Monday, August 12, 2019

HOA KỲ CÓ THỂ TÔI LUYỆN MỘT SỰ HỢP TÁC MEKONG MẠNH HƠN?


(Can the US Forge a Stronger Mekong Partnership?)

Prashanth Parameswaran – Bình Yên Đông lược dịch
The Diplomat – August 6, 2019

Washington đang cố gắng bành trướng vai trò của Hoa Kỳ trong vấn đề Mekong 
với nhận thức rằng mục tiêu đó sẽ đòi hỏi nhiều nỗ lực đáng kể.


Tuần rồi, như mong đợi, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo đã đưa ra một loạt biện pháp để tăng cường sự liên hệ của Hoa Kỳ trong tiểu vùng Mekong – một vùng đất của lục địa Đông Nam Á (ĐNA) nơi mà sông Mekong, một trong những con sông lớn và dài nhất thế giới, chảy qua.  Trong khi những bước nầy tăng cường khái niệm rằng Washington đang toan tính bành trướng vai trò của mình trong vùng Mekong trong năm 2019, mục tiêu đó cũng sẽ đòi hỏi những đường xâm nhập quan trọng trong khi phải đối phó với những thách thức trước mắt của những người làm chánh sách ở Hoa Kỳ và thực tế của tiểu vùng.

Như tôi đã lưu ý, tầm quan trọng của Mekong đã được công nhận từ lâu trong chánh sách của Hoa Kỳ, kể cả sự quan trọng của dòng sông đối với các quốc gia; vai trò của nó như là một điểm kết nối hay xung đột giữa các quốc gia lục địa ĐNA và các cường quốc có giao kết ở đó, gồm có Hoa Kỳ; và, trong vài năm gần đây, ảnh hưởng đang lớn mạnh của Trung Hoa ở ĐNA.  Mekong là trọng tâm của chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương Tự do và Mở rộng (Free and Open Indo-Pacific (FOIP)) của chánh quyền Trump ngày nay: như tôi lập luận trước đây, nó là nơi mà những nguyên tắc tự do và mở rộng gặp nhiều thử thách lớn nhất, và nó cũng điển hình nhất cho sự liên kết giữa 3 trụ cột của FOIP là an ninh, kinh tế, và quản trị mà các viên chức Hoa Kỳ đã đề ra vì những thách thức đa dạng xuyên biên giới.

Tuần rồi, chánh sách Mekong của Hoa Kỳ lại chạy tít một lần nữa với lời tuyên bố của Pompeo tại hội nghị Bộ trưởng Sáng kiến Hạ lưu Mekong (Lower Mekong Initiative Ministerial), được tổ chức giữa vòng thương lương gần đây trong khu vực ở Bangkok.  Trong khi những hàng tít tập chú vào sự chỉ trích của Pompeo đối với hành động của Trung Hoa trong vùng Mekong, tầm quan trọng về chánh sách to lớn hơn ở chỗ ông nhấn mạnh đến một loạt các sáng kiến để củng cố quan hệ của Hoa Kỳ nhân dịp kỷ niệm Sáng kiến Hạ lưu Mekong (Lower Mekong Initiative (LMI)) lần thứ 10 do chánh quyền Obama phát động.

Pompeo chú trọng đến vài sáng kiến mới đang tiến hành, kể cả sáng kiến Hoa Kỳ-Nhật Bản để phát triển các lưới điện trong vùng; một dự án với Nam Hàn dùng ảnh vệ tinh để đánh giá lũ lụt và hạn hán Mekong; và trợ giúp phối hợp với Quốc hội để đối phó với tội phạm và buôn lậu xuyên quốc gia.  Ông cũng báo trước các dự án phát triển nằm trong các sáng kiến mới, gồm có một buổi hội thảo Ấn Độ-Thái Bình Dương về tăng cường quản trị các nguồn nước xuyên biên giới, Diễn đàn Kinh doanh Ấn Độ-Thái Bình Dương lần thứ 2 tại Bangkok vào tháng 11, và, nhìn về tương lai 2020, tầm quan trọng của Việt Nam trong tiểu vùng khi nước nầy giữ chức chủ tịch ASEAN (Association of Southeast Asian Nations (Hiệp hội các Quốc gia ĐNA)).

Mặc dù những sáng kiến nầy chỉ là một phần công việc đang tiến hành của Hoa Kỳ và thiếu nhiều chi tiết, chúng rất quan trọng trong việc xây dựng một vai trò mạnh hơn cho Hoa Kỳ trong tiểu vùng Mekong.  Ngoài số tài trợ, giá trị thật sự là tiêu điểm và bản chất: chúng gắn liền với những vùng có ảnh hưởng thật sự đối với cuộc sống của người dân; chúng liên kết với cái mà đồng minh và đối tác của Hoa Kỳ đang làm trong tiểu vùng Mekong và cái mà các quốc gia Mekong đặt ưu tiên; và chúng đi từng bước trong việc ràng buộc Mekong với chiến lược Châu Á của Hoa Kỳ nói chung, kể cả tầm nhìn FOIP.

Nhưng việc truy tìm sự hợp tác mạnh mẽ giữa Hoa Kỳ và Mekong cũng gặp nhiều thử thách.  Một là, nhiều dự án phát triển rộng lớn đã có dấu hiệu qua mặt các sáng kiến trong chánh sách của Hoa Kỳ, kể cả “chiều hướng lo ngại” mà Pompeo đề cập đến trong lời tuyên bố như việc xây đập và ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Hoa trong tiểu vùng Mekong, được xem như vượt ra ngoài lãnh vực kinh tế.  Mặt khác, những khó khăn kéo dài trong chánh sách kinh tế của Hoa Kỳ sẽ tiếp tục trong việc xây dựng một sự hợp tác mạnh mẽ hơn giữa Hoa Kỳ và Mekong.  Lấy một thí dụ, mặc dù ấn định số tiền do chánh phủ Hoa Kỳ trợ giúp như Pompeo nói có thể là cách tốt nhất để cho thấy việc tài trợ đi liền với chiến lược, nó cũng khiến cho các quan sát viên có khuynh hướng so sánh việc trợ giúp của chánh phủ Hoa Kỳ với các quốc gia khác như Trung Hoa và Nhật Bản, cho dù có sự khác biệt trong chánh sách kinh tế của Hoa Kỳ.

Chắc chắn, những vấn đề nầy không phải không thể vượt qua, và những nỗ lực của Hoa Kỳ trong tương lai trên các mặt khác nhau của chánh sách Mekong, kể cả chiến lược, tuyên bố, và tài nguyên, có thể giúp đối phó với chúng từ từ.  Tuy thế, với qui mô của những thách thức đối với chánh sách của Hoa Kỳ trong vùng Mekong, cũng như những thực thể đang xảy ra trong khu vực, vẫn còn rất nhiều việc phải làm trong việc truy tìm một sự hợp tác mạnh mẽ giữa Hoa Kỳ và các quốc gia Mekong trong năm 2019 và về sau.


Prashanth Parameswaran – Bình Yên Đông lược dịch

No comments:

Post a Comment