(In Vietnam, the mighty Mekong’s banks are crumbling as illegal sand miners run riot)
Sen Nguyen – Bình Yên Đông lược dịch
South China Morning Post – 26 December 2022
Hoàng hôn trên Đồng bằng sông Cửu Long ở miền nam Việt Nam.
Cát sông thường được dùng để xây cất ở Việt Nam vì nó có thể lấy ít tốn kém
từ các lòng lạch sông ở gần và vận chuyển dễ dàng bằng xà lan. [Ảnh: Shutterstock]
· Khai thác cát đang ăn mòn nền móng của Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), với một phúc trình gần đây cho thấy nó làm thay đổi dòng phù sa nhiều hơn các đập ở thượng lưu
· Lối thực hành trái phép được liên kết với những thảm họa chẳng hạn như sập cầu ở nơi khác. Các nhà hoạt động nói việc thiếu giám sát ở Việt Nam chịu trách nhiệm một phần
Khi bức tường chắn ao nuôi cá tra của nông dân nuôi cá Hồ Thị Bích Tuyền sụp đổ vào sông Hậu vài năm trước, bà biết ai là thủ phạm: những người khai thác cát trái phép.
“Họ lấy cát, và đáy sông càng ngày càng thấp hơn,” bà nói. “Họ rất nhiều. Những người khai thác cát đến gần bờ sông. Vì thế tôi báo với giới chức khu vực địa phương để đuổi họ đi, nhưng đến tối họ trở lại một lần nữa.”
Thiệt hại khiến cho 150 tấn cá tra của Tuyền thoát ra sông Mekong rộng lớn hơn gây tổn thất vài tỉ đồng (100.000 USD).
“Vì họ lấy cát, sạt lở rất hung hăng,” người chủ trại nuôi cá 40 tuổi ở Cần Thơ, thành phố lớn nhất trong vùng đồng bằng, nói.
Hồ Thị Bích Tuyền đứng trên đỉnh của bức tường bao cát
nhìn ra một trong các ao nuôi cá của bà, với sông Hậu ở sau lưng. [Ảnh: Sen Nguyen]
Khai thác cát đang ăn mòn nền móng của ĐBSCL, với một phúc trình hồi tháng rồi của Cục Thay đổi Khí hậu của Việt Nam và Cơ quan Phát triển Pháp do chánh phủ Pháp điều hành thấy rằng lối thực hành đã làm thay đổi dòng phù sa trong sông nhiều hơn cả các đập thủy điện – nhiều đập ở Trung Hoa và bị cáo buộc làm hạn hán ở hạ lưu thêm tồi tệ. Nhiều nhà nghiên cứu cũng cảnh báo về phù sa bị giữ lại ở các đập thượng lưu và nhánh sông.
Hà Huy Anh, quản đốc dự án quốc gia của tổ chức bảo tồn WWF Việt Nam, đồng tác giả một phần của phúc trình mô tả những điều được tìm thấy nầy, nói khai thác cát cũng hạ thấp cao độ của đáy sông và làm giảm số lượng nước ngầm cư dân có thể bơm để canh tác hay dùng trong nhà.
“Thay đổi khí hậu được cho là động cơ chánh [của các đe dọa đối với đồng bằng],” ông nói. “Nhưng trong thập niên qua, các nhà khoa học đã công nhận vai trò của phù sa và khai thác cát không khả chấp – và các đập ở thượng lưu – như những đe dọa lớn hơn của đồng bằng.”
Cát sông được ưa chuộng cho việc xây cất trong các thành phố như Phnom Penh, Cần Thơ và Hồ Chí Minh vì nó có thể được lấy rẻ tiền từ các lòng lạch sông ở gần, dễ vận chuyển bằng xà lan và có hột được lựa bởi kích thước, theo phúc trình.
Nhưng những nhà hoạt động và nhà nghiên cứu kêu gọi tìm kiếm vật liệu thay thế khả chấp hơn, vì ảnh hưởng môi trường của việc khai thác cát đã trở nên rõ hơn và sự truy lùng của Việt Nam để có thêm hạ tầng cơ sở để hỗ trợ cho việc phát triển kinh tế cho thấy ít dấu hiệu để ngưng lại.
Để hiểu tình trạng của cát trong đồng bằng, các nhà khoa học dựa vào các bài viết học thuật được duyệt xét nhóm và dữ kiện của Ủy hội Sông Mekong. Nó cho thấy rằng đồng bằng đang bị mất ròng 27,5-39,5 triệu tấn cát mỗi năm, vì số lấy đi từ đáy sông nhiều hơn số có thể được thay thế qua các tiến trình tự nhiên – chẳng hạn như dòng phù sa từ thượng lưu Mekong.
Theo dõi tình trạng chính xác của cát ở đồng bằng thì hầu như không thể được mà không có một nguồn dữ kiện thống nhất và tổng thể, Hà Huy Anh nói, đó là lý do WWF Việt Nam đang làm việc với Cơ quan Quản lý Tai họa của quốc gia, được sự hỗ trợ của chánh phủ Đức, để phát triển một “ngân sách cát” cho ĐBSCL.
