(Opinion: The hidden waters of the Himalayas are key to mitigating disasters)
Omair Ahmad – Bình Yên Đông lược dịch
The Third Pole – February 7, 2023
Nhân viên của Lực lượng Đáp ứng Tai họa Quốc gia phá bỏ một khách sạn
sau khi nó bị nứt, ở Joshimath, bắc Ấn Độ, trong tháng 1 năm 2023.
Himalayas thường được xem như bức thành đá, nhưng nước trong băng hà,
sông và các mạch nước ngầm giữ núi non lại với nhau. [Ảnh: Anushree Fadnavis]
Nếu chúng ta muốn tránh lặp lại tai họa gần đây ở Joshimath, chúng ta cần hiểu biết sâu hơn về sông, các mạch nước ngầm và đất đông đá ở Himalayas
Chỉ trong vài tuần di tản một phần của Joshimath, một thị trấn hành hương cỗ ở Uttarakhand, bắc Ấn Độ, đất bắt đầu chìm xướng dưới một nơi định cư khác ở Himalayas. Tuần rồi, sụt lún xảy ra ở một làng trong huyện Doda của Jammu và Kashmir. Việc phát triển đáng lo ngại làm nổi bật làm thế nào mà cuộc sống và an toàn của người dân càng ngày càng gặp rủi ro trong vùng Himalayas, khi núi non cao nhất trên thế giới có vẻ càng ngày càng dễ vỡ hơn.
Đối với các nhà địa chất và những ai nghiên cứu khu vực, điều nầy không làm ngạc nhiên. Himalayas là rặng núi trẻ nhất trên thế giới, được tạo nên khi khối đất của tiểu lục địa Ấn Độ đập mạnh vào Á Châu 50 triệu năm trước. Ngày nay, lực cấu tạo vỏ trái đất tiếp tục đẩy sự tăng trưởng của núi. Sự ổn định, do đó, luôn luôn là ảo tưởng của con người, vì đời sống ngắn ngủi của chúng ta so với thời gian mà các sự kiện địa chất xảy ra.
Một phần của ảo tưởng nầy là tưởng tượng những núi nầy như đá đặc, thay vì được trộn lẫn với nước – băng hà, sông và mạch nước ngầm – cung cấp sự ổn định và điều kiện cho đời sống. Hamalayas được mô tả như ‘Tháp nước” của Á Châu, công thận số lượng nước đá và băng hà nó giữ, nhưng vai trò của các dạng khác của nước thường bị bỏ quên bởi quần chúng và các nhà làm chánh sách. Điều nầy đặc biệt đúng với suối, là nguồn nước chánh của người dân sống ở vùng núi. Vì các cộng đồng núi trong vùng Himalayas thườn nghèo hơn, hay vì gánh nặng chánh của quyến rũ nước nằm ở phụ nữ, các con suối đang khô cạn chỉ bắt đầu được chú ý gần đây. Điều nầy không nói rằng các chuyên viên và nhà hoạt động đã bỏ quên những vấn đề nầy, họ đã báo động về “nước ẩn nấp” từ lâu.
Thí dụ, trong trường hợp của Joshimath, Piyoosh Rautela – nay là giám đốc diều hành của Trung tâm Quản lý và Giảm nhẹ Tai họa của chánh quyền Uttarakhand – đồng tác giả của bức thư trong năm 2010 đến tạp chí Current Science nhấn mạnh rằng một mạch nước ngầm ở gần đã bị thủng trong tiến trình khoan một đường hầm cho một dự án thủy điện, với ảnh hưỡng tiềm tàng đối với các con suối và hệ sinh thái. Nói cách khác, ông nhấn mạnh rằng không chỉ đá và đất quan trọng trong việc tạo nên các tai họa dài hạn, mà còn có nước. Mặc dù những lý do chính xác của Joshimath đang chìm, và của làng ở Doda, sẽ mất một số thời gian để giải đoán đầy đủ, quan điểm của Rautela là cái cần được hiểu rõ hơn.
