Sunday, August 21, 2022

NGƯ DÂN RỜI HỒ TONLE SAP KHỦNG HOẢNG ĐỂ TÌM CUỘC SỐNG Ở TRÊN BỜ

 (Fishers Leave Crisis-Hit Tonle Sap Lake in Search of Livelihoods Ashore)

 

Sokummono Khan –Bình Yên Đông lược dịch

VOA Khmer – 10 August 2022

 

Một đứa bé bơi thuyền trên hồ Tonle Sap ở Kampong Loung, tỉnh Pursat, Cambodia 

ngày 4 tháng 5 năm 2022. 

[Ảnh: Khan Sokummono]

 

KAMPONG LOUNG VILLAGE, PURSAT PROVINCE — Ngồi trong nhà nổi của họ giữa một đống khung sắt và lưới, Kong Kouen và Hoeung Piseth bận rộn chuẩn bị hàng trăm rọ tôm sẽ được đặt ở đáy hồ Tonle Sap.

Đó là công việc khó nhọc sẽ mất vài ngày để hoàn tất và đòi hỏi đầu tư tài chánh đáng kể từ 2 người.  Hiện nay, có rất ít bảo đảm rằng kỹ thuật đánh cá lâu đời nầy sẽ cho đủ số đánh được để nuôi sống họ và 4 đứa con thiếu niên.

Đánh bắt quá mức, việc phát triển đập thủy điện khu vực và thay đổi khí hậu toàn cầu đã đẩy hồ vào khủng hoảng sinh thái, và các cộng đồng đánh cá đang chìm vào tuyệt vọng.

“Trước đây, khi tôi đặt 100 rọ sắt nầy, tôi có thể được 100 kg [tôm], nhưng nay, mặc dù tôi đặt 1.000 hay 2.000, tôi có thể được trên 20 kg,” Kong Kouen nói với VOA Khmer.  Bà nói thêm rằng họ tốn khoảng 1.500 USD để mua vật liệu cho khoảng 1.000 rọ, sử dụng được 3 năm.

Các rọ tôm bỏ sung thu nhập của gia đình từ số cá đánh được hàng ngày, nhưng điều nầy cũng chỉ còn ½ trong những năm gần đây.  Trong một số ngày, họ đi đánh cá và trở về với tay không và không thể trang trải chi phí dầu xăng, dụng cụ đánh cá và bảo trì thuyền.  Kong Kouen nói bà không biết họ có thể đủ sức bao lâu nữa để cho các con đi học trung học.

Như làng nổi Kampong Loung, trên bờ phía nam của hồ, gia đình và kỹ thuật đánh cá của họ đi với sự lên xuống của nước, và những thay đổi theo mùa khác trong hệ sinh thái của Tonle Sap và số cá.

“Chúng tôi là người của sông,” Kong Kouen nói, dùng từ ngữ Khmer, Niak Tonle, đối với hàng trăm ngàn người Cambodia sống vào tính phong phú cao của hồ Tonle Sap và sông Mekong, được nối với hồ qua một phụ lưu.  “Hồ, đối với chúng tôi, là ruộng lúa đối với nông dân,” bà nói với VOA Khmer.

“Làm thế nào tôi có thể bảo đảm và có thể đi ra để có cá?” bà nói.  “Nếu họ có thể ngưng [đánh cá quá mức trái phép], con tôi có thể dựa vào thành phần nầy, nếu không, là chấm dứt.  Thế hệ sắp tới [phải] sẵn sàng để ra đi,” bà nói.

 

Kong Koeun chuẩn bị hàng trăm rọ tôm, ờ làng Kampong Loung tỉnh Pursat, 

hồ Tonle Sap ngày 4 tháng 5 năm 2022. 

[Ảnh: Khan Sokummono]

 

Một lưới đánh cá được đặt trong hồ Tonle Sap, ngày 3 tháng 5 năm 2022.

[Ảnh: Khan Sokummono]

Từ hồ đến đồn điền

Lo ngại nầy được chia sẻ rộng rãi trên hồ, nơi ngư dân nhiều năm nay đã báo cáo sự sụt giảm trong số cá đánh được và một vài loại cá biến mất.

