Thursday, February 9, 2023

CÁC ĐẬP TRÊN THẾ GIỚI SẼ MẤT ¼ KHẢ NĂNG TRỮ NƯỚC VÀO NĂM 2050 – NGHIÊN CỨU CỦA LIÊN HIỆP QUỐC

(World's dams to lose a quarter of storage capacity by 2050 - UN research)

Reuters – Bình Yên Đông lược dịch

Reuters – January 11, 2023

 

Một cửa xả nước khô ở đập Hoover, và các bậc thang cuối cùng trên vách đá gần vòng trắng ngày càng lớn chung quanh hồ Mead, nơi mực nước đã tụt giảm lớn lao đến mức chưa từng thấy kể từ khi hồ được làm đầy sau khi xây đập Hoover, khi thay đổi khí hậu và nhu cầu nước gia tăng thu hẹp sông Colorado và tạo nên thách thức, ở thành phố Boulder, Nevada, Hoa Kỳ, ngày 17 tháng 4 năm 2022. [Ảnh: Caitlin Ochs]

 

SHANGHAI – Gần 50.000 đập lớn trên toàn thế giới sẽ mất trên ¼ khả năng trữ nước của chúng vào năm 2050 do phù sa lắng đọng, ăn mòn nước trên toàn cầu và an ninh năng lượng, theo một nghiên cứu của Liên Hiệp Quốc (LHQ) được công bố hôm Thứ Tư.

Khả năng của đập được dự trù giảm xuống từ 6.000 tỉ m3 còn 4.655 tỉ m3 vào năm 2050, và hành động phải được thực hiện để giải quyết vấn đề và bảo vệ hạ tầng cơ sở trữ nước quan trọng, Đại học LHQ nói.

Tích lũy của bùn trong các hồ chứa như kết quả của việc gián đoạn dòng chảy tự nhiên.  Nó có thể gây thiệt hại cho các turbines thủy điện và cắt giảm việc sản xuât điện.

Ngăn chận dòng phù sa dọc theo sông cũng có thể làm cho vùng thượng lưu dễ bị ngập lụt hơn và ăn mòn các nơi cư trú ở hạ lưu.

Nghiên cứu của LHQ xem xét dữ kiện từ trên 47.000 đập trong 150 quốc gia và nói 16% khả năng nguyên thủy đã bị mất.  Nghiên cứu nói Hoa Kỳ đang đối mặt với những mất mát 34% vào năm 2050, với Brazil ước tính bị mất 23%, Ấn Độ 26% và Trung Hoa 20%.

 

Một không ảnh cho thấy một tàu bị mắc cạn trên đập La Boca vì hạn hán ở miền bắc Mexico, ở Santiago, Mexico, ngày 8 tháng 8 năm 2022. [Ảnh: Daniel Beverril]

 

Các nhà phê bình từ lâu đã cảnh báo rằng cái giá xã hội và môi trường lâu dài của các đập khổng lồ thì vượt xa những lợi ích của chúng.

Vladimir Smakhtin, giám đốc Viện Nước, Môi trường và Y tế của Đại học LHQ và là một trong các tác giả của nghiên cứu, nói việc xây đập trên toàn thế giới đã giảm đáng kể, với khoảng 50 mỗi năm nay đang được xây, so với 1.000 vào giửa thế kỷ cuối.

“Tôi sẽ lập luận rằng câu hỏi chúng ta nên nêu lên hiện nay là cái gì để thay thế cho đâp – kể cả việc phát điện – xét rằng chúng đang được chấm dứt dần dần,” ông nói.

Trung Hoa tiếp tục ngăn đập các sông quan trọng, với thủy điện là thành phần then chốt của các kế hoạch của họ để cắt giảm việc sử dụng nhiên liêu hóa thạch và kiểm soát việc phóng thích khí nhà kiếng, nhưng những dự án như Three Gorges – cơ sở thủy điện lớn nhất thế giới – đã có gián đoạn xã hội và môi trường.

Các đập do Trung Hoa xây trên Mekong cũng làm gián đoạn dòng phù sa đến các quốc gia ở hạ lưu, biến khung cảnh và gây nguy hại cho cuộc sống của hàng triệu nông dân, theo nghiên cứu của Reuters hồi năm ngoái.

No comments:

Post a Comment