Friday, February 10, 2023

PHỎNG VẤN: ‘NGƯỜI DÂN THÁI CẦN CÓ TIẾNG NÓI TRONG THỦY ĐIỆN MEKONG’

 (Interview: ‘Thai people need to have a say in Mekong hydropower’)

 

Tyler Rodney – Bình Yên Đông lược dịch

The Third Pole – January 31, 2023

 

Giới trẻ bản xứ ở Karen tụ họp trên bờ sông Salween ở Công viên Hòa bình Salween ở tiểu bang Karen của Myanmar, vào Ngày Hành động cho Sông Quốc tế 2018.

[Ảnh: Pai Deetes]

 

Nhà vận động môi trường Pai Deetes nói về tương lai của các sông ở Thái Lan và chánh sách môi trường

Với cuộc tổng tuyển cử đang đến gần trong tháng 5, năm 2023 được xem là một năm quan trọng của chánh sách môi trường ở Thái Lan, nhất là khi nói đến các sông.  Về phía tây của quốc gia, các kế hoạch xây đập và bất ổn dân sự bên kia biên giới ở Myanmar đe dọa đa dạng sinh học và các nhóm dân bản xứ dọc theo sông Salween.  Về phía đông, việc xây cất các đập phần lớn do Trung Hoa cầm đầu trên Mekong tiếp tục đều đặn, với các hệ quả lớn lao cho toàn thể khu vực.

Cùng lúc, ở trong nước, tranh luận chung quanh nền kinh tế Sinh học-Tuần hoàn-Xanh (Bio-Circular-Green (BCG)) của chánh phủ Thái.  BCG là một mô hình quốc gia nhiều thành phần mới chớm nở để phát triển và phục hồi sau đại dịch được ban hành trong năm 2021.  Các nhà phê bình nói rằng các kế hoạch, hoạt động cho đến năm 2026, ưu đãi các công ty lớn và không đề cập đến vấn đề sông xuyên biên giới.

Pianporn (Pai) Deetes, giám đốc quốc gia Thái Lan và Myanmar của tổ chức bất vụ lợi International Rivers (Sông ngòi Quốc tế), đã không ngừng vận động cho các sông của Thái Lan từ nhiều thập niên, hợp tác với các học giả và cư dân của các làng xa xôi dọc theo Salween và Mekong.  Pai Deetes nòi chuyện với The Third Pole trong tháng 1 năm 2023 về tương lai của môi trường và xã hội dân sự ở Thái Lan.

 


Pianporn (Pai) Deetes nói chuyện ở Câu lạc bộ Phóng viên Ngoại quốc ở Thái Lan vào ngày 17 tháng 8 năm 2022, ngày Tòa án Hành chành Tối cao loan báo việc bác đơn kiện đập Xayaburi.  Đơn kiện được đệ nạp trong năm 2012 bởi Hệ thống Người Thái trong 8 Tỉnh Mekong, có ý định giao trách nhiệm cho các giới chức Thái trong thỏa thuận mua điện với đập Xayaburi ở Lào. [Ảnh: Wichai Juntavaro]

 

The Third Pole: Mô hình BCG mới của Thái Lan bị cáo buộc ủng hộ rất nhiều cho các công ty lớn và độc quyền ở Thái Lan.  Làm thế nào xã hội dân sự có thể đẩy lùi?

 

Pai Deetes: Đó không phải là đẩy lùi, nhưng chúng tôi thắc mắc cái ý nghĩa của [BCG] ở tại chỗ và trong thực tế.  Chúng tôi vẫn thấy chiều hường bóc lột tài nguyên thiên nhiên và nâng cao kinh tế mà không cứu xét cái giá của xã hội và môi trường hay sinh thái.

Thái Lan vẫn đang thúc đẩy cho thỏa thuận mua điện với ít nhất một vài đập được xây trên Mekong – thí dụ đập Pak Beng gây tranh cãi và Luang Prabang – và chúng thật sự không cần cho hệ thống điện Thái.  Vì thế, họ ngụ ý gì khi nói kinh tế BCG, khi họ vẫn thúc đẩy các dự án tàn phá?

 

The Third Pole: Các thỏa thuận mua điện của Thái Lan châm ngòi cho nhiều tranh cãi, vì thiệt hại môi trường gây ra bởi các đập thủy điện mới trên Mekong.  Cái mà những nhóm xã hội dân sự đang làm là cố gắng ngăn chận EGAT (Electricity Generating Authority of Thailand (Cơ quan Phát Điện Thái Lan)) và các công ty khác tham gia vào các thỏa thuận mua điện ở Lào và Cambodia phải không?

 

Pai Deetes: Xã hội dân sự Thái và dân số Thái đang thắc mắc về việc mua thêm điện từ các quốc gia láng giềng, kể cả từ các đập trên Mekong ở Pak Beng và Luang Prabang.  Kể từ năm ngoái, mỗi gia đình đã cảm nhận sự gia tăng trong hóa đơn điện của họ mỗi tháng. Vì thế câu hỏi là, ‘Mặc dù chúng ta có một dự trữ năng lượng khổng lồ, [một thặng dư điện] trên 50%, tại sao các ông mua thêm?  Tất cả chi phí do chúng tôi chịu.

Nhìn qua các lăng kính nầy, nó không còn là vấn đề của người dân sống trên Mekong nữa, nhưng là vấn đề của mọi người vì tiện ích Thái, EGAT, đang liên can trong nhiều thỏa thuận [mua điện] dài hạn – như đến 35 năm trong việc mua [điện] từ đập Luang Prabang.  Tiền của chúng tôi đang trả cho những nhà máy điện thật sự không cần đến, chỉ tạo nên tài sản cho một số người.