Các cuộc phỏng vấn của VOA Khmer gần đây với các cộng đồng Tonle Sap và các chuyên viên thủy sản cho thấy điều nầy buộc gia tăng con số ngư dân lên bờ để tìm thêm thu nhập hay rời vĩnh viễn.  Hầu hết làm công nhân đồn điền, các vị trí xây cất, hay các hãng xưỡng trong các thành phố hay ở láng giềng Thái Lan.

“Đa số thì nghèo và đi [đến các đồn điền] để làm việc như các công nhân,” Long Sochet, Phối trí viên Quốc gia của Liên Minh Ngư dân Cambodia (CCF), nói.  “Một số mang theo vợ và con đến các tỉnh khác, đến tận tỉnh Ratanakiri, để bán công sức chủa họ trong các đồn điền chuối.”

“Chiều hướng tương tự [của di cư] đang xảy ra trên khắp Tonle Sap,” ông nói, thêm rằng một số công nhân ở đồn điền và trở lại hồ để đánh cá trở lại, trong khi những người khác đi luôn.

Long Sochet nói hầu hết ngư dân di cư trở thành công nhân ở đồn điền thay vì trở thành nông dân, vì họ thiếu tài sản đáng kể có thể dùng để thế chân cho các khoản nợ để mua đất canh tác hay đất nhà.

“Những người có khả năng để mua đất – cho dù là một miếng đất [nhà] nhỏ hay đất canh tác – và dự dịnh ở vĩnh viễn trên đất là thiểu số,” ông nói với VOA Khmer.

Brian Eyler, một chuyên viên về Lưu vực Mekong của Trung tâm Stimson ở Washington DC, nói, “Di cư ra khỏi Tonle Sap trong 3 năm qua vì mực nước hồ thấp kỷ lục trong mùa mưa, diễn dịch thành số cá đánh được thấp.

“Thủy sản Tonle Sap đang cạn kiệt do nhiều yếu tố khác nhau chẳng hạn như khí hậu (ít mưa), ảnh hưởng của đập, đánh cá thiếu kiểm soát, và có lẽ có sự liên hệ trực tiếp giữa di cư ra ngoài và số cá cá đánh được trong tương lai,” ông viết trong một thông báo.

Eyler thêm rằng trước khi số cá đánh được trở nên rất ít trong những năm gần đây, cũng có những phúc trình từ người dân của hồ, thu hút bởi tiếng tăm truyền thống về thủy sản phong phú.

 

Một lưới đánh cá được đặt trong hồ Tonle Sap ngày 3 tháng 5 năm 2022.

[Ảnh: Khan Sokummono]

 

‘Khó trả lời câu hỏi của anh’

Các chuyên viên đã cảnh báo nhiều năm rằng thủy sản của hồ Tonle Sap và đời sống đối mặt với sự sụp đổ, ngoại trừ chánh phủ Cambodia có hành động hiệu quả để giải quyết các nguyên nhân địa phương và trợ giúp ngư dân.

Các viên chức chánh phủ thừa nhận với VOA Khmer rằng Tonle Sap đang bị áp lực nghiêm trọng, nhưng từ chối điều nầy đang tạo ra việc di cư ra ngoài đáng kể vì những biện pháp của chánh phủ bảo vệ thủy sản và đời sống.

“Chúng tôi không thấy điều nầy [di cư] xảy ra,” Ing Try, Phó Tổng Giám đốc của Cơ quan Quản trị Thủy sản, nói.  “Lập trường của chúng tôi là chúng tôi tạo công ăn việc làm.  Trước hết, chúng tôi đề nghị rằng họ bắt đầu đánh cá và canh tác…  Đối với phụ nữ, chúng tôi huấn luyện họ trong việc trồng nấm để bán.  Chúng tôi có các kế hoạch.”

Được hỏi làm thế nào những ngư dân nghèo túng có thể đầu tư cần thiết để đánh cá và canh tác, Ing Try nói, “Rất khó để trả lời câu hỏi của anh… vì hầu hết trong số họ mắc nợ.”

