Friday, February 10, 2023

DU MỤC, NÚI NON VÀ QUÂN SỰ HÓA Ở CAO NGUYÊN TÂY TẠNG

 (Nomads, Mountains, and Militarization in the Tibetan Plateau)

 

Scott Ezell – Bình Yên Đông lược dịch

The Diplomat – January 28, 2023

 

Một vị trí xây cất kỹ nghệ trên thượng lưu Mekong, 

với một làng Tây Tạng ở phía bên kia sông, 2011.

 

Miền đông cao nguyên Tây Tạng, phần lớn chưa được đụng tới bởi phát triển kỹ nghệ trước đây, đã bị chiếm bởi đập, mỏ, và lực lượng an ninh.

Năm 2004, tôi đi 1.000 miles ở miền đông cao nguyên Tây Tạng bằng xe bus địa phương, có giang xe, và sau cùng trên một chiếc xe gắn máy cũ mà tôi cưỡi qua những đèo cao 17.000 feet rất xa xôi khiến tôi có cảm tưởng là người cuối cùng trên trái đất.  Tôi cưỡi qua các làng mạc với hoa nở từ vách đất, nơi những người đàn ông đi lên xuống các con đường đất đội nón cao bồi, với những vòng ngọc lam viền trong tóc của họ.

Vào lúc đó, Khu Tự trị Tây Tạng (Tibetan Autonomous Region (TAR)) đòi hỏi giấy phép đặc biệt để đi vào, và Lhasa đang được tái xây dựng như một thành phố Trung Hoa, nhưng đời sống thì khác trong các vùng Tây Tạng truyền thống đến phía đông của TAR, trong tỉnh Yunnan (Vân Nam) và Qinghai (Thanh Hải) ngày nay.  Các cộng đồng tôi đã tiếp xúc tương đối có vẻ chưa đụng tới bởi phát triển kỹ nghệ hay uy quyền quốc gia, mặc dù đã sống sót trong các điều kiện ngục tù trong những thập niên vừa qua.

Trong khi các dự án “hiện đại hóa” của Trung Hoa chú trọng đến TAR, các vùng thiểu số Tây Tạng khác vẫn còn là một khu vực hoang vu với những cánh đồng bao la, những cánh đồng lúa mạch vàng dưới bầu trời xanh một cách khó hiểu, các đàn bò Tây Tạng du mục, và nhà cửa Tây Tạng giống như pháo đài xây trên đỉnh núi.  Trái đất mở ra trong dạng và màu căn bản, và văn hóa Tây Tạng có vẻ mọc rễ vào đất, giống như cả hai duy trì lẫn nhau và không thể tách rời.

Nhưng trong 15 năm sắp tới, khi tôi trở lại miền đông cao nguyên Tây Tạng, tôi thấy đập tàn phá và các dự án khai mỏ nhân lên lũy tiến, dời cư các cộng đồng Tây Tạng tự trị vào các khu tái định cư.  Các xe võ trang xuất hiện trong các thị trấn, và nhiều trung đội binh sĩ của Giải phóng Quân Nhân dân tuần tra các chùa chiến Phật giáo với súng tấn công.  Người Tây Tạng trở thành thiểu số trong lãnh thổ của họ vì dòng nhập cư của người Trung Hoa gốc Hán di cư từ vùng đất thấp để có cơ hội làm việc hay doanh thương.

Khung cảnh thiên nhiên nguyên thủy được biến thành các vùng xây cất đầy các xa tải, xe xúc đất, và máy xay đá, và không khí rất loãng của nóc nhà của thế giới trở nên nặng nề với bụi và khói diesel.  Các làng mạc truyền thống được nới rộng thành các thành phố nhỏ khi hàng ngàn người Tây Tạng bị dời cư được tái định cư từ các nhà bằng đất của họ và đồng cỏ của tổ tiên để sống trong các nhà bằng bê tông tiền chế.

