không phải là một văn phòng [cấp] giấy phép xây cất.”

Có rất nhiều điều có thể thêm vào cảm nghĩ nầy về việc phát triển Mekong kể từ cái nhìn [dòng sông] đầu tiên của tôi trong năm 1959.  Vì kết quả nghiên cứu khoa học, hầu hết được thực hiện bởi MRC, chúng ta nay có kiến thức chi tiết về lề lối di chuyển của cá trong sông.  Điều nầy cung cấp một căn bản để lo ngại về ảnh hưởng của các đập.  Và chúng ta biết rằng các đập đã xây của Trung Hoa đang thay đổi dòng phù sa đi xuống hạ lưu với những ảnh hưởng tai hại trên khắp hạ lưu vực Mekong, đặc biệt nhất là ở ĐBSCL.  Tôi có thể tiếp tục danh sách kiến thức có được nầy và những lo ngại được nêu lên trong nhiều đoạn nữa.  Nhưng cái gây ấn tượng rất sâu sắc là những thay đổi căn bản đã đến Mekong trong một thời gian ngắn như thế, chỉ trong vòng 40 năm.

Khi tôi kết thúc bản thảo của quyển sách về Mekong của tôi, tôi viết làm thế nào tôi trân trọng giữ gìn những kỹ niệm đặc biệt về sông của tôi nhưng lưu ý làm thế nào chúng hòa hợp với cảm nghĩ của nhiều người khác mà đời sống của họ đã nối liền với sông.  Và tôi kết thúc bằng cách trích lời của nhà thám hiểm Pháp Francis Garnier, phó trưởng đoàn Thám hiểm Mekong trong thập niên 1860s.  Ông là người của thời đại của ông với tất cả những thành kiến mà nay chúng ta không thể chấp nhận trong chủ nghĩa thực dân.  Điều nầy lưu ý, tóm tắt ngắn về Mekong của ông nghe có vẻ như thật hiện nay như nó đã từng làm khi ông xuất bản bài tường thuật lớn của chính ông về chuyến thám hiểm năm 1873.  Mekong, ông viết, “là một dòng sông độc nhất và phi thường”.

 

No comments:

Post a Comment