(Opinion: Energy importers must consider true ‘sustainability’ of Laos hydropower)
Ming Li Yong – Bình Yên Đông lược dịch
The Third Pole – August 23, 2022
Chùa Lat Tha Hae trong tỉnh Luang Prabang, Lào,
phân nửa bị ngập bởi thủy điện Nam Ou 1. [Ảnh: Ton Ka]
Những người ủng hộ mô tả lưới điện khu vực như một cách để khuyến khích tăng trưởng kinh tế, an ninh năng lượng và tái tạo ở Đông Nam Á, nhưng điều nầy có thể đến với cái giá nặng nề
Ngày 23 tháng 6 năm 2022, việc nhập cảng 100 MW thủy điện từ Lào đến Singapore qua Thái Lan và Malaysia được ca ngợi như một cái mốc lịch sử. Một phần của dự án tiên phong được biết như Dự án Kết hợp Điện Lào PDR-Thái Lan-Malaysia-Singapore (LTMS-PIP), nó đại diện cho việc nhập cảng năng lượng tái tạo đầu tiên của Singapore, và cũng là lần đầu tiên mậu dịch điện xuyên biên giới liên quan đến 4 quốc gia của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ĐNA) (ASEAN).
Tuy nhiên, việc phát triển nầy xảy ra giữ lúc lo ngại dâng lên cho tương lai sinh thái của sông Mekong xuyên biên giới và hàng triệu người dân dựa vào sông. Một nghiên cứu trong năm 2018 của Ủy hội Sông Mekong (Mekong River Commission (MRC)) kết luận rằng phát triển thêm thủy điện trên sông sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đến hệ sinh thái, và sẽ làm giảm độ phì nhiêu của đất, sản lượng lúa, sản lượng cá và an ninh lương thực, trong khi gia tăng nghèo khó trong lưu vực sông.
Sức hấp dẫn của thủy điện và lưới điện khu vực
Đối với quốc gia không có bờ biển Lào, việc xuất cảng năng lượng gần đây sang Singapore mang họ gần hơn đến việc đạt được tham vọng để trở thành “bình điện của ĐNA” bằng cách thu hoạch 23.000 MW tiềm năng thủy điện có thể khai thác từ sông Mekong và các phụ lưu. Hiện nay, Lào có trên 70 đập đang hoạt động với tổng số công suất là 8.880 MW, trong số đó có 2 trên dòng chánh Mekong. Thêm 7 đập trong các giai đoạn quy hoạch khác nhau trên dòng chánh. Theo Theo dõi Hạ tầng Cơ sở Mekong của Stimson, khoảng 30 đập đang được xây cất trên khắp nước Lào, và trên 200 đập được quy hoạch.
Thủy điện là một trụ cột sinh lợi của chánh phủ Lào nhằm đưa quốc gia ra khỏi tình trạng của một trong các quốc gia kém phát triển nhất trên thế giới. Một đánh giá năm 2010 của Trung tâm Quản lý Môi trường Quốc tế cho thấy rằng nếu tất cả các đập được đề nghị trên dòng chánh Mekong được tiến hành, Lào sẽ thu được đến 2, 6 tỉ USD mỗi năm trong việc xuất cảng.
Trên lý thuyết, việc thiết lập các lưới điện khu vực nối các quốc gia Mekong với các quốc gia ASEAN sẽ giúp cho mậu dịch điện giữa các quốc gia chẳng hạn như Lào, sản xuất dư thừa năng lượng, và các quốc gia đói năng lượng chẳng hạn như Thái Lan và Việt Nam. Trong năm 2021, trong số 10.400 MW tổng công suất thiết trí của Lào, 80% được sản xuất bởi các đập thủy điện, 5.421 MW được xuất cảng sang Thái Lan và 572 MW được bán cho Việt Nam. Những người ủng hộ mô tả lưới điện khu vực như một cách để khuyến khích tăng trưởng kinh tế, an ninh năng lượng và phát triển năng lượng tái tạo ở ĐNA.