 

Làng Tây Tạng Cizong trên thượng lưu Mekong, với vườn nho 100 tuổi, vào lúc bắt đầu biến thành một khu tái định cư bê tông cho người Tây Tạng bị dời cư 

bởi các dự án phát triển kỹ nghệ, 2014.

 

Từ 2011 đến 2014, tôi ghi nhận việc xây cất một loạt đập khổng lồ trên thượng lưu Mekong, nơi nó đổ xuống từ cao nguyên Tây Tạng.  Các đập Huangdeng (Hoàng Đăng), Tuoba (Thác Ba), Lidi (Lý Để) và Wunonglong (Ô Mộng Long) được xây để sản xuất điện cung cấp cho các thành phố ở phía đông Trung Hoa.  Đường, cầu và giàn giáo đang được xây, nhưng những thứ nầy giống như rơm rác kỹ nghệ không làm giảm vẻ uy nghi của núi và sông, và đời sống có vẻ tiếp tục như nhiều thế kỷ trước.  Các làng được quét vôi trắng lốm đốm vách thung lũng màu rỉ sét và olive trên sông. Tôi đi tự do, và bước trực tiếp qua các vị trí xây cất trong khi tôi chụp ảnh chúng.

Đến năm 2019, mọi thứ đã thay đổi khi tôi trở lại để ghi nhận các đập đã hoàn tất và ảnh hưởng của chúng đối với các cộng đồng địa phương và các hệ sinh thái.  Tôi cưỡi một chiếc xe gắn máy mướn lên xuống theo sông trong 3 ngày, chụp ảnh những thủy quái hình học nầy nở rộ hàng trăm feet bên trên khung cảnh, giống như những người lạ từ thế giới người máy.  Núi non đã bị cào qua một bên để lấy đá xay thành sạn.  Thượng lưu Mekong đã bị biến đổi từ một dòng nước khuấy đục mạnh mẽ, chiếu sáng màu đồng và bạc dưới ánh mặt trời, thành một loạt hồ chứa nước đầy bùn và phồng lên, những vũng nước kéo dài làm tôi nhớ lại những con sâu bị chết đuối.

Sau khi chụp ảnh các đập, tôi cưỡi xe xa về phía bắc đến Cizong, một làng Tây Tạng từng là một cộng đồng truyền thống tự túc trong những lần thăm viếng trước đây của tôi.  Cizong nổi tiếng với rượu nho làm ở nhà – một linh mục người Pháp thiết lập một nhà thờ ở đó và trồng một vườn nho nhỏ vào đầu thế kỷ 20th, và 100 năm sau các gia đình Tây Tạng vẩn còn trồng nho và ủ chúng trong những thùng khổng lồ.

 

Rượu nho làm ở nhà được bán cạnh máy xay đá 

trong một vùng Tây Tạng trên thượng lưu Mekong, 2011. [Ảnh: Scott Ezell]

 

Nhưng trong năm 2019, Cizong đã biến thành một khu tái định cư nơi hàng ngàn người Tây Tạng bị dời cư được tập trung trong một khu nhà giống như trại lính, dài hàng trăm feet và được chia thành nhiều phòng.  Các cánh đồng nho đã biến mất, được trải đá và xây bên trên.  Không có đất cho cư dân mới làm vườn hay nhốt súc vật, chỉ có một lưới dày đặc các tòa nhà được chia bởi các lằn đường hẹp đầy xà bần.  Khu nầy và các khu tái định cư khác mà tôi thấy không có bất cứ vết tích của không gian, tự do đi lại, và tự trị như Tây Tạng luôn luôn được định nghĩa theo kinh nghiệm của tôi.

Tôi được mời dự một đám cưới ở Cizong.  Nó là một việc lễ hội, với nhảy múa và ca hát và những người tham dự mặc áo dài thắt ngang lưng được trang trí với kim tuyến.  Nhưng ngay cả ở đây, người dân nói thận trọng về sự độc lập của họ đối với “gạo chánh phủ,” nhấn mạnh bằng không có việc làm và không có đất của mình.  Họ đã trở nên lệ thuộc vào nhà nước đã dời cư họ và đang xé nát đất dưới chân họ.

