Thursday, February 9, 2023

BÁ QUYỀN NƯỚC CỦA TRUNG HOA VÀ HOA KỲ TRONG LƯU VỰC SÔNG MEKONG

(China’s Hydro-Hegemony and the United States in the Mekong River basin)

Kensak Amano, Yamato University – Bình Yên Đông lược dịch

Academia Letters – December 2021

 


Phần giới thiệu

Lưu vực sông Mekong đã thấy xung đột đáng kể giữa Trung Hoa và Hoa Kỳ (US).  Kể từ Chiến tranh Đông Dương, các quốc gia Đông Nam Á (ĐNA) đã gia tăng sự đoàn kết của họ, nhưng Trung Hoa, với lãnh thổ bao gồm vùng thượng lưu của sông Mekong, đã xây dựng nhiều đập trên sông, gây va chạm với các quốc gia nằm ở phía dưới.  Những hành động của Trung Hoa đã bị chỉ trích như để chứng minh bá quyền nước vì họ đơn phương phát triển dọc theo sông.  Nhưng trong những năm gần đây, Trung Hoa đã nói chuyện với Ủy hội Sông Mekong (Mekong River Commission (MRC)), gồm có các quốc gia ở hạ lưu, và đang cung cấp dữ kiện thủy học, cho thấy tiến đến một thái độ hợp tác hơn.  Khi Trung Hoa bắt đầu xây dựng mối liên hệ với các quốc gia trong lưu vực, lợi dụng ưu thế của sự dịu bớt va chạm nầy, họ tiến vào lưu vực sông Mekong, mặc dù Hoa Kỳ có vẻ tước lấy hành động như thế, và đang tìm cách để tăng cường mối liện hệ của mình với các quốc gia khác có chung lưu vực Mekong.

Bài viết nầy mô tả tiến triển của mối liên hệ của Trung Hoa với các quốc gia trong lưu vực sông Mekong trong bối cảnh của chiến lược nội các chánh thức cầm đầu bởi Obama (tái quân bình Á Châu), Trump (Mỹ Trước hết), và Biden (chủ nghĩa quốc tế).  Nó trình bày những tranh chấp về nguồn nước từ quan điểm an ninh ngoại lệ (non-traditional) với sự vắng mặt của sức mạnh quân sự.  Sông Mekong được xem như Sông của Chiến tranh trong Chiến tranh Việt Nam, và sau đó, nó trở thành một vùng hợp tác trong đó nhiều tổ chức quốc tế khác nhau cùng làm việc một cách hòa bình.  Nếu xung đột Trung Hoa-US đào sâu, nó có thể trở lại đặc tính trước đây, khiến chúng ta phải để mắt đến tương lai.

 

1. “Tái quân bình Á Châu” của nội các Obama

Tại sao Hoa Kỳ, một quốc gia thứ ba không nằm trong lưu vực sông quốc tế và cách xa trên hàng ngàn km, dính líu đến sông Mekong?

Trong việc thảo luận sự can thiệp hậu chiến, Văn phòng Khẩn hoang Hoa Kỳ (United States Bureau of Reclamation (USBR)) gởi một toán tiền thám sau khi Cơ quan Hợp tác Quốc tế Hoa Kỳ (United States International Cooperation Agency (USICA)) ký kết một thỏa thuận diều tra với Cambodia, Lào, Thái Lan và Việt Nam trong năm 1956.  Trong thập niên 1970s, cộng sản ở Đông Dương (đó là, Việt Nam, Lào, và Cambodia) buộc ngưng chánh sách can thiệp của Hoa Kỳ vì sự thất bại của chánh sách bao vây cộng sản ở ĐNA.  Từ đó, không có dấu hiệu của sự can thiệp tích cực được quan sát trong khu vực sông Mekong cho đến khi “tái quân bình Á Châu” của nội các Obama.

Sự chuyển tiếp của Myanmar, dưới chánh phủ quân sự, sang chánh quyền dân sự trong tháng 3 năm 2011 châm ngòi cho sự trở lại sông Mekong của Hoa Kỳ.  Với nguyên tắc chuyển đổi dân sự, các công ty ngoại quốc đi vào thị trường và đầu tư ngoại quốc trở nên tích cực.  Là “biên giới cuối cùng ở Á Châu,” nó sôi sục với sự tăng vọt ở Myanmar.

Nội các Obama của đảng Dân chủ, được thành lập trong tháng 1 năm 2009, thay đổi từ chủ nghĩa hoạt động đơn phương của nội các Bush sang hợp tác đa phương dựa trên sự phản chiếu, chẳng hạn như sa lầy trong Chiến tranh Iraq khi Hoa Kỳ lật đổ chánh quyền độc tài của Hussein (Clinton, 2011).  Trong phiên họp bộ trưởng ASEAN trong tháng 7 năm 2009, Thái Lan, rồi cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ, Hillary Clinton, tuyên bố rằng, “Hoa kỳ trở lại.”