 

The Third Pole: Cô cũng nổi tiếng với việc làm trên Salween, một con sông phần lớn chảy qua Myanmar và là con sông chảy tự do, chưa bị ngăn đập lớn nhất ở Đông Nam Á (ĐNA).  Có những kế hoạch cho các dự án thủy điện lớn nhỏ trên Salween từ nhiều thập niên.  Các vấn đề ở đó khác với các vấn đề trên Mekong như thế nào?

 

Pai Deetes: Có ít diễn viên hơn và có ít con mắt hơn vì [Myanmar] xa xôi và chìm trong nội chiến gần 7 thập niên.  Gần đây nhất, sau cú đảo chánh ở Myanmar, dân số địa phương bị ảnh hưởng bởi các đập [tiềm năng hay được dự trù] đã bị ảnh hưởng bởi các cuộc tấn công quân sự, bạo lực và không kích.  Tôi muốn nói rằng dân làng và chủ của lưu vực Salween càng không có tiếng nói hơn vì ngày qua ngày họ phải ở trong kiểu sống sót ở trong rừng một thời gian.  Việc đầu tiên là ngủ ở đâu tối hôm nay, làm sao nấu cơm mà không để nhòm cầm quyền quân sự thấy khói và nếu các phi cơ phản lực chiến đấu đến và thả bom một lần nữa, vì thế nó quan trọng hơn hiện nay.

Yuy nhiên, thừa nhận việc tấn công đang diễn ra của nhóm cầm quyền quân sự, tôi vẫn thấy ý chí mạnh mẽ của người địa phương và người bản xứ để bảo vệ sông và đất tổ của họ, nhất là ở Công viên Hòa bình Salween trong tiểu bang Karen, Hàng ngàn Đảo ở tiểu bang Shan và Karenni.

 

Người bản xứ bị dời cư ở Karen bị đẩy trở lại từ Thái Lan khi họ tìm nơi tạm trú trong một cuộc không kích của nhóm quân sự cầm quyền ở Myanmar trong năm 2021.  Sông Salween và phụ lưu của nó từ lâu đã được dự trù để phát triển thủy điện và chuyển nước.

[Ảnh: Pai Deetes]

 

Nha Thủy nông Hoàng gia Thái Lan đang khuyến khích một dự án chuyển nước xuyên lưu vực từ Yuam Salween đến đập Bhumibol ở miền trung Thái Lan.  Đây chỉ là giai đoạn 1.  Giai đoạn 2 là các đập trên dòng chánh sông Salween.  Họ [nha thủy nông] lưu ý sự liên can của các tổ hợp và thành phần tư nhân Trung Hoa, nhưng có rất ít tin tức được công bố.

Khi chúng tôi nói chuyện với các học giả nghiên cứu việc quản lý nước trong lưu vực Chao Phraya ở miền trung Thái Lan, vùng nầy đã bị ngập một vài tháng, và kế hoạch sẽ chuyển nước trong mùa mưa.  Điều đó không hợp lý. Ai thật sự cần điều nầy?  Người dân ở miền trung Thái Lan không cần thêm nước.  Có phải các công ty xây cất?  Có phải các chánh trị gia cần tích lũy thêm tài nguyên cho cuộc bầu cử sắp tới?  Nhiều câu hỏi quan trọng đang được nêu lên.

 

The Third Pole: Đây là năm bầu cử ở Thái Lan. Các phóng viên và xã hội dân sự có thể đóng vai trò gì vào lúc nầy trong việc đề cập đến những vấn đề môi trường đối mặt với các sông ở lục địa ĐNA?

 

Pai Deetes: Tôi tin cử tri ở Thái Lan có thể hỏi ứng cử viên trong kỳ bầu cử sắp tới về chánh sách của họ đối với việc quản lý và cai quản các lưu vực xuyên biên giới như Mekong và Salween, và tại sao ảnh hưởng hiện nay không được cứu xét hay thương lượng với các quốc gia ngoại quốc.

Thái Lan giống như trái tim của lục địa ĐNA về mặt diễn viên.  Họ xây thêm đập ở Lào và dự định nhập cảng rồi bán cho Malaysia và Singapore, vì thế là người Thái chúng tôi cần có tiếng nói và chúng tôi có thể đặt câu hỏi vì ở các quốc gia khác như Lào và Myanmar, người dân không có chỗ để nêu những câu hỏi như thế.

 

The Third Pole:  Thái Lan cũng im lặng tham gia vào cam kết đa dạng sinh học 30x30 trước đây vài tháng để bảo vệ 30% đất và biển cho thiên nhiên.  Làm thế nào Thái Lan có thể làm việc với người bản xứ để đạt được mục tiêu 30x30?

 

Pai Deetes: Bộ [môi trường] Thái có khuynh hướng xanh, nhưng xanh ở sự loại bỏ người bản xứ và các cộng đồng địa phương.  Chúng tôi thấy càng lúc càng nhiều người bị bắt chỉ vì cuộc sống, và người bản xứ đã bị loại khỏi thảo luận dòng chánh.  Họ chỉ được xem như người xâm nhập công viên quốc gia, nhưng đó là đất của tổ tiên của họ.

Họ [người dân bản xứ] thừa hưởng [đất] đó và đã chăm sóc rừng từ nhiều thế hệ.  Không có họ, rừng sẽ không còn tươi tốt.  Đã đến lúc để Thái Lan và chánh phủ Thái tái xét các chánh sách của họ, tham gia, bao gồm và có trách nhiệm hơn.

No comments:

Post a Comment