Khi tôi trở lại Weideng, thị trấn nơi tôi mướn chiếc xe gắn máy, một toán SWAT đang chờ tôi.  Tôi bị thẩm vấn trong đồn cảnh sát, nhưng vì tôi chụp hình bằng máy có phim nên họ không thể thấy rằng tôi đã cố gắng để ghi sự tàn phá của các dự án kỹ nghệ đang chuyển hóa chung quanh chúng ta.  Cảnh sát đuổi tôi ra khỏi vùng “vì an ninh của tôi,” nói rằng đây là một vùng nguy hiểm đầy vị thành niên say sưa thích tấn công người ngoài.

Ngược lại, người Tây Tạng hào phóng và mến khách nhất mà tôi từng gặp và tôi khó đi qua bất cứ ai trong khu vực mà không được mời cái họ phải cho – quả óc chó, trái đào, trà bơ, những lon bia, mời ăn và ở trong nhà họ.

Ở trong trạm cảnh sát, tôi bối rối vì không ai xem sổ thông hành của tôi, cho đến khi tôi thấy 2 cảnh sát viên cầm bản chụp của nó trên tay.  Họ lấy từ kho dử kiện bằng cách dùng phần mềm nhận diện mặt, và không cần hỏi tên tôi.

Hàng trăm dậm về phía bắc, một dạng khác của lấy đất và đồng hóa văn hóa đang tiến hành.  Khi tôi đi thăm thị trấn Yushu trong năm 2004, nó hầu như tiền kỹ nghệ trong nhịp điệu chậm rãi của nó, chợ lộ thiên, và xe ngựa.  Nhưng một trận động đất 6,9 độ xảy ra ở Yushu trong năm 2010, giết chết hàng ngàn người và phá hủy các tòa nhà truyền thống của thị trấn.  Binh sĩ PLA được huy động từ Xining, thủ phủ của tỉnh Qinghai, để giúp các nỗ lực cứu trợ, nhưng rồi không bao giờ rút lui.  Sự hiện diện của họ trở thành một từ chiếm đóng tai họa – một biến thể của “chủ nghĩa tư bản tai họa” – trong đó cứu nạn và tái thiết là một phương tiện để lam lại thị trấn theo từ ngữ của giới chức Trung Hoa.

Kiền trúc truyền thống được thay thế bằng các cao ốc vuông thẳng và những hàng nhà ở giống nhau như dãy nhà rẻ tiền, đến một điểm mà Yushu không còn giống như một thị trấn Tây Tạng.  Như các cộng đồng Tây Tạng bị dời cư vì các đập ở thượng lưu Mekong, cư dân của Yushu được cung cấp nhà của chánh phủ, nhưng trong dạng hộp bê tông rẻ tiền không có liên hệ đến chức ăng và thiết kế Tây Tạng, và không có dấu vết của tự trị và truyền thống mà cư dân bị buộc phải từ bỏ.

Đây là một sự hủy hoại văn hóa thiểu số mà không đòi hỏi tái định cư hay trừ tiệt một dân tộc, chỉ nhồi nhét, làm tan, phá hủy căn cước và bản chất của họ, cho đến khi không còn nhà, mặc dù họ chưa bao giờ rời đi.

Một khu tái định cư trên thượng lưu Mekong cho người Tây Tạng bị dời cư từ đất của họ 

vì các đập, 2019. [Ảnh: Scott Ezell]

 

Những giai thoại về kinh nghiệm cá nhân là một phần của lề lối rộng lớn của nhà nước Trung Hoa để áp đặt bá quyền sắc tộc, văn hóa và kinh tế lên Tây Tạng và các vùng thiểu số khác.  Những chánh sách nầy tiếp tục cho đến ngày nay, và các nhà văn, nhà hoạt động và sư sãi Tây Tạng, cũng như công dân bình thường vẫn có nguy cơ bị cầm từ, tra tấn và giết chết, bên trong bối cảnh nhà tù đen của quốc gia.

