Sunday, February 26, 2023

CHÂU THỔ MEKONG, TÌNH TRẠNG BI THẢM CỦA TẤT CẢ CÁC CHÂU THỔ

(The Mekong Delta, the drama of all deltas)

We Are Water – Bình Yên Đông lược dịch

May 3, 2021

 


Mặn hóa vì thay đổi khí hậu và việc sút giảm của phù sa ảnh hưởng hầu hết các châu thổ trên thế giới.  Việc quản lý nước và đất không khả chấp kết hợp với sự sụt giảm của các hệ sinh thái và gây ra tình trạng phải được đảo ngược khẩn cấp.  Ở Châu thổ Mekong, nông dân cố gắng để sống còn mặc dù có những vấn đề nầy.  Sự tranh đấu hàng ngày của họ đã gây cảm hứng cho phim ngắn The Thirst for Freshwater (Khát Nước ngọt), phim vào chung kết của loại phim ngắn ở Liên hoan Phim We Area Water (Chúng tôi Là Nước) lần thứ 5th.

 

Phần Việt Nam của Mekong gần như hoàn toàn là một châu thổ rộng 40.000 km2,

được cư trú bởi trên 21 triệu người. [Ảnh: Anne Lin]

 

Dư luận quốc tế biết rất ít về Việt Nam cho đến khi Chiến tranh Việt Nam khiến nó nổi tiếng và được giới thiệu vào văn hóa phổ biến.  Rồi thế giới khám phá tầm quan trọng địa chánh trị của một thủy lộ, sau khi được sinh ra ở dãy Himalayas, chảy khoảng 4.350 km qua Trung Hoa, Burma [Myanmar], Lào, Thái Lan, Cambodia và Việt Nam.

Sông Mekong được UNESCO công nhận là Khu Dự trữ Sinh quyển  trong năm 1957, vào lúc cao điểm của chiến tranh leo thang.  Nó là một ý định để nâng cao sự hiểu biết quốc tế hoàn toàn không đươc chú ý vào lúc thiên nhiên hoàn toàn được sử dụng để tăng trưởng kinh tế và địa dư được dùng cho chiến lược quân sự.  Thảm họa của chiến tranh cho thấy tầm quan trọng sống còn của sông cho toàn thể bán đảo Đông Dương.  Lưu vực trên 800.000 km2 của nó hiện là nơi cư trú của khoảng 100 triệu người mà thực phẩm và kinh tế phần lớn tùy thuộc vào sự giàu có của nước.  Đánh cá cung cấp trên 2,5 triệu tấn cá bắt được hàng năm và những cánh đồng lúa cho phép đến 3 mùa một năm nhờ chất dinh dưỡng của phù sa.

Phần Mekong ở Việt Nam hầu hết là một châu thổ rộng 40.000 km2, có dân số trên 21 triệu người.  Trong chiến tranh, khu vực trải qua một sự thay đổi nghiêm trọng trong sự cân bằng sinh thái do những tấn công hóa học và điều chỉnh quân sự của thủy lộ.  Mặc dù một số của những vết thương đó vẫn còn, sức chịu đựng đáng kể của người dân và các biện pháp được chánh phủ Việt Nam thực hiện cho phép phục hồi hệ sinh thái then chốt cho quốc gia và Biển Đông.

Sự thành công của việc phục hồi nầy được công nhận bởi một số nghiên cứu sinh thái và, trong năm 2008, một phúc trình của WWF/Adena cho thấy rằng 1.068 chủng loại (trpng số đó có 519 loai cây, 279 loại cá, 88 loài lưỡng cư hay thú có vú) được khám phá từ năm 1997 đến 2007.  Vì lý do nầy, các nhà sinh học đã mô tả châu thổ là một “kho tàng sinh thái ẩn nấp.”

 

Nước ngọt rút đi

Tuy nhiên, kho tàng nầy đang suy thoái và tương lai của nó bị đe dọa nghiêm trọng.  Những vấn đề ở Châu thổ Mekong có thể được kéo dài đến hầu hết các châu thổ trên khắp thế giới, đang trải qua suy thoái sinh thái vì ô nhiễm, quản lý đất và tài nguyên không thích hợp và thay đổi khí hậu.

