(Thai farmers near Mekong lose land as riverbanks collapse)
Thitipan Pattanamongkol – Bình Yên Đông lược dịch
Mekong Eye – 13 February 2023
Một ngư dân lái chiếc thuyền của ông đi qua những cây chết đổ xuống sông Mekong
trong vụ sụp đổ bờ sông trong tháng 8 ở làng Ban Huai Kho trong tỉnh Nong Khai
ở đông bắc Thái Lan. [Ảnh: Paritta Wangkiat]
Nhiều câu hỏi chồng chất lên những thay đổi nước và phù sa của đập Xayaburi khi sông nuốt đất của nông dân.
NONG KHAI, THAILAND ― Các cộng đồng Thái sống dọc theo sông Mekong đã thấy trước mắt đất của họ biến mất vì bờ sông sụp đổ. Tuy nhiên, cái gì khiến cho những bờ sông nầy sụp đổ thì chưa rõ.
Cư dân địa phương liên kết việc sụp đổ bờ sông với dòng nước bất thường được thấy kể từ khi một đập khổng lồ trên sông Mekong ở Lào bắt đầu hoạt động thương mại.
Một tấm bảng “ĐỪNG VÀO” đã được dựng lên trên bờ sông Mekong ở làng Ban Huai Kho trong huyện Sangkhom, là một phần của tỉnh Nong Khai ở đông bắc Thái Lan.
Phía sau tấm bảng là một vách đất thẳng đứng, tàn tích của 0,8 hectares đất phì nhiêu từng do Sukim Khamkhong và gia đình bà làm chủ. Đất bị nuốt chửng bởi Mekong hùng vĩ hồi tháng 8 vừa qua.
Nguồn: Mapbox
“Chúng tôi sử dụng đất để canh tác,” bà nói, chỉ tay đến đất nay chỉ xuất hiện trên bằng khoán đất được in của bà.
“Chúng tôi trồng rau cải và chuối ở đó và cắt lá để bán. Chúng tôi đã mất thu nhập khi đất không còn. Một phần của thu nhập được dùng để trả học phí của cháu tôi.”
Miếng đất bên cạnh và xa hơn cũng chuồi vào nước. Không xa từ cộng đồng của Sukim, bờ sông ở làng Ban Phu Khao bị sạt lở từ 20 đến 30 m trong vòng vài ngày trong mùa mưa vừa qua.
Những tai nạn sụp đổ bờ sông đã xảy ra nhiều năm, từ từ ăn lấy của cải của các cộng đồng canh tác sống dọc theo sông Mekong. Năm ngoài là năm tồi tệ nhất kỷ lục đối với các làng ở Nong Khai vì mưa quá nhiều và thủy triều cao làm tăng độ thấm của đất, khiến sạt lở thêm dọc theo bờ sông.
Một nghiên cứu của hệ thống các cộng đồng Thái sống dọc theo sông Mekong, Hiệp hội Phục hồi Sinh thái và Hiệp hội Chăm sóc Thiên nhiên, chỉ ra nhiều yếu tố của việc sạt lở bờ sông ở các tỉnh đông bắc Thái Lan, một vấn đề đã trở nên nghiêm trọng trong những năm gần đây.
Sukim Khamkhong mất 0,8 hectares đất canh tác vì bờ sông sụp đổ ở làng Ban Huai Kho,
huyện Sangkhom, tỉnh Nong Khai. [Ảnh: Thitipan Pattanamongkol]
Các yếu tố gồm có mưa lớn và dòng nước bất thường do các đập ở thượng lưu gây ra. Những yếu tố nầy cùng với việc ngăn chận phù sa trong các đập, cũng như việc hút cát bất hợp pháp, làm giảm khối lượng phù sa được mang đi đến các quốc gia ở hạ lưu và gây ra lở đáy sông đưa đến mức sạt lở gia tăng.
Nghiên cứu cũng ước tính mất mát kinh tế của việc sụp đổ bờ sông ở 3 tỉnh đông bắc Thái Lan – Nong Khai, Nakhon Phanom và Mukdahan – tương đương với 25 triệu baht (748.000 USD). Trị giá nầy được ước tính từ việc mất mát tài sản vì sạt lở, gồm có 14 hectares trong năm 2011 và 2013.