Trong cùng năm, Clinton phát động Sáng kiến Hạ lưu Mekong (Lower Mekong Initiative (LMI)), xoáy quanh các lãnh vực liên quan đến môi trường, cùng với Ủy hội Sông Mississippi (Mississippi River Commission (MRC)) và Ủy hội Sông Mekong, có cùng chữ viết tắt.  Vì lý do nầy, họ gọi 2 MRCs là “sông anh em” và đề nghị thiết lập mối liên hệ hợp tác (United States Department of State, 2012a).  Tại Phiên họp Bộ trường LMI lần thứ 5th vào tháng 7 năm 2012, Hoa Kỳ hứa cung cấp ủng hộ và tài trợ cho việc quản lý nguồn nước và phát triển hạ tầng cơ sở (United Stats Department of State, 2012b).

Theo yêu cầu của Clinton, giới chức tình báo công bố một phúc trình cúa tựa đề An ninh Nước Toàn cầu (Global Water Security) trong tháng 3 cùng năm.  Phúc trình nói rằng sông Mekong là một lưu vực sông “quan trọng chiến lược (Intelligence Community Assessment, 2012) và rằng vấn đề nguồn nước không chỉ khuếch đại sự bất ổn định của quốc gia và đưa đến sự chia rẽ mà còn hỗ trợ nền an ninh của Hoa Kỳ.

 

2. Can thiệp của nội các Trump

Năm 2017, Hoa Kỳ chuyển từ Đảng Dân chủ sang Đảng Cộng hòa, khi Donald Trump đắc cử tồng thống.  Vì Trump chủ trương “Mỹ trước hết,” ông có vẻ trở lại chánh sách cô lập từ quan điểm của cộng đồng quốc tế.  Lập trường của ông được phản chiếu trong sự vắng mặt liên tục của ông ở Thượng đỉnh Đông Á, một sự kiện ngoại giao quan trọng của ASEAN, khiến các thành viên của ASEAN đã bày tỏ thất vọng với sự kiện rằng Hoa Kỳ không tôn trọng Á Châu.  Thay vào đó, mặc dù Trung Hoa có vấn đề lãnh thổ ở Biển Đông, họ tiến hành từng quốc gia để bao gồm vào phe của họ.

Tuy nhiên, các học giả chỉ ra rằng nội các Trump có ý định tăng cường mối quan hệ ngoại quốc thay vì lưu vực sông Mekong.  Như một tiền đề, một biên bản ghi nhớ có tựa đề Khuôn khổ Chiến lược ở Ấn Độ-Thái Bình Dương (Strategic Framework in the Indo-Pacific) được soạn thảo trong tháng 2 năm 2018 (White House, 2021).  Khi được tiết lộ hoàn toàn, biên bản ghi nhớ nầy (được giải mật trong tháng 1 năm 2021) tuyên bố trong phần Đồng minh và Đối tác nhấn mạnh đến sự can thiệp trong khu vực và khái niệm của đấu trường Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và rộng mở.

Từ năm 2019, nội các Trump bao gồm LMI như một phần của Chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương (Indo-Pacific Strategy (IPS)).  Ngoài ra, một sáng kiến mới được phát động để đáp ứng nhu cầu của các quốc gia ở hạ lưu sông Mekong (Thao, 2020).  Dự án Sáng kiến Dữ kiện Nước sông Mekong (Mekong River Water Data Intiative) được đặt vào vị trí như chia sẻ dữ kiện thủy học để cải thiện vai trò của MRC, để có thể tiên đoán lũ lụt và hạn hán, và giúp các quyết định chánh sách.  LMI cung cấp Hoa Kỳ với tài chánh và kỹ thuật trong việc phát triển các quốc gia ở hạ lưu sông Mekong với Hoa Kỳ cung cấp hỗ trợ một số tiền tổng cộng trên 3,5 tỉ USD.

Chiến tranh tin tức nhằm mục dích đánh vào Trung Hoa cũng có thể được quan sát.  Hoa Kỳ tài trợ nhà nghiên cứu Eyes on Earth công bố một phúc trình vào tháng 4 năm 2019 (Basist & Williams, 2020).  Phúc trình xem xét ảnh hưởng của việc xây đập liên tiếp ở Trung Hoa, thượng lưu sông Mekong, dựa trên dữ kiện hình ảnh vệ tinh từ năm 1992 đến 2019.  Theo phúc trình, khi đập Nuozhadu (Nọa Trát Độ) bắt đầu hoạt động trong năm 2012, dòng chảy của sông đã thay đổi đáng kể vì ảnh hưởng của các đập liên tiếp ở Trung Hoa.  Đặc biệt trong năm 2019, tụt giảm kỷ lục trong khối lượng nước trong các nhánh ở hạ lưu được quy cho việc giới hạn xả nước từ các đập ở Trung Hoa.