Mặn hóa nước là sự thay đổi hầu hết ảnh hưởng trưc tiếp đến nông nghiệp.  Nước được cung cấp bởi dòng nước sông Mekong thay đổi từ 15.000 đến 39.000 m3/sec và một chiều hướng đi xuống đã được phát hiện trong 2 thập niên vừa qua.  Trong năm 2016, một trận hạn hán ảnh hưởng đến châu thổ với sự khắc nghiệt chưa từng thấy trong 100 năm và, từ đó, nông dân chưa bao giờ an tâm.  Trong năm 2019, mưa chỉ đạt được 60-70% mức trung bình hàng năm, và tất cả chuông báo động đã vang lên, nhưng mùa khô năm 2020 đã phá tất cả tất cả kỷ lục trước đó, khi nước mặn xâm nhập vào đất liền đến 130 km ở một số nơi của châu thổ.

 

Những vấn đề ở Châu thổ Mekong có thể được kéo dài đến hầu hết các châu thổ

trên khắp thế giới. [Ảnh: Rowan Heuvel]

 

Một trong những độ mặn cao nhất được ghi nhận trong dịp Tết năm nầy, để ăn mừng Năm Mới của Việt Nam, đánh dấu xuân đến dựa trên âm lịch, từ cuối tháng 1 và đầu tháng 2.  Nông dân trong phim ngắn của Hang, phim vào chung kết của loại phim tài liệu ngắn ở Liên hoan Phim We Are Water lần thứ 5th, giải thích tình trạng thảm họa mà họ trải qua trong đời sống hàng ngày khi họ nếm nước từ kinh thủy nông mỗi ngày để đánh giá độ mặn của nó.

Nếu nước ngọt, họ bơm vào, nhưng nếu nó mặn thì họ không bơm, vì nó sẽ phá hủy mùa màng của họ.  “Nước bắt đầu có vị mặn trong tháng 11,” một trong những vai chính của phim ngắn giải thích.  “Khi chúng tôi nghe cống được mở, tin tức đi nhanh và chúng tôi lập tức chạy đến bơm, ngay cả lúc nửa đêm.”

Sự xâm nhập của nước mặn trong mùa khô 2019-2020 khiến làm mất 39.000 hectares ruông lúa, mặc dù có những nỗ lực để kiểm soát thủy nông.  Tính không chắc chắn nay ám ảnh nông dân, chấp nhận một độ mặn nhất định ở triển vọng mất tất cả.  “Nếu chúng tôi ngưng bơm, 1 hay 2 ngày sau, nước sẽ bốc hơi, trở nên mặn hơn, và rồi chúng tôi sẽ không thể cứu bất cứ thứ gì.”

 

Những hệ sinh thái phức tạp và rất dễ bị tổn thương

Những vấn đề ở Châu thổ Mekong có thể được nới rộng đến hầu hết châu thổ trên khắp thế giới, đang chịu những hậu quả của thay đổi khí hậu, quản lý lưu vực sông kém và những mô hình nông nghiệp không thích hợp.  Những châu thổ chẳng hạn như Po, Nile, Ebro, Mississippi. Ganges-Brahmaputra, Huang và một danh sách dài của các cửa sông lớn, rất quan trọng cho an ninh lương thực và sự cân bằng của tác động qua lại của nước ngot-nước mặn, đang bị suy thoái đáng báo động.

 

Sự cân bằng môi trường của hành tinh không thể để mất các châu thổ.

[Ảnh: Santiago Lacarta]

 

Nói chung, độ mặn phần lớn được gây ra bởi sụt giảm của dòng nước vì mưa giảm và mực nước biển dâng không ngừng.  Các đập ở thượng lưu, các đê và lòng lạch, với con số gia tăng lớn lao trong các sông lớn trong vài thập niên vừa qua, cũng ảnh hưởng khối lượng dòng chảy, làm giảm phù sa thảm khốc.  Điều nầy rõ ràng hơn sau khi xây cất đập Aswan ngang sông Nile ở Egypt (Ai Cập), hay đập Three Gorges (Tam Hiệp), gần đây nhất, trên sông Yangtze (Dương Tử) ở Trung Hoa.  Ngoài việc làm gián đoạn đời sống ở dưới nước, những đập nầy giữ lại bùn đất khiến nó không đến được cửa sông, vì thế góp phần vào việc làm giảm lượng phù sa và ưu đãi sự tấn công của biển.