Thế nhưng, điều nầy có thể xảy ra với cái giá của môi trường, đồi sống dựa vào tài nguyên thiên nhiên và an ninh lương thực. Một nghiên cứu năm 2018 của Đại học Mae Fah Luang ở Thái Lan và Đại học Quốc gia Australia ước tính rằng tổng số chi phí bên ngoài của 11 đập được dự trù trên dòng chánh ở hạ lưu Mekong sẽ là 18 tỉ USD, và rằng các dự án không đứng vững kinh tế khi so với mất mát thủy sản, phù sa và chi phí giảm nhẹ xã hội.
Các đập đại qui mô là động cơ của bất công môi trường
Việc sản xuất năng lượng tái tạo, dù là gió, mặt trời hay thủy điện, đòi hỏi việc xây cất hạ tầng cơ sở gánh chịu các mức độ khá nhau của ảnh hưởng đối với môi trường.
Các đập thủy điện lớn gây tranh cãi về ảnh hưởng tàn phá đối với các hệ thống sông, còn hơn thế trong lưu vực qua nhiều quốc gia và trong bối cảnh thay đổi khí hậu. Trên 1 thập niên, các cộng đồng sống trên bờ sông ở bắc Thái Lan đã báo cáo mực nước dao động mà họ nói là do việc điều hành đập ở thượng lưu Trung Hoa, đã ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống của họ trong mùa khô.
Các đập cũng ngăn chận nguồn phù sa hình thành các đồng lụt phì nhiêu. Một vài tuần sau khi đập Xayaburi ở thượng Lào hoạt động trong tháng 10 năm 2019, sông Mekong thường đục ngầu trở nên trong xanh, cho thấy sông bị đói phù sa giàu chất dinh dưỡng.
Các đập quan trọng dọc theo sông Mekong, gồm có những đập đang xây cất
hay trong giai đoạn quy hoạch. [Ảnh: The Third Pole]
Ngoài ra, các đập thủy điện Mekong ngăn chận các đường di chuyển của cá, đe dọa an ninh lương thực của một nền thủy sản nội địa lớn nhất trên thế giới. Thủy sản chiếm đến 30% của nguồn cung cấp chất đạm quốc gia của Cambodia và Lào, và ngư dân thường nghèo và các cộng đồng dễ bị tổn thương trong hạ lưu vực Mekong.
Những vấn đề nầy góp phần vào lo ngại rằng việc xây cất các đập lớn trong vùng Mekong là động cơ đáng kể của bất công môi trường. Mặc dù chánh phủ Lào nói rằng các đập thủy điện được xây phù hợp với việc bảo vệ để giảm nhẹ ảnh hưởng của chúng, nhiều nghiên cứu học thuật đã chứng minh ngược lại. Trường hợp của dự án Nam Theun 2, được hỗ trợ bởi Ngân hàng Thế giới và đươc ca ngợi như ‘mô hình’ cho việc xây đập ở Lào, đập Theun-Hinboun, vụ vỡ đập Xe Pian-Xe Namnoy trong năm 2018 đã cho thấy khả năng yếu kém của chánh phủ Lào trong việc kiểm soát việc xây cất đập thủy điện đã góp phần vào việc tạo ra tính dễ tổn thương giữa các cộng đồng bị ảnh hưởng.
Việc xây cất đập dọc theo Mekong và các phụ lưu xảy ra giữa lúc bảo vệ môi trường và xã hội yếu kém; đánh giá ảnh hưởng môi trường có phẩm chất xấu đã thất bại trong việc bao gồm tất cả ảnh hưởng cộng dồn và xuyên biên giới của việc phát triển thủy điện, và thiếu sự tham gia có ý nghĩa của quần chúng trong việc lấy quyết định. Trong khi đó, một vài con đường có thể cho các cộng đồng bị ảnh hưởng để tìm bồi thường vì mất mát trong đời sống.