Ở các quốc gia láng giềng, Trung Hoa áp dụng mô hình phát triển kỹ nghệ từ trên xuống tương tự như những cái tôi đã chứng kiến ở Tây Tạng – tôi đã thấy các đập, đồn điền nông nghiệp và các dự án khai mỏ của Trung Hoa nở rộ ở Lào và Myanmar, với sự đồng lõa của các tinh hoa địa phương và với ảnh hưởng tàn phá tương tự đối với các cộng đồng và khung cảnh địa phương.

Các nền dân chủ Tây phương đã lên án đúng nhân quyền của Trung Hoa và thành tích sinh thái ở Tây Tạng và nơi khác.  Nhưng không may, họ có rất ít quyền hạn đạo đức, xét rằng họ ủng hộ các chế độ đàn áp ở nơi khác, và lợi nhuận từ hàng trăm tỉ USD trong mậu dịch hàng năm với Trung Hoa cũng như đang thi hành các dạng chiếm đóng và bạo lực của chính họ.

Các chánh sách của Trung Hoa ở Tây Tạng xảy ra bên trong một hệ thống toàn cầu lớn hơn dùng để bóc lột các tài nguyên lao động và vật liệu rẻ nhất, mà không tính đến chi phí hay hệ quả của việc tước quyền công dân của dân thiểu số và tàn phá đất đai của họ.  Vì mỗi thực thể nhà nước và tổ hợp quan trọng ngày nay được dựa trên hệ thống bóc lột nầy, các đường lối từ trên xuống đối với các vấn đề sinh thái hay nhân đạo thường không có hiệu quả, nếu không nói hoàn toàn vô nghĩa, duy trì tình trạng hiện tại mà họ có ngụ ý để đề cập đến.

 

Một công nhân Trung Hoa gốc Hán ở một vị trí xây đường ở phía đông Tây Tạng, 2011. 

[Ảnh: Scott Ezell]

 

Các cộng đồng con người khỏe mạnh rất cần để duy trì các hệ sinh thái lành mạnh, và trả lại quyền làm chủ đất Tây Tạng cho người Tây Tạng đã thực hành việc quản lý đất khả chấp từ nhiều thế kỷ là cách duy nhất để bảo tồn các cộng đồng và khung cảnh dễ bị tổn thương của họ.  Trong khi nó không đặc thù là một văn hóa và hệ sinh thái bị đe dọa, Tây Tạng có tầm mức đáng kể duy nhất như “cực thứ ba” của thế giới, chứa một số lượng nước ngọt đông đặc lớn nhất ngoài Bắc và Nam Cực.  Tây Tạng được gọi là “tháp nước của Á Châu,” và 2 tỉ người phụ thuộc vào 10 con sông quan trọng bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng.

Lả một trong những lãnh thổ Bản xứ nổi tiếng bị đe dọa trên thế giới, Tây Tạng được xem là một thí dụ đáng nghi ngờ của ảnh hưởng của bạo lực nhà nước chống lại một tập hợp sống của mối liên hệ con người và thiên nhiên.

Quyển sách gần đây của tôi về đông Tây Tạng chấm dứt với một hình ảnh mực xanh, sông xanh, và biển xanh, và sự nối kết giữa 3 như biểu tượng của sự tái sinh, tính chất chu kỳ, và tự do.  Nó đã trở thành lẽ hiển nhiên của thời đại của chúng ta rằng dễ tưởng tượng cuối thế giới hơn cuối chủ nghĩa tư bản.  Cứu xét những thách thức toàn cầu chúng ta đối mặt một cách tập thể hiện nay, nó là một khởi đầu tốt để tưởng tượng một thế giới trong đó ảnh hưởng và sự tồn tại của một xã hội không dựa trên sự hủy hoại của xã hội khác - ở Tây Tạng và trên khắp thế giới.

No comments:

Post a Comment