Có bằng chứng là Châu thổ Mekong đang chìm từ từ.  Cũng như tất cả các vùng duyên hải có cao độ thấp, châu thổ dễ tổn thương với mực nước biển dâng.  Các nghiên cứu của Đại học Cần Thơ, được công bố bởi Diễn đàn Môi trường Mekong, tiên đoán rằng nhiều tỉnh trong châu thổ sẽ bị ngập vào năm 2030.  Một tai họa sẽ hủy hoại ruộng lúa và nhà cửa.  Chánh phủ Việt Nam ước tính rằng khoảng 500.000 người sẽ phải tái định cư, vì khoảng 1.200 gia đình bị buộc phải đi đến nơi khác.

Các đập ở thượng lưu, đê và lòng lạch, với con số gia tăng lớn lao trong các sông lớn trong vài thập niên vừa qua, 

 cũng ảnh hưởng khối lượng dòng chảy.

[Ảnh: Cedric Dhaenens]

 

Những lối thực hành nông nghiệp và việc nuôi thủy sản được quản lý kém cũng làm mất cân bằng nhiều châu thổ.  Châu thổ Mekong có những vấn đề trong việc nuôi tôm, đã gây ra hiện tượng phản ứng tích cực của sự suy thoái hệ sinh thái.  Khoảng 15 năm trước, trong những cánh đồng gần biển hơn, chánh phủ khuyến khích nông dân thích ứng với độ mặn gia tăng bằng cách thay thế môt số hoa màu bằng việc nuôi tôm.  Rừng đước, bộ phận thiên nhiên chống lại sạt lở đất là căn bản đối với sự cân bằng của động và thực vật, bị nhổ đi để làm các ao tôm.  Việc nuôi tôm đòi hỏi viêc sử dụng các sản phẩm hóa học và chất dinh dưỡng làm suy thoái thêm đất và nước, và sự gia tăng tiếp tục trong độ mặn làm gia tăng các bệnh tật của tôm và cuối cùng làm cho nơi ươm giống không thể tồn tại.  Hàng ngàn gia đình, vay nợ để xây cơ sở, bị phá sản và bỏ hoang trại nuôi tôm.  Nông nghiệp truyền thống, pháo đài chánh của sự cân bằng hệ sinh thái, bắt đầu sa sút phải được đảo ngược.

 

Hợp tác quốc tế ở cấp lưu vực

Ngày nay, Ủy hội Sông Mekong, tổ chức được thành lập trong năm 1957 [1995] để mang lại với nhau các chánh phủ của Cambodia, Lào, Thái Lan và Việt Nam, đã tăng gấp đôi nỗ lực để ngăn chận sự suy thoái của sông và cùng quản lý nguồn nước họ chia sẻ.  Trung Hoa và Burma [Myanmar] không phải là thành viên, nhưng Ủy hội tin tưởng thành viên sắp tới của họ để thực hiện việc quản lý kết hợp cần thiết.  Trong năm 2018, Ủy hội và Văn phòng Dịch vụ Dự án của Liên Hiệp Quốc (UNOPS) ký kết một thỏa thuận để bảo đảm việc phát triển sông khả chấp và cải thiện an ninh lương thực và cuộc sống của người dân.

 

Cứu Châu thổ Mekong nay là ưu tiên then chốt của Việt Nam.

 [Ảnh: Darwinek/NASA]

 

Cứu Châu thổ Mekong nay là ưu tiên then chốt của Việt Nam.  Tiến trình gồm có việc cộng tác đầy đủ ở cấp lưu vực, vì những vấn đề đã cho chúng ta thấy rằng bất cứ sự mất cân bằng trong bất cứ phần nào của sông cũng có ảnh hưởng ở hạ lưu và cuối cùng ảnh hưởng đến biển.  Sự cân bằng môi trường và an ninh lương thực không thể để cho mất các châu thổ.

 

.

No comments:

Post a Comment