Tính khả chấp ra ngoài biên giới
Bằng cách hỗ trợ kỹ nghệ thủy điện ở Lào, việc nhập cảng năng lượng của Singapore sẽ gây nguy hại môi trường và bất công đối với hệ sinh thái của Mekong và hàng triệu người dựa vào sông để có cuộc sống và an ninh lương thực. Nhưng đó cũng là quyền lợi quốc gia của Singapore để cứu xét tính khả chấp môi trường xuyên biên giới.
Trước hết, tính khả chấp lâu dài của các đập thủy điện trên Mekong đáng nghi ngờ, vì những điều không chắc chắn của thay đổi khí hậu có thể gây hạn hán kéo dài và tình trạng thiếu nước, như đã thấy từ năm 2019 đến 2021, khi mực nước tụt xuống mức thấp chưa từng thấy. Ảnh hưởng cộng dồn của thay đổi khí hậu cùng với việc xây đập của các nhà điều hành tư nhân thiếu phối hợp có thể khiến cho các nhà điều hành không thể đạt được các mục tiêu sản xuất điện.
Thứ nhì, an ninh lương thực của Singapore có thể bị ảnh hưởng. Trong năm 2020, gần 65% gạo của quốc gia được nhập cảng từ khu vực hạ lưu Mekong, với đa số từ Thái Lan. Việt Nam cung cấp khoảng 20%. Vì đe dọa của việc phát triển thủy điện đối với dòng phù sa và do đó sản lượng nông nghiệp, Singapore – và các quốc gia khác – nên cứu xét được-mất giữa năng lượng, nước và lương thực trong vùng một cách cẩn thận.
Cuối cùng, viêc phát triển thủy điện được nối kết chặt chẽ với động lực địa chánh trị ở ĐNA, nhất là kinh tế và ảnh hưởng chánh trị của Trung Hoa. Trung Hoa là nhà đầu tư lớn thứ nhì trong thành phần sản xuất điện ở Lào sau Thái Lan. Lo ngại đối với mức nợ từ Trung Hoa cao của Lào lên đến đỉnh trong năm 2021, khi chánh phủ Lào ký một chuyển nhượng 25 năm cho một công ty Trung Hoa để xây, quản lý và kiểm soát lưới điện của quốc gia. Mức lệ thuộc cao của quốc gia vào đầu tư của Trung Hoa trong thủy điện và thành phần sản xuất điện có thể có ảnh hưởng trực tiếp đối với tình đoàn kết của ASEAN trong việc quản lý mối liên hệ phức tạp của hiệp hội với Trung Hoa ở các nơi khác.
Trên bề mặt, quyết định của Singapore để nhập cảng năng lượng tái tạo có vẻ là một cách hữu ích để đạt các mục tiêu khí hậu của mình. Văn phòng Thay đổi Khí hậu Quốc gia ghi nhận rằng trên 90% năng lượng của Singapore được cung cấp bởi khí đốt. Những chọn lựa của đảo quốc để khử carbon thành phần năng lượng qua việc giảm sự lệ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch bị giới hạn vì kích thước đất nhỏ và thiếu tài nguyên thiên nhiên. Tương tự, năng lượng tái tạo đóng một vai trò càng ngày càng tăng trong Kế hoạch Phát triển Điện của Thái Lan, và trong năm 2021 Thái Lan đồng ý mua điện từ 3 đập được dự trù trên dòng chánh Mekong ở Lào. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng các phong trào môi trường mạnh mẽ chống lại đập ở Thái Lan đã góp phần vào những quyết định nầy để nhập cảng thủy điện. Nó sẽ phục vụ tốt những quốc gia nầy cho dù thủy điện nhập cảng từ Lào có thật sự được cứu xét là ‘khả chấp’.
No comments:
Post a Comment