Không có nghiên cứu có hệ thống về ảnh hưởng xã hội và kinh tế của việc sụp đổ bờ sông hồi năm ngoái. Nhưng trong con mắt của dân làng ở đó, sạt lở sẽ tồi tệ thêm nếu không có hành động của giới chức quốc gia và khu vực.
Những thay đổi rõ ràng để tất cả mọi người thấy
Sạt lở đã thay đổi bản chất của bờ sông Mekong. Dốc nguyên thủy của nó đi xuống sông từ từ, cung cấp cho người dân việc tiếp cận với nước và đất canh tác phì nhiêu.
Bờ sông ở làng Ban Huai Kho, huyện Sangkhom, tỉnh Nong Khai sụp đổ
và trở nên vách thẳng đứng. [Ảnh: Thitipan Pattanamongkol]
Tự nhiên, bờ sông Mekong đi xuống từ từ đến sông, cung cấp cho người dân
việc tiếp cận với nước. [Ảnh: Paritta Wangkiat]
Ngư dân có thể neo thuyền của họ ở nơi nước cạn. Nông dân có thể canh tác trên bờ sông và tạo thu nhập. Người dân địa phương dủng bờ sông để giải trí và tổ chức lễ hội văn hóa duy trì sự ràng buộc giữa con người và sông.
Nhưng những mối liên hệ nầy bị cắt đứt khi bờ sông trở nên những vách đứng vì sạt lở, làm giảm không gian để các cộng đồng địa phương tác động qua lại với sông.
“Bờ sông rất rộng trong quá khứ,” On-anong Wongjak, một dân làng Ban Huai Kho, nói. “Tất cả các hoạt động quan trọng của các cộng đồng chúng tôi – từ canh tác và đánh cá đến tụ họp gia đình – được làm trên bờ sông. Chúng đã từ từ mất đi mỗi năm.”
Một phúc trình năm 2021 về những ảnh hưởng xuyên biên giới của các đập thủy điện trên dòng chánh Mekong, được công bố bởi Văn phòng Thủy lợi Quốc gia (ONWS), cho thấy rằng các vụ sụp đổ bờ sông được báo cáo trong tất cả 28 huyên của Thái Lan giáp với sông Mekong. Mỗi tai nạn đưa đến mất đất từ 0,3 đến 1.234 hectares.
Sạt lở lan tràn nhiều nhất trong quý 3 của năm 2020, gần 1 năm sau khi Lào bắt đầu điều hành thương mại đập Xayaburi trên dòng chánh Mekong. Tổng số diện tích bị sạt lở trên 3.600 hectares trong tất cả các huyện.
“Lần thứ nhất trong đời, tôi đã chứng kiến thiệt hại tồi tệ nhất bởi sụp đổ bờ sông trong cộng đồng của tôi,” Kankong Chanlong, Chủ tịch của Nhóm Bảo tồn Mekong ở Ban Huai Kho, Nong Khai, nói đến năm ngoái khi sạt lở bờ sông rộng lớn xảy ra trong cộng đồng của ông.
Một ngư dân lâu đời, Kankong quen thuộc với bản chất và lề lối của những dao động của nước trong sông Mekong. Ông biết rằng mực nước lên và xuống từ từ theo mùa – nó lên trong mùa mưa và xuống trong mùa khô.
Nhưng lề lối nầy đã thay đổi từ khi phát động đập Xayaburi ở Lào, khoảng 400 km về phía bắc của làng. Ông đã lưu ý rằng mực nước lên và xuống một cách nhanh chóng trong vài ngày, hay 1 ngày, bất kể mùa.
Việc sụp đổ bờ sông trong cộng đồng của ông hồi năm ngoái xảy ra 1 ngày sau khi mực nước thay đổi nhanh chóng – dòng nước trở nên xiết và làm sạt lở nặng nề bờ sông.
Kankong tin rằng vấn đề sạt lở đã xảy ra dưới tầm mắt của các nhà làm chánh sách mặc cho những hậu quả và cái giá nặng nề của nó.
“Chúng tôi đã sống dọc theo bờ sông Mekong suốt cả đời. Chúng tôi có thể thấy những thay đổi sau khi các đập ở thượng lưu được điều hành,” ông nói. “Tôi lo sợ sạt lở sẽ tồi tệ nếu có thêm đập được xây trên sông Mekong.”