Đáng chú ý, các vấn đề an ninh đã trở thành một động lực quan trọng để hợp tác.  Vào tháng 6 năm 2019, Bộ Quốc phòng soạn thảo phúc trình IPS, trong đò Hoa Kỳ đang giúp sông Mekong để bảo vệ an ninh biên giới hay ngăn chận buôn lậu ma túy, động vật hoang dã, và vũ khí (United States Department of Defense, 2019).  Tại Phiên họp Bộ trưởng LMI lần thứ 12th được tổ chức trong tháng 8 năm 2019, Ngoại trường Mike Pompeo chúc mừng kỹ niệm lần thứ 10th của việc thành lập LMI và nói rằng,” Chúng tôi sẽ tiếp tục giúp bảo vệ chủ quyền và an ninh của các bạn, giúp các bạn thịnh vượng kinh tế, và bảo vệ văn hóa phong phú và môi trường của các bạn.”  Tuyên bố nầy phản ánh tầm quan trọng của an ninh đối với sông Mekong như một trụ cột quan trọng của IPS.  Đồng thời, LMI của Hoa Kỳ cần được tái xây dựng để chống lại sự bành trướng nhanh chóng của Hợp tác Lancang-Mekong (Lancang-Mekong Cooperation (LMC)) của Trung Hoa.

Vào tháng 9 năm 2020, một phiên họp cấp bộ trưởng trên mạng được tổ chức giữa các quốc gia ở hạ lưu sông Mekong và Hoa Kỳ.  Nghị trình xoay quanh khái niệm phát triển và loại bỏ LMI hoạt động từ năm 2009 và xây dựng trên sự thành công của nó để tăng cường Hợp tác Mekong-Hoa Kỳ (Mekong-United States Partnership).  Bản tuyên bố chung được chấp thuận nói rằng Hoa Kỳ sẽ đóng một vai trò trong việc tăng cường minh bạch và nâng cao việc cai quản, toàn vẹn kinh tế, và tăng trưởng khả chấp tổng thể.  Ngoài ra, nó sẽ giúp lấp các khoảng trồng trong việc phát triển khu vực.  Cuối cùng, nó loan báo rằng Hoa Kỳ sẽ đóng góp trên 150 triệu USD cho các doanh nghiệp liên hệ (United States Department of State, 2020).

Ngoài ra, nó sẽ bổ sung sự kềm chế của Trung Hoa trong cuộc xung đột Hoa Kỳ-Trung Hoa mới vừa xuất hiện dưới thời nội các Trump.  Xung đột kinh tế giữa 2 quốc gia bắt đầu khi Hoa Kỳ có thâm thủng mậu dịch to lớn với Trung Hoa và áp đặt thêm thuế trên căn bản vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của Trung Hoa.  Xung đột nầy mang một lịch sử của chuyển chú ý từ việc áp đặt cấm vận và thuế khóa của nhà nước đến trận chiến để lãnh đạo kỹ nghệ kỹ thuật cao.

Myanmar là quốc gia với tình hình thay đổi đáng kể vì sự can thiệp của Hoa Kỳ trong các quốc gia lưu vực sông Mekong.  Vào tháng 2 năm 2021, lực lượng quân sự ở Myanmar bất thần công bố tình trạng khẩn cấp và nắm quyền vì bầu cử gian lận của chánh phủ hiện thời.  Cộng đồng quốc tế cáo buộc một cuộc đảo chánh của lực lượng quân sự.  Tình hình hay thay đổi, vì sự can thiệp của Hoa Kỳ trong khu vực sông Mekong, kể cả sự suy đoán của Trung Hoa, thì không rõ vào thời điểm nầy.

 

Tài liệu tham khảo

Basist, Alan and Claude Williams (2020) “Monitoring the Quantity of Water Flowing Through the Upper Mekong Basin Under Natural (Unimpeded) Conditions,” https://www.eyesonearth.org/reports.  

Clinton, Hillary R. (2011) “America’s Pacific Century,” Foreign Policy, October 11, 2011.

Intelligence Community Assessment (2012) “Global Water Security,” http://www.state.gov/e/oes/water/ica/index.htm.  

Thao, Chu Minh (2020) “Role of the US Lower Mekong Initiative in the Mekong Region,” INDO-PACIFIC ANALYSIS BRIEFS 2020, Vol.10.

US Department of State (2012a) “Lower Mekong Initiative,” http://www.state.gov/p/eap/mekong/index.htm.  

US Department of State (2012b) “Lower Mekong Initiative,” http://www.state.gov/r/pa/prs/ps/2012/07/194963.htm.  

US Department of Defense (2019) Indo-Pacific Strategy Report, June 1, p. 51, https://media.defense.gov/2019/Jul/01/2002152311/-1/-1/1/DEPARTMENT-OF-DEFENSE-INDO-PACIFIC-STRATEGY-REPORT-2019.PDF.    

US Department of State (2020) “Mekong-U.S. Partnership Joint Ministerial Statement,” https://asean.usmission.gov/mekong-u-s-partnership-joint-ministerial-statement/.

White House (2021) “United States Strategic Framework for the Indo-Pacific,” https://trumpwhitehouse.archives.gov/wp-content/uploads/2021/01/IPS-Final-Declass.pdf. 

No comments:

Post a Comment