04/08/2019
Từ trước tới nay, Cà Mau chưa từng ghi nhận thủy triều
dâng cao, kèm theo sóng lớn như vậy.
Gần hai trăm cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang và nhân dân
địa phương đang khẩn trương khắc phục trên 300m đê bị sạt lở do ảnh hưởng của đợt
triều cường, nước dâng cao bất thường kết hợp mưa giông.
Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Nguyễn Tiến Hải xuống trực tiếp
hiện trường chỉ đạo.
|
Sau khi nhận được tin báo tuyến đê biển Tây, đoạn Đá Bạc -
Vàm Kinh Xáng mới, bị sạt lở nghiêm trọng do nước biển bất ngờ dâng cao, sóng
to và mưa giông. Ngày 4/8, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau ông Nguyễn
Tiến Hải đã trực tiếp đến hiện trường kiểm tra thực tế, đồng thời chỉ
đạo thực hiện khẩn trương các giải pháp hộ đê trong tình huống khẩn cấp, với
quyết tâm bảo vệ tuyến đê, giữ cho được sản xuất vùng ngọt…
Lực lượng làm nhiệm vụ bảo vệ đê biển Tây
|
Tuyến đê biển Tây nằm tại xã Khánh Bình Tây Bắc (huyện Trần
Văn Thời).
|
Chủ tịch UBND tỉnh đã đến động viên các lực lượng đang làm
nhiệm vụ hộ đê, yêu cầu lực lượng tập trung cố gắng hoàn thành nhiệm vụ bảo
vệ đê, đặc biệt là đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của người dân trong khu
vực bên trong đê.
Khoảng 300 m đê bị sạt lở do ảnh hưởng của triều cường.
|
Ông Hải đề nghị địa phương huy động mọi lực lượng,
phương tiện và sử dụng giải pháp kè hộ đê nhằm gia cố mặt đê và mái đê một cách
tạm thời, ngăn chặn tình trạng sạt lở chân đê. Còn giải pháp về lâu dài, sẽ
tiến hành kiên cố hóa mái đê, tiếp tục kè hộ đê nhằm gây bồi, tạo bãi trồng rừng
phòng hộ…
Cà Mau xây dựng bờ kè hàng trăm tỷ đồng vẫn không đảm bảo
được tuyến đê biển Tây
|
Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tiến Hải cho biết: "Bằng tất cả
nguồn lực của địa phương, chúng tôi đã huy động tất cả nhân lực, vật lực tập kết
các phương tiện, dụng cụ ngay trong đêm để khi sóng biển hạ thì đưa lực lượng
đem tấn các bao cát, giữ đê ngay. Phương án của chúng tôi là tiếp tục bảo vệ những
đoạn khẩn cấp nhất, nguy hiểm nhất và có những biện pháp cơ bản tiếp sau."
Đây là trận triều cường kỷ lục từ trước đến nay tại Cà Mau.
|
Ông Tạ Văn Chức, ngụ xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời
cho biết, tuyến đê vừa được cải tạo, cao trên 3m, việc sóng biển dâng cao
và vượt qua mặt đê như thế này là điều bất ngờ và chưa từng xảy ra tại địa
phương
Ông Nguyễn Long Hoai, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh Cà
Mau, cho biết: Từ trước tới nay, tại địa phương chưa từng ghi nhận thủy triều
dâng cao, kèm theo sóng lớn như vậy. Các lực lượng liên quan đã có mặt
tại hiện trường nhưng sóng quá lớn, anh em không thể tiếp cận khắc phục vị trí
sạt lở. Lực lượng cứu hộ, cứu nạn vẫn đang tiếp tục được huy động đến hiện trường.
Giải pháp trước mắt là đưa đất vào bao, gia cố mặt đê để ngăn nước mặn tràn vào
vùng ngọt, ảnh hưởng lúa của người dân bên trong.
Khoảng 200 người tham gia bảo vệ tuyến đê biển.
|
Còn ông Võ Việt Hùng, ngụ xã Khánh Hải, huyện Trần Văn Thời,
tỉnh Cà Mau cho biết: Sóng cao khoảng 1-2m, qua khỏi đầu mình, khúc cống thì nước
cao ngang ngực và nước tràn qua đê cao khoảng 5 tấc. Sóng dâng lên cao, tốc độ
nó đi thấy mà sợ. Trước đến nay chưa từng thấy. Tôi sống ở đây gần 40 năm rồi.
Nếu nó kéo dài khoảng 30- 40 phút nữa thì đê có nguy cơ vỡ.
Rất nhiều giải pháp đã được áp dụng chống sạt lở tại Cà
Mau.
|
Ngành chức năng tỉnh Cà Mau cho biết, tuyến đê biển Tây tỉnh
Cà Mau có chiều dài hơn 108km có vai trò bảo vệ hơn 90.000 ha đất sản xuất
nông nghiệp trong vùng ngọt hóa của hơn 26.000 hộ dân thuộc 2 huyện U Minh và
Trần Văn Thời. Do đó, việc đảm bảo an toàn cho tuyến đê biển Tây là việc cấp
bách trong điều kiện thời tiết diễn biến bất thường hiện nay.
Dù dùng nhiều biện pháp nhưng tình hình vẫn rất căng thẳng.
|
Trước đó, chiều 3/8, tại tuyến đê phòng hộ ven biển thuộc xã
Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời (Cà Mau), mưa lớn kèm theo
to, sóng lớn đánh liên tục vào đê biển gây sạt lở thân đê phòng hộ.
Lực lượng canh trực 24/24.
|
Hiện trạng một phần thân đê đã bị sạt lở nghiêm trọng, với
chiều dài khoảng 300 mét, nguy cơ vỡ đê là rất cao. Thủy triều dâng cao,
làm cho mực nước lên cao kỷ lục, nước mặn đã tràn qua mặt đê vào vùng
ngọt hóa.
Nước biển dâng còn gây ngập tại thị trấn Sông Đốc; 2 cửa biển
Hương Mai và Khánh Hội cũng bị ngập. Cùng với đó, đoạn đê biển Tây tại Tiểu Dừa
(xã Khánh Tiến, huyện U Minh) cũng xảy ra tình trạng sạt lở.
Tuyến đê biển Tây tỉnh Cà Mau có chiều dài hơn 108km
|
Nếu việc vỡ đê xảy ra, nguy cơ sẽ gây thiệt hại cho hàng chục
ngàn ha lúa đang trong giai đoạn làm đòng bên trong đê. Đặc biệt, cuộc sống của
hàng chục ngàn hộ dân sống trong đê cũng bị ảnh hưởng.
TRỌNG LINH
No comments:
Post a Comment