Tìm nguyên nhân cội rễ
Xây bờ kè là giải pháp chủ yếu của giới chức Thái trong việc đối đầu với sạt lở dọc theo bờ sông Mekong, mặc dù nó thay đổi sinh thái phức tạp của bờ sông cung cấp nơi cư trú cho cá và đất giàu dinh dưỡng cho canh tác.
Trên 400 m bờ kè đã hay phải được xây ở Nong Khai mà thôi từ tài khóa 2020 đến 2023, tốn khoảng 43 triệu baht (1,3 triệu USD), theo một tài liệu của Văn phòng Ủy hội Tin tức Chánh thức Thái Lan.
Một bờ kè được xây dọc theo sông Mekong trong huyện Chiang Khong,
tỉnh Chiang Rai ở đông bắc Thái Lan. [Ảnh: Thitipan Pattanamongkol]
Sau một loạt sụp đổ bờ sông nghiêm trọng được báo cáo hồi năm ngoái, tỉnh trưởng Nong Khai và giới chức địa phương viếng thăm những nơi nầy để khảo sát thiệt hại và đưa ra các kế hoạch để xây thêm bờ kè.
Tương tự, giới chức trong các tỉnh khác giáp với sông Mekong đã tìm ngân sách từ chánh phủ trung ương để xây các bờ kè mới. Nhưng vỉ ngân sách có giới hạn, bờ kè không thể xây trong tất cả những nơi dễ hay đã bị ảnh hưởng bởi sạt lở.
Bờ kè được xây dọc theo sông Mekong trong làng Ban Muang, tỉnh Nong Khai ở Thái Lan. Xây bờ kè là giải pháp chủ yếu của giới chức Thái cố gắng để dương đầu với sạt lở. Tuy nhiên, các bờ kè cũng thay đổi sinh thái phức tạp của bờ sông, cung cấp nơi cư trú của cá và không gian cho các cộng đồng địa phương để tác động qua lại với nước.
Nguồn: Google Earth.
“Tôi chưa thấy các giới chức khởi động bất cứ việc ngăn ngừa sạt lở trong cộng đồng của tôi,” On-anong từ làng Ban Huai Kho nói, bà đã mất đất và nhà cho sông Mekong môt vài năm trước. Bà sống trong lo sợ mất thêm đất trong tương lai gần.
Một số dân làng muốn giới chức Thai có hành động ngoài việc xây bờ kè. Họ muốn biết nguyên nhận cội rễ của việc sụp đổ bờ sông và tìm cách để ngưng nó.
Saman Kaewohuang, Chủ tịch của Hội đồng Tổ chức Cộng đồng Ban Muang ở
Nong Khai, muốn các giới chức nghiên cứu những ảnh hưởng xuyên biên giới của các đập trên dòng chánh Mekong đối với việc sạt lở bờ sông.
Ông nêu tên các đập như những nghi phạm chánh. Sụp đổ bờ sông trong cộng đồng của ông và láng giềng đã trở nên thường xuyên hơn từ khi đập Xayaburi ở Lào hoạt động.
Được công bố trong năm 2018, nghiên cứu kỹ thuật của Ủy hội Sông Mekong chỉ ra rằng các đập thủy điện nằm trong viêc phát triển làm phù sa thay đổi lớn lao – có thể ảnh hưởng sự ổn định của bờ sông, theo quan điểm của dân làng. Các yếu tố khác gồm có thủy nông, nông nghiệp và thay đổi cách sử dụng đất.
Saman Kaewphuang, Chủ tịch của Hội đồng Tổ chức Cộng đồng Ban Muang
ở Nong Khai, trên bờ sông Mekong bị sụp đổ hồi tháng 8 năm ngoái,
lấy đi đất canh tác của dân làng. [Ảnh: Thitipan Pattanamongkol]
“Giới chức chánh phủ luôn luôn tránh nói về các đập khi chúng tôi liên kết chúng với vấn đề sạt lở. Tôi không biết tại sao. Có lẽ nói về các đập sẽ ảnh hưởng mối quan hệ ngoại giao [giữa Thái Lan và Lào],” ông nói.
Họ không thể im lặng về chuyện nầy. Chúng tôi đã thấy đất đai của chúng tôi biến mất ngay trước mắt. Sạt lở thật sự và một vấn đề khẩn cấp cho người dân sống dọc theo sông Mekong.”
.
No comments:
Post a Comment