Dự án nhằm mục đích cung cấp cái nhìn tốt hơn về sự di chuyển của cát trong đồng bằng, cũng như theo dõi hoạt động khai thác và xác định bao nhiêu cát chứa ở đáy sông, bằng cách sử dụng các dụng cụ kỹ thuật như khảo sát sonar và phân tích vệ tinh.
Cầu Cần Thơ, một gạch nối giao thông then chốt ở ĐBSCL, việc khai thác cát trái phép được liên kết với sập cầu ở nơi khác ở Á Châu. [Ảnh: Sen Nguyen]
Đời sống gặp nguy hiểm vì thiếu giám sát
Khai thác cát trái phép được liên kết với những thảm họa chẳng hạn như sập cầu ở Ấn Độ, theo một phúc trình hồi năm ngoái của Hệ thống Đập, Sông và Con người Nam Á.
Ở Việt Nam, chuyên viên đa dạng sinh học độc lập Nguyễn Hữu Thiện lo sợ cho tương lai của những cây cầu quan trọng như Mỹ Thuận trong tỉnh Vĩnh Long, với nền móng có vẻ bị rủi ro.
Ông chỉ vào cù lao Minh, sụp dổ xuống sông hồi đầu tháng nầy vì nó “bị xói mòn một cách tàn phá, [khiến] 4,1 hectares đất biến mất trong vài giờ, có nghĩa là đáy sông trống rỗng.” Hàng chục người mất nhà và đất canh tác trong tai nạn.
Xà lan chỡ cát trên sông Mekong gần thành phố Cần Thơ, Việt Nam.
[Ảnh: Reuters]
Nhưng những xà lan cát vẫn là cảnh phổ biến ở ĐBSCL. Nói chuyện tại buổi hội thảo quản lý cát ở thành phố Cần Thơ hôm Thứ Hai tuần trước, đồng tổ chức bởi WWF Việt Nam, Dương Văn Ni, một giảng viên khoa môi trường và tài nguyên thiên nhiên của Đại học Cần Thơ, so sánh ĐBSCL với một con thú sống và phù sa của nó là những bộ phận của cơ thể. “Cát là chân của đồng bằng. [Bằng cách lấy nó đi] chúng ta chặt chân của chúng ta, vì thế trong tương lai khi chúng ta lớn mạnh chúng ta sẽ không có chân để đi,” ông nói.
Trên Facebook, nhiều nhóm người Việt tăng nhanh việc bán cát với giá hời – cung cấp cho những khách hàng tương lai số điện thoại, nhưng không có tên công ty hay giấy biên nhận.
Trên Facebook, con buôn cung cấp trong This Week in Asia cát không có biên nhận được lấy từ sông trong tỉnh An Giang, nơi chánh quyền địa phương đã báo cáo doanh nghiệp bán và chuyên chở cát bất hợp pháp không có biên nhận hay giấy phép.
Một phần của vấn đề là thiếu giám sát. Huy Anh của WWF Việt Nam nói các sở tài nguyên và môi trường của các tỉnh ở đống bằng thiếu dụng cụ, chẳng hạn như drones có máy chụp ảnh, để theo dõi việc khai thác cát và “chỉ có 1 hay 2 nhân viên được giao nhiệm vụ giám sát tài nguyên thiên nhiên, trong khi họ cũng có nhiệm vụ khác”.
Việc đào cát hung hăng và được kiểm soát kém đã gây ra nhiều vấn đề ở nơi khác trong khu vực Mekong. Một nghiên cứu của Nanyang Technological University (Đại học Kỹ thuật Nanyang) được công bố hối năm ngoái cho thấy rằng việc khai thác đáy sông rộng lớn ở Cambodia là nguyên nhân của mực nước giảm trong Tonle Sap, hồ nước ngọt lớn nhất Đông Nam Á.
Trở lại Việt Nam, nông dân nuôi cá Tuyền nói bà không thấy những người khai thác cát gần trang trại của bà nhiều năm, nhưng bà phải đối phó với những hậu quả của hành động của họ để lại.
Sau khi sạt lở khiến cho bờ sông giáp với trang trại của bà ‘biến mất’, Tuyền nói bà bắt đầu giữ cái còn lại – mướn công nhân để xây 4 lớp phòng thủ mới gồm có 2 hàng cây ở dưới nước; một bức tường bao cát và được phủ ở trên bằng các khối bê tông, và một hàng rào sắt ở dưới nước ở trong cùng để giữ cá tra của bà.
“Tôi đang giữ bờ sông nầy, bằng không [nếu] nó sạt lở, sẽ không có đường cho tôi sử dụng để giao cá của tôi,” bà nói, thêm rằng vì doanh nghiệp của bà là doanh nghiệp gia đình bà “đang làm vì cha mẹ của bà”.
.
No comments:
Post a Comment