VOA Khmer không thể tìm dữ kiện di cư gần đây để xác nhận các cộng đồng Tonle Sap đang bỏ trống, nhưng Khảo sát Kinh tế Xã hội của chánh phủ cho thấy rằng số gia đình đánh cá trên hồ Tonle Sap vào khoảng 465.000 trong năm 2019, một sự sụt giảm 14% kể từ năm 2009.

Trên toàn quốc, đánh cá giảm 23% trong thời gian nầy đến khoảng 1,3 triệu gia đình, hay khoảng 1/3 tổng số dân số.  Trên khắp Cambodia, đánh cá thường bổ sung cho canh tác, mặc dù trên hồ Tonla Sap đó là sinh kế chánh.

Năm rồi, số cá đánh được ở nội địa vào khoảng 383.000 tấn, theo các con số chánh thức, ghi nhận sụt giảm từ năm 2018.  Các chuyên viên đã cảnh báo, tuy nhiên, không có dữ kiện khoa học tin cậy và của chánh phủ về số cá.

 

Một công nhân chuyển cá để làm ‘prahok’ (mắm) ở làng Chrang Chamres dọc theo 

sông Tonle Sap ngày 5 tháng 12 năm 2021.

 

Lũ lụt năm nay một lần nữa bị giới hạn

Eyler nói với VOA Khmer rằng ông đã nghe rằng ở một số nơi trên hồ số cá đánh được năm nay rất tốt, mặc dù sự bành trướng theo mùa của hồ và nhịp lũ yếu trong 4 năm liên tiếp.

Mỗi năm, nước chảy tràn Mekong đổ vào hồ Tonle Sap qua một phụ lưu và bành trướng kích thước của hồ gấp 7 lần trong mùa mưa, trong khi phụ lưu đảo ngược dòng chảy trong mùa khô và hồ tháo nước vào Mekong.  Lũ lụt hàng năm duy trì thủy sản đa dạng và lớn lao của hồ, nhưng nhịp lũ nầy đã thay đổi chậm chạp và trong những năm gần đây nó trở nên yếu nghiêm trọng.

Trong mùa mưa hiện nay, lũ lụt của hồ bắt đầu trễ hơn bình thường và chỉ kéo dài một vài tuần, mãi cho đến ngày đầu tháng 8 khi hồ bắt đầu tháo nước vào Mekong một lần nữa, theo Theo dõi Đập Mekong của Trung Tâm Stimson, nói.  Nó nói trên Twitter rằng lũ lụt năm nay “không đủ để mang một số lượng lớn lao các con và trứng cá vào hồ.”

Các chuyên viên đã cho thấy đập được xây ở thượng lưu trên sông Mekong ở Lào và Trung Hoa, và lượng mưa bất thường liên kết với thay đổi khí hậu, có lẽ là những nguyên nhân.  Nghiên cứu gần đây cũng kết luận rằng thủy nông và khai thác cát đại qui mô ở Cambodia đã làm yếu lũ lụt.

‘Tôi không muốn con tôi có cuộc sống vất vả như tôi’

Ngư dân trong làng Peam Bang, trên bờ hồ phía bắc, khoảng 20 km từ Kampong Loung, nói với VOA Khmer gần đây rằng tinh hình thì thảm khốc.

“Nó lạ lùng, nước càng ngày càng thấp hơn,” Sout Tot, 36 tuổi, nói trong khi dọn sạch các lưới bén của anh trong buổi chiều mưa.  Số cá đánh được của anh đã giảm xuống trong thập niên vừa qua từ khoảng 30-50 kg xuống còn trung bình 5 kg, không đủ để nuôi gia đình 4 người của anh.

“Tôi sẽ chờ thêm 2 năm nữa và rồi sẽ quyết định liệu để ra đi,” anh nói, thêm rằng anh dự định đi về thị trấn quê nhà của vợ ở tỉnh Takeo để kiếm sống như một công nhân xây cất hay công nhân hãng xưỡng.

Thiếu các dịch vụ của chánh phủ trong các làng nghèo nàn trên hồ Tonle Sap khiến cho ngư dân như Sout Tot có nhiều động cơ hơn để rời hồ để lên đất liền.