Làm thế nào để ghi nhận nước ‘ẩn nấp’ ở Himalayas
Trong tháng 10 năm 2022, chủ bút Nepal của The Third Pole, Ramesh Bhushal, tổ chức một chuyến đi thực địa cho một nhóm phóng viên Nam Á. Trong chuyến đi nầy, học giả và cựu bộ trưởng nước Dipak Gyawali của Nepal giải thích một dự án để bổ sung nước ngầm. Dựa trên các lối thực hành truyền thống, các ao bổ sung nước được đào tại các vị trí đặc biệt trên sườn núi. Chúng được thiết kế để làm chậm vận tốc của nước mưa chảy tràn thay vì đổ dốc và làm cho việc suy thoái đất thêm tồi tệ, nước ngấm vào núi, bổ sung các suối.
Sự hiểu biết của mỗi đồi nầy như một ‘tháp nước’ – như một hồ chứa nước cần bổ sung và phải được nuôi dưỡng – trở nên càng ngày càng quan trọng khi nhiệt độ toàn cầu gia tăng. Không khí càng ấm hơn, nó có thể giữ nước nhiều hơn, có nghĩa là những đợt khô kéo dài hơn và thời kỳ ướt mạnh hơn. Đất khô hơn và lâu hơn hấp thu ít nước hơn, có nghĩa là một ảnh hưởng của thay đổi khí hậu là sự hạ thấp trong việc bổ sung tầng nước ngầm, mặc dù số lượng nước mưa cao hơn trong mùa mưa ngắn hơn.
Thiếu hiểu biết của nước sâu hơn, hay ẩn nấp, cũng là một phần lớn trong thiệt hại do các dự án thủy điện gây ra. Các dự án dòng chảy (run-of-the-river) được bảo vệ như “nhân từ sinh thái” bởi những người ủng hộ chúng, nhưng chúng vẫn chuyển 95% nước từ sông, và những đường hầm bằng xi măng không để cho nước ngấm vào đất. Bằng thiết kế, chúng lấy đi môi trường núi của nước cần thiết để bổ sung cho các tầng nước ngầm, và để nuôi rễ cây giữ cho sườn núi ổn định.
Ở các độ cao cao hơn, có sự lo sợ lớn hơn của cái sẽ xảy ra do ảnh hưởng của thay đổi khí hậu đối với nước ẩn nấp ở đó – đất đông đá. Những điều được tìm thấy đáng lo ngại mới đến gần đây từ Bắc cực rằng các hồ không được giả sử để biến mất trong 1 thế kỷ trong các mô hình khoa học hiện nay, đã biến mất. Một lý do tại sao các mô hình khoa học có thể đã bỏ sót kết quả nầy là chúng không bao gồm làm thế nào mưa ấm hơn sẽ ảnh hưởng đất đông đá. Khi đất đông đá biến mất, đất lơi ra, và hồ bị tháo nước.
Joshimath tỏa sáng địa vị nổi bật hiếm có đối với vấn đề
Ở Himalayas, hầu hết chú trọng cho đến nay là về băng hà. Khi Pakistan, Trung Hoa, Ấn Độ, Nepal và Bhutan xây các dự án thủy điện, một phần của việc tính toán của họ là số lượng chung của nước sẽ không giảm và có thể gia tăng ở ngoài lề trong một số năm. Cái mà điều nầy không cứu xét là sự thụt lùi của băng hà và đất đông đá tan ra sẽ làm đối với sự ổn định của sườn núi Himalayas.
Để đáp ứng với Joshimath đang chìm, có sự chú trọng hiếm hoi bởi truyền thông dòng chánh đối với vấn đề bị bỏ quên từ lâu của an ninh con người ở Himalayas. Hy vọng rằng, điều nầy sẽ thúc đẩy việc thảo luận được tham gia nhiều hơn về cái đang xảy ra, và những nguy hiểm mà tháp nước của Á Châu đối mặt. Và, như thí dụ của dự án để bổ sung các suối ở Nepal cho thấy, nếu chúng ta muốn núi non tiếp tục nuôi dưỡng chúng ta, chúng ta phải không làm mất ổn định chúng. Không quá trể để bắt đầu.
No comments:
Post a Comment