Vợ anh nói họ không thể khám cho đứa con trai 9 tuổichậm nói, vì họ thiếu tiền để đi đến bệnh viện huyện để chạy chữa.  Đứa con gái 13 tuổi cũng muốn đi học trung học trong một vài năm, nhưng điều đó đòi hỏi di chuyển tốn kém hàng ngày bằng thuyền hay xe gắn máy đến một thị trấn lớn hơn.

“Việc học của con tôi rất khó khăn.  Tôi thương hại nó.  Tôi muốn con tôi hoán tất việc học.  Tôi không muốn chúng có một cuộc sống vất vả như tôi,” Sout Tot nói.

 

Sout To dọn sạch các lưới bén ở trước nhà nổi của anh trong làng Peam Bang 

tỉnh Kampong Thom ngày 4 tháng 5 năm 2022. 

[Ảnh: Khan Sokummono]

 

Các biện pháp kém hiệu quả của chánh phủ

Chánh phủ từ lâu đã thất bại để ngăn chận những đe dọa địa phương đối với hồ, có vẻ không thể hay không muốn đối đầu với đánh cá trái phép bởi ngư dân nhỏ và, tàn phá hơn, các nhà đánh cá đại qui mô.  Trong khi đó, rừng ngập nước có tác dụng như nơi cư trú của cá đã bị đốn bởi các doanh thương nối kết chặt chẽ với viên chức địa phương, rồi cho mướn để trồng lúa.

Hành động của chánh phủ được giới hạn trong những loan báo được lặp đi lặp lại việc ruồng bố không có ảnh hưởng đáng kể.  Mặc dù ruồng bố hiện nay đối với đánh cá trái phép bắt đầu từ tháng 4 vừa qua có thể là một trong những ruồng bố lớn nhất, theo những người địa phương.

Kong Kouen, ngư dân đánh tôm, nói bà rất ít có hy vọng hành động của chánh phủ sẽ làm khác vì nó bị cản trở bởi tham nhũng và cai quản sai.  “Hồ là tài sản công cộng, mà sức mạnh có thể tự ý độc quyền hay kiểm soát tài nguyên.  Cái gì còn lại cho chúng tôi, người dân bình thường?” bà nói.

Dân làng làng Kampong Loung Seng Tith nói, “Sau khi ruồng bố [đánh cá trái phép] có vẻ [ số cá đánh được] cải thiện, nhưng tôi nghĩ chỉ khoảng 10 hay 20% được cải thiện hiện nay,” anh nói.

Seng Tith, 36 tuổi có 3 đứa con, nói anh ngừng đánh cá 1 thập niên trước vì số cá đánh được kém và từ đó anh đưa đò cho khách đi ngang hồ bằng thuyền của anh để kiếm sống.  Anh được lợi từ biện pháp của chánh phủ được cho rằng để giúp hồ Tonle Sap, mặc dù không biết chính xác ý định của các viên chức.

 

Seng Tith chạy chiếc thuyền của anh trong làng Kampong Loung, 

tỉnh Pursat ngày 4 tháng 5 năm 2022. [Ảnh: Khan Sokummono]

 

Trong năm 2019, giới chức tỉnh Pursat thiết lập Chuyển nhượng Đất đai Xã hội trong huyện Kroko, một vài km nội địa từ làng nổi Kampong Loung.  Họ đề nghị dân làng tái định cư ở đó và thiết lập các nông trại để giảm áp lực đối với hệ sinh thái của hồ.

Nhiều dân làng, tuy nhiên, thắc mắc về tình trạng pháp lý lờ mờ của giấy tờ đất đai họ có thể nhận được, trong khi địa điểm thiếu cơ sở, đất xấu và họ không được trợ giúp để định cư.

Seng Tith và vài chục dân làng khác nhận được giấy tờ đất nhưng chưa bao giờ di chuyển.  Họ dùng giấy tờ để làm thế chân vay nợ để mua đất ở làng Samrong, ở nơi khác trong huyện Kroko nơi có một hãng xưỡng ở gần.

“Tôi muốn tìm một công việc thường xuyên với lương hàng tháng,” anh nói, thêm rằng vợ anh đã tìm được việc trong xưỡng ở đó.

No comments:

Post a Comment